Monday, March 18, 2024

BÀI TRÍCH 8: KHƠI GIÒNG HUYỀN SỬ VIỆT

@ ĐẠO ÔNG BÀ VÀ VIỆT NHO

Đạo Ông Bà dùng biểu tượng của Âm Dương Nòng (0) Nọc (1) mà lập Đạo; ban sơ, Ông Bà dòng Việt mô phỏng theo hai tượng nầy mà hình thành Dịch Nòng (0) Nọc (1) và về sau đặt ra chữ tượng hình dạng chữ nòng nọc …             

Tượng nọc (1) Ông và tượng nòng (()) Bà xác định sự khác nhau cơ bản của Ông/Bà thấy ở bãi đá cổ Sapa, miền Bắc VN

‘Đạo Ông Bà’ chưng ra Đạo Biến Dịch của Sự Vật, gọi tắt là Dịch Đạo. Mà “Đạo” do dòng Việt thiết lập, nên gọi là Việt Dịch Đạo hay Việt Nho trong nghĩa là cái học thông suốt cả chuyện trên trời (chuyện trừu tượng) chuyện dưới đất (chuyện cụ thể) và chuyện nhân sự và cũng từ trong ý nghĩa nầy mà Nho có định nghĩa là: “Thông Thiên, Địa Nhân viết Nho.

 Đạo nầy chưng ra con đường biến Dịch của mọi Sự Vật trong Càn Khôn/Trời Đất nên còn có tên là Đạo Càn Khôn; LM triết gia Lương Kim Định gọi với tên khác nữa là Nguyên Nho. Và như thế, Đạo Nho không phải là cái của riêng của Khổng và của những học Hán Học đời sau! Điều nầy chính Khổng Tử cũng nói ông chỉ thuật lại mà không sáng tác, rằng: “Ngô dĩ thuật nhi bất tác”!

Bởi không hiểu rõ, nên đã không ít người tranh cãi nguồn gốc và giá trị của Nho học.

Đạo ‘Ông Bà’ dùng tượng Ông nọc (1), Bà nòng (0) mà viết Đạo Biến Dịch Sự Vật, nên Dịch nầy được gọi là Đạo Dịch Nòng Nọc và do tổ tiên người Việt hình thành nên người Việt nhận là Gia Đạo hay Đạo Gia Tiên. Đạo Gia Tiên chỉ ra sự biến Dịch của Sự Vật nên còn gọi là Đạo Việt Dịch. Việt Dịch nòng nọc về sau thay bằng nét vẽ chữ số Càn (__) Khôn (_ _) chưng ra Đạo của mọi Sự Vật trong Trời Đất nên có tên Đạo Càn Khôn của Đất Trời.

Cụ đồ Nam bộ, nhà văn Nguyễn Đình Chiểu, gọi Đạo nầy là Đạo Nhà và ông cho Đạo Nhà là tối quan trọng, ông phán một câu xanh dờn, rằng:

“Thà đui mà giữ Đạo Nhà

Còn hơn sáng mắt Ông Cha không Thờ”

Thờ Ông Cha, Ông Bà. ngoài ý nghĩa hiếu thảo của luân lý, Gia Đạo còn giúp ta thấy Đạo Càn Khôn qua những biểu tượng trong thiên nhiên có hình tượng đực cái mà qua đó mà muôn loài, muôn vật được sinh ra.

Thông qua phong tục thờ cúng Ông Bà, qua huyền thoại và qua huyền tích Việt, chỉ cần ghi nhận từ Ông Bà như là huyền tự trong nghĩa Ông là Dương Càn (__) và Bà Âm Khôn (_ _) thì ta sẽ “thấy” ‘Đạo Ông Bà’.

“Ông Bà” là huyền tự, ngoài nghĩa bình thường còn có nghĩa có nghĩa là Càn Khôn/Trời Đất và khi hiểu như vậy, thờ với lòng chí thành thì sẽ hiểu thấu triệt ĐẠO của Ông Bà muốn truyền dòng.

Đến với Đạo Ông Bà người xưa có lời truyền dạy là cần phải chí thành mới thông thánh, thông thánh ý (cũng nên hiểu “Thánh” trong niềm tin chính thống Việt, thánh là Nhánh Nhân, thần là Thần Nhân): Thờ là thờ Thánh Nhân, thờ Thần Nhân là thờ Ông Bà.

Việc Con Người thờ Con Người là điểm đặc biệt trong văn hóa Việt và việc thờ người nhưng cũng không mang tính đơn duy, vì trong Người cũng vốn sẵn có Đất Trời. Thực tế, Con Người cũng xứng đáng để được tôn thờ như Trời Đất vì Con Người củng là Một trong “Tam Hoàng”, “Ba Vua” trong Đất Trời là Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng là Ba giềng “Tam Cương” phổ cập khắp trên mọi Sự Vật.

Thờ Người để qua đó thấy Đạo của Người và của Đất Trời và của Sự Vật trong Đất Trời để thuận theo Trời Đất mà cùng tồn tại với: “Thuận thiên tắt tồn, nghịch thiên giả vong”! Và, cũng để qua đó thấy Đạo để “theo Đạo”, “hành Đạo” và Việc tôn thờ như vậy giũ bỏ tính mê tin dị đoan, mà tự khai TRÍ, khai BI và khai DŨNG trong ta, để tự ta giải thoát lấy ta chứ không còn trì trệ kêu cầu vào việc cứu chuộc từ bên ngoài. Người xưa nói việc thờ Người nầy là một kiểu cách cách rất hung tráng của con Người: Người đứng giữa Trời Đất mà không ỉ cậy vào, kiểu đứng hung mạnh thay “Trung lập nhi bất ỉ, cường chi  kiểu”! (Ý rút ra từ Con LI  nằm phía Nam đồ hình HTBQ hay vị trí đặt nhang đèn trên bàn thờ Ông Bà)

Đạo Ông Bà trong nghĩa Ông Dương, Bà Âm là Con Đường vận hành biến Dịch của Âm Dương, điều hành qúa trình sinh biến của Sự Vật, được thấy qua biểu tượng mà Huyền Tự Ông (__) Bà (_ _) chưng ra nên Đạo được “thấy” qua cấu trúc của mọi Sự Vật được chưng ra trong cấu trúc tám con Lý Số cơ bản gọi là Bát Quái hình thành từ tượng Bà Địa/Âm Khôn (_ _) và Ông Thiên Dương Càn (__) để hình thành tám con Lý Số, gọi là Bát Quái.  Mỗi con số (quái) đại diện cho mỗi Sự Vật trong Đất Trời. Mỗi một Quái đều được cấu thành bởi “Tam Cương” (cương là sợi dây cứng không thể thiếu Một, chưng ra Tam Thể (Ba thời vị) và Tam Thể (Ba Tính thể) của Thiên, Địa, Nhân. (Thiên là hào trên cùng, Địa là hào nằm dưới và Nhân là hào nằm giữa chỉ con người ở giữ Trời Đất) Thần Thánh không bên ở ngoài Con Người, thế nên con người được xem như là một tiểu vũ trụ mà nhiều tôn giáo xem như là một chi thể của Thượng Đế: Thần tính ở ngay trong con người. Đây là Đạo lý “vô cùng Việt Nam”: Cái vô cùng Việt là cái không mang tính đơn duy chích khuyết bay bổng xa vời mà gôm Tam Tính, Tam Thể vào Một. Một mà Ba, Ba mà Một, rất giống với với cái Ba Ngôi của Thiên Chúa Giáo và cái Tam Thể hay Tam Tánh Phật, là Phật Tự Tánh, Phật tại Tâm. Nhưng cái Tam Cương Việt, thấy được qua “Đạo tự văn hóa” chưng ra thay vì nghe qua lời nói hay chữ viết dùng để nói đến như trong các nền văn dùng ngôn ngữ tạm dụng, cưỡng dụng của Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Khổng Giái, Lão Giáo …

Đạo Ông Bà dùng triết tự/Đạo tự lập Tam Cương chưng ra Đạo. Qua Tam Cương sẽ thấy được Ngũ Thường giúp người học Đạo, theo Đạo thấy Đạo thay vì nghe nói về Đạo. Thấy qua sự chưng ra của Tam Cương Thiên, Địa, Nhân. Cái Lý của Tam Cương, Ngũ Thường cũng là cái Lý của Sự Vật và, Sự Vật là Sự Thật! Sự Thật là Chân Lý! Chân Lý là Đạo Lý! nên Lý Tam Cương cũng là Lý Đạo hay ĐẠO LÝ. Mà Đạo Lý được thấy thì khó tìm thấy ở trong bất kỳ nền văn hóa của Đông Tây Kim Cổ, ngoại trừ nền văn hóa người Maya … cũng sử dụng Bát Quái để chưng ra Đạo.

Thấy 100 lần qúi hơn là nghe “Trăm nghe sao bằng một thấy” Nghe hay đọc nằm trong ngôn ngữ tạm dụng và với Đạo học dùng ngôn ngữ như việc chẳng đặng đừng nhằm gợi tượng hình và tượng ý của Sự Vật. Trong nền văn hóa Cổ Việt, từ Tiên Rồng, Ông Bà là huyền tự dung để chỉ hai “triết tự văn hóa”: Bà là nét Âm Khôn (_ _), hay con Nòng (0) và Ông là con Dương Càn (__) hay Nọc (1),  trong Kinh Hùng có hai câu nhắc về hai triết tự nầy:

“Kinh Châu Dương Việt hai miền

Triết tự văn hóa lưu truyền sử xanh”

(“triết tự” là từ dùng tạm cho dễ phổ cập, đúng ra nên xem hai nét (_ _), và (__) là “Đạo tự” vì nó chưng dẫn vào Đạo, Đạo Biến Dịch, tức Dịch Đạo của Sự Vật)

Đạo Dịch còn gọi là Đạo Nho và NHO trong định nghĩa là “thông Thiên Địa Nhân viết Nho”, là nền học thuật biết cả chuyện trên Trời, chuyện dưới Đất và Nhân Sự, nên Nho học của Nguyên Nho/Việt Nho được hình thành bằng “triết tự văn hóa” là chủ yếu, lời chỉ là tạm dụng. Sách Việt Nho là sách không chữ viết nên Kinh Huyền Thoại Sách Ước có nhắc “Sách Ước Trinh Nguyên không một chữ”!

Chốt lại, Đạo Ông Bà cũng là Đạo Càn Khôn chưng ra vòng chuyển dịch sinh sinh của sự vật: “Sinh sinh chi vị Dịch” nên Đạo Ông Bà chính là Nho Đạo hay Việt Đạo trong cả hai nghĩa của chữ “Việt”: Việt là vượt lên siêu việt và Việt là của dòng Việt tộc (Bách Việt) mà Việt Nam nay còn lại là đại diện chính thống. Hầu hết các cái gọi là “Đạo” trong các nền văn hóa khác cần được xem là “giáo” bời các “Đạo” ấy, được đặt trên nền tảng ngôn ngữ, mà ngồn ngữ, thì không thể chưng trình ra Đạo, Lão Tử nói: Đạo mà nói ra ra là Đạo không là Đạo: “Đạo khả Đạo phi Thường Đạo”, bởi sao? Thưa vì danh để nói về Đạo không là ‘Thường Danh’ “Danh khả dang phi Thường Danh”.

Đạo Ông Bà, ngược lại không dùng ngôn ngữ mà mà dùng Thường Danh là là hai “triết tự” hay “Đạo tự” (_ _), (__) để chưng ra Đạo. Ông Khổng thấy và hiểu Đạo, nên nói là Đạo thì phải thông qua dấu hiệu (signs) và biểu tượng (Symbols), ông viết: “Signs and symbols rule the World, not words, nor laws”. 

Khi hiểu Ông Bà là huyền tự chỉ ra nét Càn (__) hay nọc (1) và Khôn (_ _) hay nòng (0), nọc (1) thì Đạo Ông Bà cũng chính là Đạo của Sự Vật của Càn Khôn chuyển dịch được tiên nhân Việt mô phỏng trong thiên nhiên Đất Trời mà hình thành Đạo Ông Bà, chi phối trên mọi Sự Vật và Sự Việc mà ngày nay người Việt gọi tên chánh thức là TỔ TIÊN CHÁNH GIÁO ĐẠI ĐẠO SINH TỒN được thờ phượng ở các đền Hùng Vương và trong mọi gia đình người Việt. Tiếc rằng thờ cúng Ông Bà mà không mấy người hiểu rõ ý nghĩa c ủa “Đạo Ông Bà” nên đã hạ cấp Đạo như là một Tôn Giáo để tôn thờ!  Cái qúi của Đạo là để theo, (theo Đạo), để làm theo, thuận theo mà tồn tại “Thuận thiên tắt tồn” thế nên, chủ đích việc học Đạo là đưa Đạo vào đời để mang lại ơn ích cho nhân sinh, nhân quần hơn là đ ể t ôn thờ, là phần việc của giáo, của các tôn giáo.

(Còn tiếp)

San Jose, ngày 25 tháng 11, năm 2018

Nay Nính, Nguyễn Việt Nho.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img