Friday, March 29, 2024

KHƠI GIÒNG HUYỀN SỬ VIỆT

LỜI MỞ:

Bắt đầu từ hôm nay thứ Hai, ngày 22 tháng 10 năm 2018 (tức ngày 14 tháng 9 Việt lịch), tôi sẽ đăng KHƠI GIÒNG HUYỀN SỬ VIỆT trích trong ĐẠO ÔNG BÀ THẤY QUA BÀN THỜ GIA TIÊN, nhằm làm sống lại cái truyền kỳ sử Việt gọi là:

“Bọc điều trăm họ thai chung

Đồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam”

          Qua đây tôi hy vọng sẽ làm sáng tỏ cái truyền kỳ huyền thoại từ bao đời đã bị thời gian và do sự cố tình tiêu di ệt văn hóa Việt tộc của các thế  lực phản động của Bắc phương, của CS, của tôn giáo ngoại lai cùng những “học thức học không thiệt” (học gỉa) đã làm sai chệch ý nghĩa của Kinh Khởi Nguyên Dòng Tộc (tức huyền thoại Tiên Rồng Chia Con 100 Trứng), xem huyền thoại (huyền với  dấu huyền, là chuyện kể chứa trong đó những điều huyền nhiệm) như là chuyện “đầu trâu, mình rắn”, vô bổ của huyễn thoại (Huyễn dấu ngã), trái với thực chất của huyền thoại nầy là cái “tuyệt vời Rồng Tiên”:

“Truyền kỳ lịch sử bao đời

Cội nguồn dân tộc tuyệt vời Rồng Tiên”!

          Đối tượng bài viết là hết thảy mọi người, mọi gới: Giới trẻ là tương lai nước nhà, già nhằm chỉnh sửa cái sai của mình trước khi đi qua thế giới khác. Tôi hứa sẽ hồi đáp, đối thoại, phản biện với hết thảy mọi người để cho rộng đường dư luận và để thêm sáng tỏ vấn đề đã bị phủ mờ bởi thời gian nhiều ngàn năm, ít ra từ thời đồ đá mài trước nhà Hạ, 7.000 năm về trước (trước nhà nhi ều ngàn năm. Khởi nguyên Tây Hán (西漢; 206 TCN9)

          Bài trích sẽ để đủ lâu trên facebook và  trên email của một số  người quen thân để đủ  thì  giờ đón chờ ý kiến hay lời phản biện. Bài đăng mỗi kỳ ở dưới các tiểu mục ghi @. Mong mọi người đón đọc và giới thiệu nhiều người vào đọc  để biết cái đáng để tự hào, tự hảnh về Ông Bà Dòng Tộc.

Nay Kinh. Nguễn Việt Nho.

BÀI TRÍCH 1:

 

@ TỤC “BÁI ĐIỂU”, “BÁI LONG” CỦA ĐẠI VIỆT TỘC

Bái là sùng bái, tôn sùng, tôn vinh. Điểu là chim, loài chim, bái điểu là tôn sùng chim, nâng chim lên hàng vật tổ dòng Việt tộc. Tục bái vật dòng Việt tộc không như tập tục của một số dân tộc khác là tôn thờ con vật là kính trọng con vật ấy và không ăn thịt nó (như Ấn Giáo thờ bò là không ăn thịt bò), ngược lại tộc Việt ‘bái điểu vẫn ăn thịt chim, thịt gà; bái Rồng nhưng vẫn ăn thịt rắn và các con vật như kỳ đà, kỳ nhông, cắt ké … Bái điểu của Việt tộc là nhằm nhắc về hình ảnh con vật biểu trưng làm biểu tượng (symbol) dẫn và Đạo Lý Việt. Thờ chim là nhắc về biểu tượng một loài vật có 2 chân, làm tổ trên cây trên đất cao (núi, đồi huyền văn gọi là quê mẹ), và đẻ trứng để sinh nở ra con: Dòng Việt chọn chim (điểu), khi xa quê hương luôn vọng về đất tổ như con chim chọn cành Nam mà đậu (Việt điểu sào Nam), gợi ý về huyền thoại tổ mẫu Âu Cơ sinh 100 trứng, nở 100 con là muốn mượn hình ảnh nầy lồng vào huyền thoại có chứa các con huyền tự và huyền số bên trong để chỉ ra hướng đi vào Việt Dịch, là môn Đạo Lý không diễn đạt bằng ngôn ngữ mà bằng “triết tự văn hóa” (từ dùng trong Kinh Hùng) là hai chữ số nòng (()), nọc (1) hay hai nét mang hình tượng của Âm Dương là Dương Càn (__) và Âm Khôn (_ _).

Trứng không trống (cồ) thì không nở ra con (cô âm thì không sinh) nên tộc Việt mới “bái Long), thờ Cha Rồng cho đủ nhị tố Âm Dương: Cha Rồng, Mẹ Tiên. Tượng của Rồng chính là nguyên sơ tượng cùa trứng có tinh trùng: Có Rồng có Tiên tức một noãn có trống, một trứng có cồ, từ đố mới nở ra con …

“Bái điểu” ngoài việc mượn loài đẻ trứng để dựng huyền thoại 100 trứng, chim còn là loài 2 chân, mượn loài 2 chân để lấy số 2 làm con huyền số chứ nhị tố âm dương để khi viết ra con hai sẽ là com 000 010  tức Thủy Địa Tỉ /. Tỉ là gần gũi, tiếp xúc (nước gặp đất, trai gặp gái, âm dương gặp nhau) và gặp nhau với lòng tín ngưỡng thì rất tốt (ý của các hào 1, hào 2, hào 4 của qủe Tỉ), thế nên trong dịp Tết các cặp vợ chồng mới cưới thường phải đi Tết cha mẹ vợ cặp gà (loài vật 2 chân: Điểu chim). Trái lại, trong đám cưới thì phải có heo (loài vật 4 chân); Con 4 cũng là con huyền số bởi khi viết ra lý số, 4 là 100 tức Lôi/Chấn  (Rồng). Rồng 4 chân và 4+2 = 6. 6 là 000 110 tức Trạch Địa Tuỵ /, hình tượng cưng ra là nước (hồ) gặp đất dung chứa nẩy sinh và dung dưỡng muôn loài. Ngoài nghĩa Rồng cần đi cặp với Chim, còn có huyền ý Rồng là Lôi là sự phát tán, sinh nở tràn đầy (chúc sự kết hợp của Tân lang và tân giai nhân có con đàng cháu đống) mà con 4 (loài 4 chân, trong lễ vật cưới là con heo) khi viết ra Lý Số với sáu hào sẽ là con Lôi Địa Dự /. Dự là vui vẻ, hạnh phúc!

Nhân đây muốn trở lại nói thêm về Kinh thoại khởi nguyên: Đây là một thiên tình sử vô cùng thi vị mà lại đúng với Đạo Lý Hợp Tan của muôn Sự Vật trong Trời/Đất Càn/Khôn. Nhưng để hiểu thấu đáo kinh, cần niệm Kinh, đọc Kinh thế nào để thấy huyền sử chất chứa trong nó hai lớp: Lớp văn chương trôi nổi trên mặt và lớp đáy tầng “ngọc chìm thủy thượng” bên dưới. Lấy bộ Kinh Khởi Nguyên Cha Rồng Mẹ Tiên để làm sáng tỏ hai ý nghĩa dưới hai lớp:

_ Lớp văn chương của Kinh:

Đây là một phim tình sử đầy éo le đầy oan nghiệt trên đời: “Người ơi gặp gỡ làm chi” để rồi phải phân ly đau đớn?  Người ở lại, kẻ ra đi, biệt ly, kẻ cuối sông nơi vùng Thủy Phủ (Soefu), người đầu sông Tương … Tôi không nhiều khả năng tả oán cuộc tình của Tiên Rồng dòng tộc, xin mượn mấy vần thơ gôm ý cái mối tình của chàng LLQ và nàng Âu Cơ huyền thoại đầy chua cay nhưng cũng đầy thi vị nầy của nhà biên khảo Phạm Trần Anh để mời mọi người thưởng ngoạn:

 

“Việt Nam thi sử truyền ghi

Âu Cơ tiên nữ kết nghì Lạc Long

Công chúa Viêm Đế vốn dòng

Theo cha du ngoạn sơn bồng Nam phương

Động Đình kết mối uyên ương

Thuyền quyên lòng đã mười thương anh hùng

Sắc cầm hòa hiệp nguyện chung

Trăm năm kết nghĩa vô cùng nên thơ

Ba sinh hương lửa đợi chờ

Mặn nồng tình nghĩa ngây thơ thẹn thùng

Bọc điều trăm họ thai chung

Đồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam

Thân thương cao cả vô vàn”

Hồn thiên sông núi mang mang lòng người

Truyền kỳ lịch sử bao đời

Cội nguồn dân tộc tuyệt vời Rồng Tiên”

Diễn bày huyền thoại thế nầy là trình bày theo lối văn chương chữ nghĩa, tôi không nói là dở nhưng nó cũng chỉ nghe êm tai, thấy rung động lòng người, chuyện đầy ý vị, huyền thoại mà cũng hiện thực, lời thơ có hồn, có nhạc … Nhưng nó cũng mới là phần lớp vỏ ngoài. Cái “vô cùng Việt Nam” và cái “Tuyệt vời Rồng Tiên” là cái nằm bên trong, bên dưới cái vỏ ngoài của chữ nghĩa ấy được gọi là cái “huyền” của chuyện kể (thoại).

Chính cái “huyền” trong chuyện kể (thoại) là cái lối dẫn vào Việt Dịch Đạo chưng ra Đạo Việt. Thật thế, ta chỉ cần biết rằng từ Tiên Rồng là hai huyền tự chỉ Âm (_ _) Dương (__), là hai dấu hiệu mà Kinh Hùng gọi là “triết tự văn hóa” và chỉ cần biết con 100 (bọc điều trăm họ) không là số đếm mà là con huyền số thì ta thấy ngay cái lối dẫn vào Việt Đạo đặt trên căn bản toán số (toán lý số), nghĩa là qua cái “bọc diều trăm họ” chính là cái “vô cùng Việt Nam” và là cái “tuyệt vời Rồng Tiên” mà khó tìm thấy ở nơi nào trên địa cầu chưng ra bộ Kinh vô tự (không chữ mà chỉ dung hai triết tự văn hóa là Tiên Khôn ((_ _), Rồng Càn (__), thế nên nhân loại mới xem sách Ước Dòng Tộc (tức Kinh vô tự) là cuốn “Kỳ Thư” (phần viết về con huyền số 100 và phần viết về lý số sẽ được trích đăng sau) mới nhận chân ra:

“Truyền kỳ lịch sử bao đời

Cội nguồn dân tộc tuyệt vời Rồng Tiên”!

Tóm lại Bái Vật Long Điểu là truyền tục dẫn vào Việt Đạo, Việt Dịch Vô Ngôn chứ không là một chuyện huyễn thoại mang tính huyễn hoặc, vu vơ “đầu chim mình rắn” vô giá trị như không ít người đã ngộ nhận!

Nguyễn Việt Nho.

(Còn tiếp)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img