Tuesday, March 19, 2024

NÓI VỀ CON SỐ 1 CƠ BẢN TRONG VĂN HÓA VIỆT DỊCH

Luận Về Con Số 1 Cơ Bản của Lý số

Dưới nhãn quan Đạo Học không có gì là không đi thành cặp, Trời Đất đều trong vòng phu thê: Âm dương, đực cái đến một lúc nào đó rồi cũng tìm đến kết hợp, như hai thỏi nam châm khác cực hút nhau. Sự Vật có đi thành cặp mới sinh nẩy: Cô âm hay cô dương đều vô sinh. Có lẽ do ảnh hưởng bởi văn hóa cặp đôi của Đạo Việt mà tiêng Việt thể hiện rất rõ nét trên lãnh vực ngôn ngữ với tính cặp đôi trong các từ kép. Không như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, ta thấy tiếng Việt, ngoài một số từ được sử dụng đơn lẻ như: đứng, đi, ăn, nói, trắng, đen, vuông, tròn, sáng tối, trời, đất, vợ, chồng … như là những dạng thể biệt lập nhưng rồi chính những cái biệt lập nầy lại tìm đến nối kết lại thành một cặp, trở thành từ kép: Đi đứng, ăn, nói, nước, nhà … (đi đứng cho chững chạc, ăn nói đàng hoàn); vuông tròn (Trăm năm tính chuyện vuông tròn, phải dò cho thấu ngọn nguồn lạch sông… Kiều), vợ chồng (vợ chồng chúng nó làm ăn khấm khá), nước, nhà (nước nhà trong buổi loạn ly  … Ngày nay, bởi chịu ảnh hưởng do sự giao lưu văn hóa Tây, Tàu các thế bây giờ thường kêu “Trời ơi!” (Oh my God!), chứ các thế hệ của Ông Cha ta không gọi thế mà gọi cả trời lẫn đất: “Trời Đất ơi! Qủi thần ơi!”! …

Cũng vậy, con số, dưới cái nhìn Đạo gia, cũng có hai thành tố kết vào một: Một thuộc về số lượng (quantity), một nói lên cái chất lượng (Quality):

_ Số lượng thuộc lãnh vực để cân, đo, đong, đếm thuộc hệ số thập phân (decimal). Số lượng do con số thể hiện ra là điều dễ thấy: 1 cái nhà, 5 con, heo, 10 con cá, 7 con bò, 8 con trâu … hay số thứ tự: Thứ nhất, thứ nhì, thứ 3 …

_ Số chỉ ra chất lượng, chỉ ra cái tính chất hay cái cấu trúc bên trong mỗi con số, nói khác đi: Con số ngoài phần dùng chỉ số lượng nó còn có cái lý của nó, gọi là lý số chứa cấu trúc mang lý tính Âm Dương bên trong. Phần lý nằm trong con số nầy thì ít người để ý và biết đến, nhưng chính nó mới là cái mấu chốt, mới là cái nền tảng dẫn vào Việt Dịch Đạo hay Đạo Lý Ông Bà (Ông Bà trong nghĩa của Ông con Dương Càn (__) và Bà con Âm Khôn (_ _)). Thật thế, chính cái “1 Ông, 1 Bà”, “một Rồng một Tiên” tức một Âm, một dương kết thành một cặp mới nẩy sinh muôn loài và tạo ra cuốn Kinh vô tự được xem như một kỳ thư

Con 1 (hay 1 cặp lưỡng nhất có cấu trúc song trùng) nầy rất quan trọng, xin được làm rõ thêm: Trong cuốn Hán Việt Tự Điển, XB lần 2, TP/HCM, nơi trang 68, Đào Duy Anh định nghĩa Nhất (Một) là: “Nhất là tóm quát cả” Theo cái nghĩa nầy: Một là bao gồm hết thảy, một là tất cả!  Và, để làm rõ thêm nghĩa của nhất (một) ông còn dẫn giải thêm nghĩa chữ “nhất” (một) nằm trong câu: “Nhất dĩ quán chi” của Khổng Tử, là: “Chỉ gốc ở Nhất Lý mà thông suốt muôn việc”

Tại sao thế? Thưa bởi Lý của con Một (1) là con số mang tính lưỡng hợp (lưỡng hợp là 2 kết cặp thành 1 hay trong Một vốn có 2). Huyền thoại khởi nguyên dòng tộc bảo: Tiên Âu Cơ cùng Rồng LLQ/AC kết nhau thành 1 (cặp vợ chồng)! Cao Đài Giáo, Giáo phái phát xuất ở Nam Bộ VN, gọi con 1 nầy là Đức “Thái Cực Tiên Ông” (Tiên vốn thuộc Mẹ <Mẹ Âm> và Ông <Cha Dương>); Âm Dương kết thành một cặp hình thành Thái Cực!

Tượng của LÝ Thái Cực (1 cặp nầy) được tượng trưng bằng một vòng tròn chứa 2 phần đen trắng đan kết thành 1 (có tượng giống như hình tròn nằm trung tâm của cờ Nam Hàn, có hai phần đen trắng hay xanh đỏ kết vào nhau).

Hai phần tố khác nhau kết thành một nầy, Dịch gọi là Âm Dương hay Khôn Càn và được biểu trưng bằng dấu hiệu (sign) là Âm Khôn (_ _), và Dương Càn (__) và con một (1) lưỡng nhất nầy viết dưới dạng số nhị phân nòng (0) nọc (1) xưa và binary nay, viết là 1 (thập phân) = (01) nhị phân hay nòng (0), nọc (1).

Cái LÝ do cấu trúc Âm Dương của con số được viết với hai dấu hiệu (_ _ ) và (__) chỉ ra cấu trúc bởi hai phần tố đối nghịch nhưng mang tính bổ sung, hổ trợ nhau và hợp thành Một (1) như: Một cặp vợ chồng (huyền thoại bảo một Rồng, một Tiên kế nhau thành một cặp); như: một noãn (trứng) có  tinh trùng (có trống); như: một tế bào gốc (stem cell) mang đủ tính mẹ từ noãn (ovule) và tính cha từ tinh trùng (sperm); như: một một đồ hình thái cực (có hai nghi lưỡng nghi)… Đó là cái cấu trúc lưỡng hợp luôn c ó trong sự vật và trong con số viết dưới dạng lý số.

Giong dài như thế đề thấy rằng Ông Bà ta ở thời đố đá không học cao, nhưng các Ngài thông hiểu con số ở phần cái Lý của nó nhờ quan chiêm (quan sát và chiêm nghiệm) rằng: mọi sự vật đều phát sinh từ cái Một chứa Hai trong nó! 2 nầy tách chia đôi ra nữa thành 4; 4 tách chia lần nữa thành 8 … sinh học gọi cách chia là trực phân (của sinh vật đơn bào, hay sự phát triển ban đầu của thai nhi cho đến 6 lần trực phân để hình thành chuỗi DNA với 64 nhiễ sắc thể, sau đó thì tế bào phát triển theo hướng phân nhiệm), toán học gọi là 2 lũy thừa: 2 lũy thừa 1 là 2; 2 lũy thừa 2 là 4; 2 lũy thừa 3 là 8 … Dịch Học gọi là: “Thái Cực sanh Lưỡng Nghi, Lưỡng nhi Tứ Tượng, Tứ Tượng sanh Bát quái” …

Sự thật, cái chút biết (nhưng là cơ bản nầy) của Ông Bà không do bởi trường trại lớn theo lối truyền thống ngày nay mà do ở quan sát trong thiên nhiên thể hiện ở mọi nơi mọi lúc trên mọi sự vật mà biết. Từ cái biết do quan chiêm nầy các Ngài bèn lập ra bộ Môn Lý Số để truyền dòng Việt Đạo cũng là của Đạo Càn (__) Khôn (_ _). Điều nầy có nghĩa là do quan sát và  chiêm nghiệm Sự  Vật để hiểu biết chứ không thông qua trường trại bằng học qua nghe, qua đọc. Cái quan sát và thấu triệt cái Lý Thái Cực tức con Một có hai rất là quan trọng nên Kinh “Cha Rồng Mẹ Tiên kết thành một cặp vợ chồng” còn được gọi là Kinh Khởi Nguyên (Khởi đầu nguyên lý nhất nguyên lưỡng hợp làm că n bản cho Việt Dịch/Việt Đạo).

Luận Về Lý Số:Từ cái LÝ con Một (1) mang tính lưỡng hợp bắt đầu phát triển lên theo cách nhị phân (binary) như trên vừa nói Một sẽ có con 2 (là 2 chất tố trong con 1 lưỡng hợp). Khi có 2 có 2 thì 3 sẽ phát sinh (có cha, có mẹ tì có con sinh ra) và khi 2 trực phân ra nữa sẽ tành 4 (22 = 4), gọi là tứ tố chưng ra tứ tượng; từ tứ tượng sẽ tạo ra ngũ hành (sẽ có dịp trở lại) …

Tóm lại, chính con Một Lưỡng Nhất Thái Cực sẽ phát tán vô vàn con số chứa vô vàn cái LÝ.

Tùy theo từng nền văn hóa hay tôn giáo, ở từng nơi, từng thời kỳ mà con Một Thái Cực có những tên tạm gọi khác nhau như Thái cực Tiên Ông (Cao Đài Giáo), Đức Chúa Trời (TCG), Cặp vợ chồng LLQ/AC (huyền thoại Việt … Một một con số từ Một nầy sinh ra sẽ sẽ mang lấy tam tính trong nó (Tính cha (tính Thiên) , tính mẹ (tính Địa) và tính của Con sinh từ Cha Mẹ (Trời Đất) sinh ra huyền thoại Việt gọi là tính Nhân hay Nhân tính,  Tam tính đó, theo lối nói của huyền van Việt là: “Cha Trí, Mẹ Nhân, Con Hùng”, Phật Giáo gọi là Tam Tính Phật, TCG gọi Tam Tính nầy là Ba Ngôi Chúa (Nhận biết qua phép làm dấu thánh (Nhân danh Cha: Tay chỉ đầu và con, chỉ tim (tâm) và Thánh Thần tay chỉ hai vai)

_ Làm sao biết cái Lý của con số?  Thưa đổi con số dưới dạng thức thập phân (decimal system) ra dạng dạng số lý số (reasonal system, Yin Yang system).

_ Cách đổi: Với những người chưa quen, hãy đổi con số dưới dạng số đếm của thập phân sang dạng số nhị phân (binary/digital) hay dạng thức chữ nòng (0) nọc (1) rồi chuyển sang lý số viết với hai hạn số (digit) Càn (__) Khôn (_ _). Digital thì viết từ phải sang trái còn viết sang dạng Lý số (Càn __ Khôn _ _ thì viết từ trên xuống dươi.

_ Sau khi có được con lý số rồi thì ta biết cái lý của con số do bởi tượng được hình thành ra nó do các nét vẽ Âm (_ _) dương của nó chưng ra, xin được làm rõ hơn:

Muốn nhận ra cái LÝ nằm trong con số thì con số phải nằm dưới dạng số Dịch Số hay Lý số, nghĩa là con số nằm dưới dạng thập phân (thường có trong huyền thoại Vệt, gọi lả các con huyền số) cần đổi sang lý số. Hiểu lý số thông qua tượng con số được hình thành bởi nét nòng (0) nọc (1) hay Càn (__) KHôn (_ _). Xin lấy một vài thí dụ để làm sáng tỏ:

Thí dụ 1(hệ thập phân)  : Con 1 viết ra hệ nòng (0) nọc (0) nọc hay nhị phân với 3 hạn số là 001, đổi sang Dịch Càn (__) Khôn (_ _) là con lý số Cấn (). Xem tượng con Cấn () do cấu trúc chưng ra mà thấy cái Lý của nó. Cấn có một nét dương Cấn (__) nằm trên hai nét Âm Khôn (_ _) chưng ra tượng hình như đất lồi (đồi/núi) nên Cán là Sơn/Núi.

Thí dụ 2: Con 13 (thập phân) là 001 101 (nhị phân) là Hỏa Sơn Lữ / (Lý số). Lữ chưng ra tượng là Hỏa (Lửa hay chiến tranh), Sơn (núi hay đất Mẹ (theo Mẹ lên núi, huyền thoại Chia Con 100 Trứng Tiên Rồng). Con Lý số chưng ra tượng là chiến tranh xảy ra trên quê hương người dân ở đây phải bỏ xứ mà làm người lữ thứ, lữ khách. Cái Lý gì qua con Lữ dạy ta? _ Khi ở vào thời Lữ thì cần cần cần cù học hỏi để hội nhập với vùng đất mới, người dân bình thường phải nổ lực làm lụng để gây dụng tương laic ho mình và cho con cháu … nếu là hàng “phương diện quốc gia, quan trên trông xuốn, người ta trông vào Kiều) thì sống sao kẻ bị chúng chửi! (Xin xem quái Lữ trong các sách Dịch)

Thí dụ 3: Về con huyền số 50 trong huyền thoại “50 con theo mẹ lên núi” và “50 con theo Cha ra biển”:

* “50 con theo Mẹ lên núi”: 50 là 110 010 tức Thủy Trạch Tiết010110 / . Muốn biết cái Lý của Tiết hãy nhìn vào cái tượng của con số chưng ra. Tiết có tượng là: Thủy 010 : Nước và Trạch  (hồ đầm cũng nước). Nước mênh mông (như thời biển tiến trong quá khứ), muốn sống phải lên gò cao mà ở nên gọ là theo Mẹ lên núi. Đó là cái lý của huyền số 50 hay con quái số Thủy Trạch Tiết /.

* 50 con theo Cha xuống biển. Xuống biển, xuống nước là xuống chỗ thấp trũng là hướng nghịch lại của hướng đi lên (lên núi): Đi lên hướng hướng dương, đi xuống là hướng âm. Muốn thấy 1 nghĩa của đám 50 đi xuống (biển) thì ta đặt dấu trừ (__) trước con Thủy Trạch Tiết _ (010110) = _ (/) thì các dấu âm dương trong con số nầy sẽ chuyển đổi từ dương sang âm hay ngược lại. Khi làm vậy con Thủy Trạch Tiết / sẽ thành ra con Hỏa Sơn Lữ 001 101 tức /, và đây là cái Lý con Lữ do tượng số chưng ra là: Hỏa là Lửa (chiến tranh) cháy (xảy ra) trên Sơn/Núi hay quê Mẹ thì người dân ở đó phải bỏ xứ làm người Lữ thứ lữ khách và các hào quái Lữ sẽ dạy cho người mang số Lữ cách sống sao cho hợp với thời vị của mình!

Ghi Chú Thêm Về Cách Chuyển Đổi Số Từ Hệ Thập Phân Sang Hệ Lý Số:

Con số, nếu là số lẻ ghi 1, rồi lấy số đó chia 2, nếu thành số là lẻ thì tiếp tục viết con 1 vào bên trái số vừa rồi, nếu là số chẵn thì viết con số 0 và cứ thế mà làm. Làm thế, với 3 hạn số (digit) thì sẽ cho ra 8 số, 6 hạn số sẽ là 64 số. Những con số vừa đổi sang được nầy là những con số nằm dưới dạng điện toán nhị phân 0, 1 hay dạng Dịch nòng (0) nọc (1). Muốn chuyển đổi chúng sang dạng Dịch Càn (__) Khôn thì hãy thay nét 0, 1 bằng nét Càn (__), Khôn (_ _) và viết từ trên xuống thay vì viết từ trái sang phải như trong hệ nhị phân. 8 số vừà được hình dưới dạng Dịch số viết với nét Càn (__) Khôn (_ _), gọi là Bát Quái và 64 con kia kia l à trọn bộ quyển Kinh Dịch “trinh nguyên không một chữ mà ngày nay ta nhìn thấy trong các cuốn Kinh Dịch.

Viết đến đây có lẽ cũng khá rắc rối đối với một số người mới bắt đầu bước vào nền văn hóa Đạo Học Vô Ngôn, vô tự (Không dùng chữ viết, cũng không dùng lời nói), tôi lại nhớ ký giả Nguyễn Xuân Nam, Editor of Hệ Thống Truyền Thông Cali Today, có hỏi tôi trong buổi thuyết  trình đề tài VĂN HÓA CỔ VIỆT trên đài của anh, đại khái là: “Ông Bà ta, theo anh, sống dưới thời đồ đá mà sao có thể chế tác môn Lý Số Học mà giờ nầy nhiều bậc học cao, bằng cấp đầy mình vẫn không có mấy người thông hiểu”?. Có lẽ đây cũng là điều nhiều người thắc mắc, giờ xin trả lời chung cho mọi người và xin được dài giòng một tí là:

Tôi muốn làm sống lại Đạo Lý Việt (Việt Dịch) không có ý mời mọi người trở về thời văn minh đồ đá của nhân loại mà muốn trình làng môn Lý Số Việt Dịch. Căn bản của môn nầy đặt trên môn toán Lý số. Như trên vừa thưa, mỗi con số đều có cái lý bên trong nó và biết được cái Một (1) căn bản nầy, sẽ biết tất cả.    

(Phần trích tiếp theo sẽ là phần chưng ra những nguyên sơ tượng (với lời thơ diễn giải kèm theo) mà Ông Bà ta thấy mà lập ra bộ môn Lý Số để hình thành quyển Kinh được thế giới xem như là một kỳ thư và được Khổng Tử ước ao “sống thêm để học Dịch cho bờt sai lầm”)

San Jose, 10/26/18

Nay kính, Nguyễn Việt Nho

(Còn tiếp)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img