Thursday, March 28, 2024

Kỷ niệm 73 năm Quốc Tế Nhân Quyền Tại San Jose

Lê Bình

Cali Today News – Mỗi năm đến tháng 12 , cộng đồng người Việt tỵ nan cộng sản đang sinh sống tại vùng Bắc California đều tổ chức ngày Kỷ Niệm Quôc Tế Nhân Quyền. Năm nay, 2021, buổi lễ được tổ chức vào lúc 10:00 am, ngày Thứ Bảy 11-12-2021 tại Hội trường Quận hạt Santa Clara 70 W. Hedding St. San Jose, có sự tham dự của hàng trăm đồng hương cùng đại diện các cộng đồng bạn tại địa phương như Hồng Kong, Phi Luật Tân, East Pakistan, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ, Tây Tạng, Pháp Luân Công…v.v.

Về phía chính quyền có GSA Otto Lee, Ông Quản Lý Quận Hạt, Anh Phương Nguyễn Đại diện Thượng Nghị Sĩ CA Dave Corteses, Anh Nguyễn Xuân Hiệp, Đại diện Dân Biểu LB Ro Khanna…v.v.

Về phía cộng đồng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản có các Tổ chức, đoàn thể tham gia: Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại, Việt Nam Quốc Dân Đảng Bắc CA, Hội Đồng Hương Nha Trang Khánh Hòa Bắc CA, Hội Biệt Động Quân Bắc CA, Hội Ái Hữu LL Cảnh Sát Quốc Gia Bắc CA, Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức Bắc CA, Hội Thủy Quân Lục Chiến Bắc CA, Hội Địa Phương Quân&Nghĩa Quân Bắc CA, Tổ chức Hoạt Động Ủng Hộ Quốc Dân Việt, Hội Phụ Nữ Việt Nam Hải Ngoại Bắc CA, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, Đoàn Du Ca Bắc CA, Hội Cao Niên San Jose, Nhóm Phụng Sự Cộng Đồng, Vietnamese Americans For Freedom, Hội Đồng Hương và Thân Hữu Quảng Nam Đà Nẳng, Hội Đònng Hương và Thân Hữu Quảng Ngãi…v.v., và các cơ quan truyền thông Việt Mỹ.

Nghi thức chào cờ khai mạc diễn ra lúc 11:30am, sau đó đại diện BTC, Ông Đoàn Văn Lập, thay mật BTC ngỏ lời chào mừng và tuyên bố khai mạc;  tiếp theo sau đó, Ông Jimmy Phan phát biểu ý nghĩa Ngày Nhân Quyền. Sau đó đại diện các vị dân cử quốc hội Liên Bang và Tiểu Bang có lời phát biểu. Anh Nguyễn Xuân Hiệp, đại diện cho DBLB Ro Khanna, có lời phát biểu về ý nghĩa ngày Nhân Quyền. Trong phần nói chuyện của mình, anh NX Hiệp đã kể lại những kỷ niệm lúc còn là sinh  viên tại Việt Nam duoi chế dộ cộng sản. Anh kể “Thoi sinh viên chúng tôi được phát 13 ký gạo, và sau đó tất cả sinh viên đều nói theo những gì nhà cầm quyền nói; và tôi hiểu rằng tất cả các cơ quan trong nhà nước VN đều cùng một giọng điệu. Họ không có quyền phát biểu ý kiến riêng….” Anh kết luận nhà cầm quyền VN không tôn trọng nhân quyền, người dân VN không có nhân quyền. Sau đó anh đề cập đến công việc của DB Ro Khonna là một người con cháu của một nhà đấu tranh cùng vơi ông Gandhi (Mahatma Gandhi) cho độc lập Ấn Độ, ông Ro Khanna luôn luôn quan tâm đến nhân quyền, và trong nghị trường luôn luôn cùng với các các đông viên (như bà Zoe Lofgren) luôn đề cạp đến vấn đề nhân quyền, tù nhân lương tâm tại VN. Mới đay trong chuyến công du của bà Phó Tổng Thống Hoa Kỳ đến VN, các vị dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ đã gửi thư yêu cầu bà Phó Tổng Thống Kamala Harris đề cập vấn đề nhân quyền với VN. Kết thúc phần phát biểu, anh Nguyễn X. Hiệp cho biết văn phòng tại địa phương luôn đón chào tất cả các tổ chức của các cộng đồng đến gặp gỡ va trao đổi các nguyện vọng lên quốc hội HK.

Sau đó, anh Phương Nguyễn thay mặt TNS Dave Cortese bước lên chuyển lời chào mừng buổi lễ và chúc thành công. Anh Phương Nguyễn cho biết TNS Dave Cortese luôn luôn sát cánh với CĐ Việt Nam từ ngày ông còn là một NV tại San Jose, GSV Santa Clara, ông Dave luôn cùng cộng đồng VN đấu tranh cho nhân quyền, cho tự do ngôn luận của VN, ông hiểu nguyện vọng của cộng đồng tỵ nạn và ông luôn yểm trợ. Anh Phương Nguyễn thay mặt ông TNS trao đến BTC một bảng tuyên dương ghi nhận sự đấu tranh bền bỉ của người Việt tại địa phương.

Trong phần phát biểu của mình, GSV Otto Lee , đơn vị 3 Hạt Santa Clara, lên án nhà cầm quyền VN vi phạm nhân quyền. Ông là một người tỵ nạn, ông hiểu thế nào là tự do và nhân quyền. Ông kêu gọi, nhắc nhở mọi sác dân, mọi người nhớ đến nhau, cùng đoàn kết để đấu tranh cho nhân quyền trên khắp thế giới. Theo ông “Mọi lời nói, mọi hoạt động cho việc đấu tranh cho nhân quyền là rất cần thiết…” Sau đó, ông trao tặng BTC một Bản Tuyên Dương ghi nhận sự đóng góp của BTC trong sinh hoạt cộng đồng.

Sau một vài bài ca đấu tranh do nhóm du ca và Gio Linh trình diễn, buổi lễ tiếp diễn với phần phát biểu của các cộng đồng người Mông Cổ, Tây Tạng, Hồng Kong, Phi Luật Tân, các tổ chức nhân quyền…Ban Tổ Chức đã ngỏ lời cảm ơn anh Jack Dương, phó Chủ Tịch của tổ chức Chống Trung Cộng  Bành Trướng, đã liên lạc và mời những công đồng các sắc dân đến tham dự Ngày Nhân Quyền.

Buổi lễ chấm dứt vào lúc 1:00pm cùng ngày.

 

Tưởng cùng nên biết thêm một vài điều căn bản trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tê Nhân Quyền

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời ngày 10/12/1948. Sau 73 năm thế giới không ngừng nghỉ đấu tranh cho con người được hưởng những nhân quyền căn bản như những điều khoản trong tuyên ngôn đã khởi xướng. Nhưng hiện nay có những quốc gia Cộng Sản như Tàu Cộng, Việt Cộng, Hàn Cộng, Cuba Cộng vẫn vi phạm nhân quyền một cách thô bạo.

Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, đọc lại toàn bộ Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua cách đây đúng 73 năm. Qua 30 điều về Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền thì điều nào Cộng Sản Việt Nam cũng vi phạm trầm trọng. Mấy nước cộng sản còn lại tự đặt ra “sách trắng nhân quyền” để bào chữa cho những hành động phi nhân của chúng… Xin Quý bạn bình tâm đọc lại bản TNQTNQ mà cộng sản Việt Nam là một thành viên đã và đang vi phạm như thế nào, để cùng nhau đấu tranh cho quyền làm người ở Việt Nam.

Nguyên văn Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, đã được Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948:

Xét rằng: Sự thừa nhận nhân cách của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.

Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Sự kêu gọi thiết lập một thế giới trong đó tất cả mọi người phải được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, quyền được giải thoát khỏi sự sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.

Xét rằng: Nhân Quyền cần phải được triệt để bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.

Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.

Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị nhân vị, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.

Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.

Xét rằng: Một khuôn mẫu chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.

Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên Ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.

Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên Ngôn một cách có hiệu lực, không những giữa các dân tộc của các nước hội viên với nhau, nhưng còn giữa những dân tộc sống trên các phần đất thuộc thẩm quyền họ cai quản.

Ðiều 1: Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm, cũng như quyền lợi. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm. Sự đối xử giữa con người với nhau phải được trên tinh thần bác ái.

Ðiều 2: Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.

Ðiều 3: Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể.

Ðiều 4: Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.

Ðiều 5: Không một ngưi nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.

Ðiều 6: Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách của mình trước pháp luật.

Ðiều 7: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi khiêu khích dẫn đến kỳ thị như vậy.

Ðiều 8: Mọi người đều có quyền được kháng tố trước các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.

Ðiều 9: Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

Ðiều10: Mọi người đều có ngang nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.

Ðiều 11:

(1) Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.

(2) Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không qui định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.

Ðiều 12: Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

Ðiều 13:

(1) Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.

(2) Mọi người đều có quyền rời bỏ lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở.

Ðiều 14:

(1) Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.

(2) Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm ngoài lý do chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 15:

(1) Mọi người đều có quyền có quốc tịch.

(2) Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.

Ðiều 16:

(1) Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.

(2) Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai vợ chồng tương lai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự.

(3) Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.

Ðiều 17:

(1) Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.

(2) Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.

Ðiều 8: Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay trong chỗ tư nhân, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.

Ðiều 19: Mọi người đều có quyền tự do tư duy và ngôn luận. Quyền này bao gồm quyền không bị gây khó khăn vì quan điểm của mình và quyền được tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông và qua mọi biên giới.

Ðiều 20:

(1) Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách hòa bình.

(2) Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.

Ðiều 21:

(1) Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách hoàn toàn tự do.

(2) Mọi người đều có ngang nhau quyền nhận lãnh những trách nhiệm chung của quốc gia của họ.

(3) Ý muốn của nhân dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và nghiêm chỉnh, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương bảo đảm tự do bầu cử.

Ðiều 22: Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Ðiều 23:

(1) Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.

(2) Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau, nếu cùng làm một công việc như nhau.

(3) Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.

(4) Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ðiều 24: Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, nhất là sự giới hạn số giờ làm việc một cách hợp lý, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.

Ðiều 25:

(1) Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tình trạng bất khiển dụng, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.

(2) Sinh sản và trẻ con có quyền được chăm sóc và trợ giúp đặcbiệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng như nhau.

Ðiều 26:

(1) Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là trong trường hợp cưỡng bách giáo dục ở bậc tiểu học. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.

(2) Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.

(3) Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.

Ðiều 27:

(1) Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia xẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.

(2) Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.

Ðiều 28: Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.

Ðiều 29:

(1) Mọi người đều có nhiệm vụ đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới thực hiện được việc phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.

(2) Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định – và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.

(3) Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 30: Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền viện dẫn bất cứ lý do gì để có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.

Đính kèm Thư Mời tham dự của Ban Tổ Chức.

San Jose, ngày 1/12/2021

Kính thưa:

Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo

Quý bậc Trưởng Thượng ,Thân Hào Nhân Sĩ

Quý Hội Đoàn Cựu Quân Nhân,  Quý Chiến Hữu QLVNCH

Quý  Hội Đoàn  Đồng Hương Người Việt Tỵ nạn Bắc Cali

Quý Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí , Đoàn Thể Chính Đảng

Các anh chị em Hậu duệ  và sinh viên học sinh

Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, một văn kiện thúc đẩy quyền con người toàn cầu không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo hay giới tính mà tất cả con người phải có và được tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc chấp nhận. Đây là lý tưởng chung của nhân loại và các dân tộc đều có nghĩa vụ phát huy và tôn trọng. Tuy nhiên, không phải quốc gia hay chế độ nào cũng tôn trọng các điều khoản trong văn kiện này, thay vào đó họ vẫn tiếp tục vi phạm nghiêm trọng các quyền căn bản của người dân. Đông đảo dân chúng khắp nơi đang đối mặt với các mối đe dọa như an toàn bản thân hay kỳ thị đối xử, đặc biệt là ở các nước châu Á như Hồng Kông, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và Việt Nam.

Năm nay, lễ kỷ niệm 73 năm Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền sẽ được tổ chức để nhắc nhở công dân và cộng đồng người Mỹ gốc Á của chúng ta về những thảm kịch mà chúng ta đang phải gánh chịu ở quê nhà.

Buổi lễ sẽ được tổ chức tại:

Santa Clara County Office

70 W Hedding St San Jose CA 95119

vào thứ bảy, ngày 11 tháng 12 năm 2021

từ 10:00 AM đến 12:30PM

Kính mời quý vị tham dự buổi lễ để tưởng nhớ các nạn nhân của vi phạm quyền làm người và bày tỏ sự ủng hộ những người đấu tranh cho tự do và bình đẳng ở các quốc gia của chúng ta.

Trong bui lễ sẽ có các bài phát biểu của các nhà hoạt động trong nước và đại diện các dân tộc.

Trân trọng kính mời.

Ban Điều Hợp Sinh Hoạt Cộng Đồng Người Việt Băc Cali

Trưởng Ban: Bs Phạm Đức Vượng  408-226-8844

Điều Hợp viên: Đoàn Văn Lập  408-421-5288  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img