Tuesday, March 19, 2024

Thân nhân bé trai gốc Việt chết đuối trong bể bơi khởi kiện

(Kiro 7) – Thân nhân bé trai 8 tuổi gốc Việt bị chết đuối trong hồ bơi ở Tacoma, tiểu bang Washington, đã đệ đơn khởi kiện các bên liên quan đã sơ suất dẫn đến cái chết oan uổng.

Nguyên Trần bất tỉnh khi được kéo lên khỏi hồ bơi Stewart Heights vào ngày 27 tháng 7 năm 2017 trong một ngày trại hè ngoài trời. Em qua đời sau đó tại phòng chăm sóc tăng cường ICU, bệnh viện Nhi khoa Mary Bridge.

Gia đình bé Trần cáo buộc, ban tổ chức không đủ nhân viên cứu hộ hay nhân viên trại hè giám sát bọn trẻ vào hôm đó, và những người có mặt lại không được huấn luyện hoặc giám sát đầy đủ, đặc biệt đối với các em nhỏ không biết bơi.

Thân nhân nạn nhân vào ngày 8 tháng 4 đệ đơn lên toà Thượng thẩm quận Pierce khởi kiện Metro Parks Tacoma, Trung tâm Cộng đồng Peace và Học khu Tacoma.

Metro Parks là chủ và quản lý hồ mơi, Trung tâm Cộng đồng Peace và học khu quản trị trại hè mang tên McCarver Scholars Summer Academy.

“Tất cả chúng tôi tại Metro Parks vẫn rất đau buồn trước sự ra đi của Nguyên Trần, thân nhân và bạn bè bé vẫn hiện diện trong tâm trí chúng tôi. Chúng tôi đang xem xét vụ kiện, và hiện chưa thể đưa ra bất cứ lời bình luận nào vào lúc này,” Phát ngôn nhân Metro Parks, Hunter Geoge ghi trong thông báo.

Học khu Tacoma và Trung tâm Cộng đồng Peace cũng gởi ra những thông báo tương tự. “Chúng tôi không nguôi đau buồn trước sự ra đi của Nguyên Trần, và ảnh hưởng của sự mất mát đối với cộng đồng McCarver. Chúng tôi thất vọng vì học khu bị nêu danh trong vụ kiện trong khi thảm kịch không xảy ra dưới sự giám sát hay kiểm soát của học khu Tacoma,” Phát ngôn nhân học khu Dan Voelpel ghi trong thông báo.

Theo khiếu nại hình sự, bể bơi đông đúc trong ngày hôm đó. Bé Trần không biết bơi nhưng lội ở phần cạn của bể bơi trước khi  vào phần nước sâu, vượt khỏi đường ngăn hai phần nông và sâu. Nhân viên cứu hộ và nhân viên trại hè hoàn toàn không để ý thấy.

Nạn nhân ở trong phần nước sâu khoảng 5-10 phú. Một người bơi để ý thấy cơ thể em đang nổi hoặc nằm dưới mặt nước, liền kêu cứu. Nhân viên cứu hộ ở phần nước sâu vào lúc đó “mắt hoàn toàn không để ý gì đến hồ bơi, nói chuyện với một  hoặc nhiều người bơi đứng dưới đài quan sát của cô ta,” vụ kiện cho hay.

Sở Y tế quận Tacoma-Pierce tường trình, nhân viên cứu hộ hô hấp nhân tạo và dùng máy rung tim ngoài tự động để sơ cứu, tuy nhiên máy chỉ nạn nhân có mạch và không cần rung tim vào lúc đó.

Theo vụ kiện, “Sau khi đưa bé Nguyễn ra khỏi bể bơi chậm trễ, nhân viên cứu hộ trên tháp do chịu không nổi máu và dịch thoát ra từ miệng nạn nhân nên đã không thông được đường thở của em, và trì hoãn hô hấp nhân tạo ban đầu. Các nhân viên cứu hộ khác cũng không can thiệp kịp thời.”

Vụ kiện cũng cáo buộc, tất cả mọi phần của bể bơi lẽ ra phải có hơn một nhân viên cứu hộ, và những nhân viên cứu hộ khác “thất bại trong nhiệm vụ để mắt đến trong bể bơi.”

Hương Giang (Theo Kiro7)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img