Thursday, March 28, 2024

Biến động bất thường ở công ty con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không còn nắm cổ phần trong doanh nghiệp của con gái. Trong khi người thân rút lui toàn bộ, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) của bà Nguyễn Thanh Phượng cũng bị đánh bật khỏi top 3 đơn vị dẫn đầu thị trường môi giới.

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) của bà Thanh Phượng liên tiếp nhận tín hiệu xấu
Đầu tháng 10, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) của bà Nguyễn Thanh Phượng đón nhận những thông tin không mấy tích cực như tụt hạng về thị phần môi giới trên sàn HSX và rớt hạng trong danh sách 10 công ty chứng khoán môi giới hàng đầu trên HNX. Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại, không còn người thân nào của bà Nguyễn Thanh Phượng tham gia nắm giữ cổ phần của VCSC.

Theo đó, vào thời điểm lúc 7:29 ngày 7.10.2019, cố phiếu của Chứng khoán Bản Việt hiện đang giao dịch ở mức 34.100đ (giảm 500đ, tương đương mức giảm 1,45%). Trong phiên giao dịch ngày cuối tuần qua trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCI của Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã giảm thêm 900 đồng (tương đương 2,54%) còn 34.600đ/cổ phiếu. Mã VCI này tiếp tục đánh mất 1,39% đồng thời không còn duy trì được nỗ lực như trong hai phiên đầu tháng 10.

Theo thông tin, cổ phiếu VCI chịu tác động từ bối cảnh thị trường chung và đặc biệt, là những tín hiệu không mấy lạc quan từ kết quả xếp hạng thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có đảm bảo (CW) quý III năm 2019 trên sàn giao dịch TP.HCM (HSX).

Đáng chú ý, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa công bố thị phần giá trị giao dịch môi giới Quý III năm 2019 của 10 công ty chứng khoán hàng đầu. Trong lần này, VCSC bị tụt hạng đáng buồn về thị phần, rớt từ top ba đầu bảng (vị trí thứ ba) xuống vị trí thứ 4 với 7,04% thị phần môi giới. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Chứng khoán Bản Việt là Công ty Chứng khoán VNDirect (VNDS) lại vượt lên vị trí thứ ba với 7,16% thị phần. Hai doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần môi giới trên HSX quý III này chính là Công ty Chứng khoán SSI (16,6%) của ông Nguyễn Duy Hưng và Công ty chứng khoán TP.HCM HSC (10,59%).

Ngoài ra, VCSC còn tiếp tục đánh mất lợi thế trong bảng xếp hạng môi giới quý III trên sàn giao dịch Hà Nội (HNX). Theo đó, Chứng khoán Bản Việt hoàn toàn không còn trong top 10 công ty môi giới hàng đầu tại HNX.

Theo báo cáo của VCSC, trong quý II, thị phần môi giới sụt giảm cũng khiến doanh thu của doanh nghiệp trong mảng này giảm tới % so với cùng kỳ còn 120,85 tỷ đồng.

Thêm vào đó, thị trường kém thuận lợi khiến nguồn thu từ môi giới, cho vay của Chứng khoán Bản Việt giảm sút. Lãi từ các khoản vay và phải thu giảm 19% xuống còn 77,4 tỷ đồng trong quý II.

Tình hình kinh doanh của Chứng khoán Bản Việt đang giảm sút?

Doanh thu hoạt động trong quý II của VCSC đạt 406 tỷ đồng, giảm 11% và lãi sau thuế giảm 30% đạt 140 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Chứng khoán Bản Việt lãi sau thuế 342 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 11/2007, CTCP Chứng khoán Bản Việt được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, con gái của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thanh Phượng được bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của VCSC từ cuối năm 2017. Ngày 07/07/2017, là ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu là 48.000 đ/CP.

Nhân sự trong HĐQT của VCSC hiện đang gây sự chú ý. Ông Tô Hải (cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này với cổ phần 31,519,883 tương đương 19,34% hiện đang là Tổng giám đốc của VCSC). Ngoài ra, các cổ đông lớn của Chứng khoán Bản Việt còn có những cái tên nổi bật như Trương Ngọc Phượng, Nguyễn Quang Bảo, ông Nguyễn Hoàng Bảo, ông Trần Quyết Thắng, ông Huỳnh Richard Lê Minh…

Theo báo cáo quản trị công ty vừa được Chứng khoán Bản Việt Công bố, vào thời điểm cuối quý II, bà Nguyễn Thanh Phượng đang sở hữu 6,75 triệu cổ phiếu (tương đương 4,14% vốn điều lệ), không phải cổ đông lớn.

Ông Nguyễn Tấn Dũng (cha), bà Trần Thanh Kiệm (mẹ) và ông Nguyễn Hoàng Bảo (chồng) cùng những người thân khác trong gia đình bà Phượng hiện đã không còn nắm giữ cổ phiếu nào của Chứng khoán Bản Việt.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp có liên quan đến bà Nguyễn Thanh Phượng như Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Ngân hàng TMCP Bản Việt, Công ty cổ phần Bất động sản Bản Việt cũng không còn sở hữu cổ phần tại VCSC.

Trong một diễn biến khác, theo báo Dân Trí thông tin, bà Nguyễn Thiên Kim, vợ ông Tô Hải đã mua vào cổ phiếu của VCI để nâng tỷ lệ sở hữu lên 8,78 triệu cổ phiếu tương đương với 5,39% vốn điều lệ và vượt qua chính bà Nguyễn Thanh Phượng trở thành cổ đông lớn của VCSC.

Bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh Đại học Quốc tế tại Geneva – Thụy Sĩ.

Hiện tại ở VCSC bà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch Hội đồng Quản Trị, Sáng lập viên Bản Việt (Viet Capital). Nữ doanh nhân này cũng là thành viên sáng lập của Công ty Chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Securities – VCSC) và Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt (Viet Capital Asset Management – VCAM). Bà đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VCSC và VCAM kể từ thời điểm thành lập năm 2007. Bà Phượng cũng là Thành Viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bản Việt.

Trong vai trò Chủ tịch, Bà Phượng chịu trách nhiệm về định hướng tầm nhìn, quản trị chiến lược, hỗ trợ Ban Điều hành với mục tiêu đưa Viet Capital trở thành những đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu trên thị trường.

Bà từng giữ chức vụ Phó Giám đốc Tài chính Công ty Liên doanh Holcim Việt Nam – thuộc Tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Bà cũng từng giữ vai trò Giám đốc đầu tư của Công ty Vietnam Holding Asset Management.

Theo vn.sputniknews.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img