Friday, December 8, 2023
spot_img

​Nhân lễ Lao động Hoa Kỳ: Phiếm luận của Giao Chỉ, San Jose.

 

Chúng tôi sống tại Mỹ từ 1975 đến nay, đã trải qua hơn 40 lần nghỉ lễ Lao Động. Những năm đầu còn nhớ mãi về ngày quốc tế Lao Động tại Việt Nam mủng 1 tháng 5. Cũng đã từng thắc mắc tại sao Mỹ lại có lễ vào tháng 9. Gọi là ngày lễ Lao Động mà sao cả nước lại chỉ lo chuyện Vacation dài hạn tới ba ngày cuối tuần. Năm nay, xin tra cứu lại tài liệu để cùng quý thân hữu phiếm luận một lần cho rõ đầu đuôi. Sách Mỹ chép về lịch sử ngày lễ Lao Động xin tóm lược như sau:

Labor Day, ngày lễ Lao động của Mỹ

Ngày Quốc tế Lao động bắt nguồn từ nước Mỹ. Những năm 80 của thế kỷ 19, để dành quyền lợi tối đa, tư bản Mỹ đă ép buộc công nhân mỗi ngày làm việc từ 12 đến 16 tiếng, thậm chí nhiều hơn thế. Công nhân Mỹ dần dần họp đoàn đứng dậy đấu tranh để bảo vệ quyền lợi. Bắt đầu từ năm 1884, tổ chức công nhân tại Mỹ đă đấu tranh thực hiện mục tiêu ngày làm 08 tiếng. Ngày 1/5/1886, công nhân tại Chicago Mỹ tổ chức băi công quy mô lớn. Cùng ngày hôm đó, khoảng 350.000 công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công và diễn hành. Đấu tranh yêu cầu cải thiện điều kiện lao động, thực hiện chế độ ngày làm 8 tiếng. Cuộc biểu tình này chấn động cả nước Mỹ. Sức mạnh to lớn của công nhân đoàn kết đấu tranh buộc tư bản phải nhượng bộ. Cuộc bãi công của công nhân Mỹ đã giành thắng lợi. Cuộc đấu tranh lịch sử tại Chicago 1 tháng 5-1986 xảy ra vào thời kỳ của tổng thống thứ 25, ông Grover Cleveland.

Diễn tiến của cuộc đấu tranh lịch sử.                     

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở WashingtonNew YorkBaltimoreBoston… hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ phải làm 8 giờ. Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Giới chủ nhân đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Đặc biệt, ở Chicago, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm 4 người chết, hơn 70 bị thương và trên 100 người bị bắt. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt… gây nên sự kiện thảm sát Haymarket năm 1886 tại Chicago, Mỹ. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Từ đó, các đoàn thể công nhân các nước trên toàn thế giới đã tổ chức các hoạt động mừng ngày lao động tháng 5. Nhiều nước còn nghỉ một ngày.

Ngày 20/6/1889, ba năm sau “thảm kịch” tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Friedrich Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.

  
Quốc tế lao động cộng sản biểu tình  và Hoa Kỳ vui chơi

Tuy nhiên, điều đặc biệt là sau này khi ấn định Ngày lao động cho Hoa Kỳ, chính phủ Mỹ lại chọn ngày thứ Hai của tuần đầu tiên trong tháng 9, do đó Ngày lễ Lao động của Mỹ không phải vào tháng 5 mà vào tháng 9. Thời đó phe tư bản đã lùi bước, giai cấp lao động đấu tranh thành công. Nếu chính quyền và tư bản cứng rắn, không thỏa hiệp, kết quả không thể tiên đoán được. Mầm mống của chủ nghĩa cộng sản có thể đã bắt đầu phát triển từ Mỹ quốc ngay từ   1886. Cuộc đình công xuống đường mở đầu cho phong trào nghiệp đoàn sau này tại Mỹ đã xây dựng một quốc gia Hoa Kỳ hùng cường. Sự hợp tác giữa tư bản và công nhân đã hình thành. Hoa Kỷ giữ riêng Ngày lễ Lao Động vào tháng 9 hàng năm. Giới lao đông Mỹ đã trao tặng ngày 1 tháng 5 cho Âu Châu và 26 năm sau, đến ngày 1 tháng 1 năm 1912 đảng cộng sản Nga mới ra đời bèn nhận ngày lịch sử của Chicago thành biểu tượng của cách mạng vô sản. Ý nghĩa ngày 1 tháng 5 của công nhân toàn thế giới dần dần biến thành ngày đấu tranh của thế giới cộng sản. Cần ghi lại thêm một ngày lịch sử, 29 tháng 8 năm 1991, sau 79 năm cờ  đỏ hạ xuống ở điện Cẩm Linh. Chế độ cộng sản chấm dứt tại thiên đường Sô Viết

Nước Mỹ và người Mỹ.

Qua bài học về lịch sử ngày lao động quốc tế và ngày Lao động Hoa Kỳ, chúng ta ghi nhận được những gì. Ngày xưa hình ảnh nước Mỹ đến Việt Nam qua phim ảnh. Người Mỹ ở  những ngôi nhà lớn trong nông trại. Gia nhân da đen hầu hạ, những cánh đồng bát ngát trồng bóng vải trắng trong phim Cuốn theo chiều gió. Rồi đến những phim cao bồi của đoàn người chinh phục miền Viễn Tây. Dân Mỹ nguyên thủy từ Anh quốc đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh. Họ chống lại nước Anh để trở thành nước Mỹ. Bắt người da đen từ Phi Châu đem về làm nô lệ. Rồi cuộc nội chiến Nam Bắc tàn khốc để giải quyết chế độ nô lệ. Họ bắt dân da đỏ tập trung vào những khu riêng biệt. Nhập cư dân da vàng làm phu đường xe lửa. Cuộc chiến dành dân lấn đất xảy ra giữa Mỹ và người Pháp, Mỹ và người Mễ. Khởi đi từ hung bạo tàn nhẫn, kỳ thị và ác độc người Mỹ xây dựng đất nước vĩ đại trở thành bao dung nhân từ đón nhận tất các di dân trên thế giới để trở thành Hiệp Chúng Quốc với 50 tiểu bang. Với bản hiến pháp, bản tuyên ngôn độc lập, bản tuyên ngôn nhân quyền làm khuôn vàng thước ngọc cho nhân loại.

Sau nhiều năm sống trong lòng nước Mỹ, Nhưng ta hiểu được đất nước này bao nhiêu để mang danh nghĩa công dân Hoa Kỳ. Riêng tiểu bang CA, người Mỹ da trắng ngày này đã thành thiểu số. 

 

​Câu hỏi đặt ra: Thế nào là người Mỹ và nước Mỹ. Người Mỹ mặc quần Jean, ăn Fast Food và nói tiếng Anh. Nước Mỹ không có quốc giáo, chấp nhận mọi tôn giáo, chấp nhận súng đạn, chấp nhận sửa chữa các sai lầm. Lập gia đình sai lầm, luật pháp cho phép ly dị. Làm ăn sai lầm cho phép khai phá sản. Mua đồ sai lầm cho phép trả lại.Luật pháp cho phép phá thai. Thể chất con người sai lầm hay khác biệt  đều cho phép tiếp tục tồn tại. Người tàn tật, người đồng tính, người chuyển giới, người tâm thần và người cao niên đều được quyền sống. Hoa Kỳ chấp nhận tất cả các sắc dân và nguồn gốc. Da trắng da đen da đỏ da vàng. Chấp nhận hôn nhân dị chủng. Thậm chí chấp nhận cả tư tưởng kỳ thị, miễn là giữ riêng từng cá nhân và không bạo động. Đó là những tỉnh hoa của tính chất Hoa Kỳ. Dù rằng tại mỗi nơi, mỗi thời và mỗi hoàn cảnh có khác biệt, những tinh thần tự do và phóng khoáng đó sẽ là có đường đi tới. Sau cùng ngày quốc tế lao động của cộng sản là ngày sắt máu nhưng ngày Lao động Hoa kỳ là ngày nghỉ ngơi và shopping. Ba ngày dài. Mua hàng rồi trả lại. Đó là Hoa Kỳ, đất nước kỳ hoa dị thảo kèm theo long weekend.

Bài học thành công của Hoa Kỳ qua lịch sử ngày Labor Day là tương nhượng và thỏa hiệp để cùng sống chung hòa bình.

  
​Ông tỵ nạn xem tượng phụ nữ lao động Mỹ thế kỷ 18 tại SJ History Park

và ông Giao Chỉ nhìn tượng nhân công Mỹ thế kỷ 21 Stanford Museum

**************************

    A Legacy for the Vietnamese Community

From the Viet Museum to the Đình Bảng Village Hall                                                       Giao Chỉ, Vu Van Loc, San Jose.

            A Communal Hall For San Jose                   

          ĐÌNH BẢNG

   
(1) Exodus:  Since the end of the Vietnam War, there have been approximately 5 million Vietnamese people resettled throughout the world.  From April 30, 1975 until now, these Vietnamese have gotten over the difficulties of building up their lives in a foreign land.   Among them were political refugees and those who had to leave in search of better lives.  Through time, the families reunited, they worked, they ran their shops, they opened small companies, they bought houses, their children went to schools, and their seniors enjoyed their old age in peace and comfort. They adapted to the mainstream society but they are still thinking of their motherland. In different cities, Vietnamese people like to get together to form their community in order to maintain their own traditional culture and language.  However, not a lot of people would think of building a Museum to maintain their historical legacy. When we left our country, who would have thought that one day we would have a museum for the Boat People and the Republic of Vietnam? We left our country in search for freedom, peace and a better life for our children. We hope that the Viet Museum will be a legacy we can leave for the next generation.

(2) Our Origin:      1- In Southern China in 4000 BC, there were various Viet clans located in the South of Duong Tu River, called Bach Viet.   Among them was the Lạc Việt.    2- Around 3000 BC, the Lac Viet migrated to the Red River delta and founded their nation. They were called Viet people in the South. Viet Nam.    3- Lac Viet continued to exist, even though they had undergone thousands of years under the domination of the northern invaders, from 179 BC until the year of 938 AD.      4- In 1288, the southern border of Vietnam expanded to Quang Nam and in 1471, to Binh Đinh.       5- In 1600 during the Trinh – Nguyen conflict, Vietnam expanded its southern border to Khanh Hoa in 1611, to Saigon, Gia Đinh and Bien Hoa in 1653, and to Tien Giang 1698 & Hau Giang in 1698.      6- Finally, over 500 years, the Viet people expanded their southern border from the Hai Van Pass to the Ca Mau cape.      7- For nearly 100 years, from 1858 to 1945, the Viet people were under French domination.               8- From 1946 to 1954, there was a war between the nationalists and the communists. Afterwards, Vietnam was divided and one million people from the North migrated to the South.       9- In 1975 the Northern communist army defeated the South. The war ended and resulted in the exodus of 4 million Vietnamese refugees in the world. Approximately 2 million refugees settled in the USA.       10- For 1000 years, the Vietnamese have never had a museum recording all of their historical migration events.

(3) Construction of the Viet Museum.   For the past 20 years, we have been given a valuable opportunity to create the Viet Museum at the History Park, San Jose.  For the time being, this unique Museum for Vietnamese refugees was completed.  It was constructed on the public land of the city.  The structure and landscaping were completely remodeled and its commercial price is 3 million US dollars. This is only a symbol of its value, because it’s not a private asset used to make profit.  Through our great efforts in the creation and collection of this inherited legacy, the museum pieces are now estimated over three million US dollars according to the agreed valuation.   Our visitors are mostly students, and so the Viet Museum has become a place for future generations to learn about the culture and the history of the Vietnamese Diaspora.

 (4) A Communal Hall:                                                                                                Museum visitors as well as some museum experts think that the size of the Viet Museum is too limited in accordance with its basic needs.  We are lacking commodities such as a restroom, heat and air conditioner, projection room, reception room, exhibition room and meeting room. These are important improvements our museum needs. Fortunately, next to Viet Museum is a vacant lot that is large enough to build a meeting hall. We would like to start a project to raise approximately 1 million dollars.

  

(5) History of Victoria architecture:  Victorian architecture was a style popularized in England under Queen Victoria from 1837 to 1901.  San Francisco is well known for its extensive Victorian architecture during 1892 to 1896. The Victorian style was long lasting and also existed in San Jose. Viet Museum is located in a vintage Victorian house. It was constructed almost 200 years in the past and was originally located on Almaden Street in San Jose.  It was moved into San Jose History Park nearly 50 years ago.  It is now home of the first Vietnamese Museum commemorating the history of Vietnamese refugees from 1975 to present.(6) THE COMMUNAL HALL FOR SAN JOSE:  ĐÌNH BẢNG                                              In Vietnam, each village shared a house for their common activities. Traditionally this house was called Đình Làng (Village Communal House).  The northern part of Vietnam still has numerous famous Village Communal Houses or Village Halls that represent the ancient architectural culture.  Dinh Bang village’s communal house is an ideal example.  The architect, Mr. Nguyen Thac Luong, started this construction project as of 1700 until 1736.  Its dimensions are 20m length x 14m width x 8m high. It still exists and is used as a cultural relic of the Bang village of Bac Ninh Province, 20 kilometers from the North of Hanoi.  This architecture was based on the model of piled house of the Viet highlanders from the north of Vietnam. It was also called the Village Council House of the Lac Viet since thousand years in the past.

(7) Maintaining Our Roots

In order to build an Activity Center for the Viet Museum, we will consult with an architect to draw a plan that would conform with the US architectural standards. However, we would like to have the exterior similar to the Dinh Bang communal hall.  This would show the beauty of both cultures: traditional Vietnamese architecture in San Jose, the capital of the electronic world of the 21st Century. The Viet Museum with its beautiful Victorian style exterior that was built in the 18th century, with an additional Vietnamese style Museum hall of the 17th century would be a meaningful message for the future generation.  In order to pursue this dream, we would first announce our project, seek approval, then launch a fund raising campaign. When our project is completed, it will be a work that belongs to all Vietnamese people. Your contributions and support are appreciated.

Giấc mơ cuối đời, từ Việt Museum đến hội trường Đình Bảng. (Giao Chỉ, San Jose.)

Một ngôi Đình cho San Jose.                 

 Đình Bảng   

Hoàn cảnh rời bỏ quê hương.                                                                  

 Sau những biến cố của đất nước với cuộc chiến tranh Việt Nam, trên thế giới hiện có khoảng 5 triệu người Việt định cư khắp 5 châu 4 bể. Khởi đi từ 30 tháng tư 1975 đến nay, từ nhiều miền đất nước người Việt trong mọi hoàn cảnh đã xây dựng cuộc sống trên đất khách quê người. Người tỵ nạn chính tri, kẻ tha phương cầu thực. Xum họp gia đình, công ăn việc làm, an cư lạc nghiệp, dựng vợ gả chồng, mua nhà mở tiệm, con trẻ lo việc học hành, các bậc cao niên an hưởng tuổi già. Mọi người đều hội nhập vào cuộc sống trong xã hội mới và mọi tấm lòng đều hướng về cố quốc. Tùy theo xuất xứ và hoàn cảnh ra đi, mỗi người đều có những quan niệm sống khác biệt. Tại mỗi quần cư, dân Việt đều tập hợp thành một cộng đồng, cùng bảo vệ truyền thống, ngôn ngữ và văn hóa. Duy có điều chưa nơi nào thực hiện được một Viện Bảo Tàng để giữ lại di sản lịch sử cho một giai đoạn đổi đời. Tất cả mọi người ra đi đều vì lý tưởng hay vì sinh kế. Không một ai ra đi đến đất mới nghĩ rằng sẽ dành phần lớn cuộc đời để lập một viện Bảo Tàng mang danh nghĩa Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa. Và chính gia đình chúng tôi cũng như mọi người. Đi tìm tự do nhưng cũng thực sự chỉ là tìm nơi an cư lạc nghiệp.  Bảo tàng là duyên số.

 Nguồn gốc di dân Việt tộc.                                                                           1)  4.000 năm trước công nguyên tại Hoa Nam, phía Nam sông Dương Tử có nhiều bộ tộc Việt nên gọi là Bách Việt.  Trong số này có Lạc Việt.                         

                                                                  

 2)  3,000 năm trước Tây lịch, Lạc Việt thiên cư về miền châu thổ sông Hồng Hà, lập quốc gọi là dân Việt ở miền Nam.                                                                             

 3)Lạc Việt vẫn tồn tại dù trải qua ngàn năm Bắc thuộc từ 179 trước dương lịch cho đến 938 sau dương lịch.                                                                                

4)Đến năm 1288 biên giới Việt Nam mở tới Quảng Nam và 1471 là Bình Định.                                                                                      

 5)  Từ 1600 Trịnh Nguyễn phân tranh, Việt Nam mở nước tới Khánh Hòa 1611, Sài Gòn Gia Định Biên Hòa 1653, Tiền Giang 1698 và Hậu Giang 1755.                                                                      

6) Cuộc Nam Tiến của dân Việt trong 500 năm mở nước từ đèo Hải Vân đến mũi Cà Mâu.                                                                                  

7) Pháp thuộc gần 100 năm từ 1858 đến 1945.                                  

8) 1946 chiến tranh Quốc Cộng đến 1954 đất nước chia đôi, một triệu người Bắc di cư vào Nam.                                                                                                                         

9)  1975 Cộng sản miền Bắc chiếm đóng miền Nam, 4 triệu người Việt tỵ nạn trên thế giới. Hai triệu hiện  tại Hoa Kỳ.  (Tài liệu này cần được duyệt lại..) 

10) Trong suốt cà ngàn năm qua, dân Việt không hề có một viện bảo tàng nhân văn cho từng các biến cố di dân trong lịch sử.                                  

Hoàn cảnh xây dựng Việt Museum.                                                            

Vì những duyên may do hoàn cảnh và công việc đưa đẩy, trong 20 năm qua chúng tôi đã hoàn tất phần căn bản của Việt Museum tại History Park, San Jose. Cho đến nay bảo tàng đầu tiên và duy nhất của người Việt trên thế giới đã hoàn thành và tạm ổn định. Việt Museum xây dựng  trên đất công của thành phố  Riêng phần nhà cửa địa ốc vườn cảnh đã được sửa chữa toàn diện trị giá thương mại hiện nay là 3 triệu mỹ kim gồm và nhà và đất. Đây là giá trị tượng trưng vì thực sự không phải là tài sản tư nhân để làm thương mại. Mặt khác, qua công trình sáng tác và sưu tầm các di sản, các tác phẩm lưu giữ và trưng bảy hiện trị giá trên 3 triệu Mỹ Kim. Cũng phải ghi nhận rằng đây là giá trị theo lịch sử nghệ thuật bảo tàng, không phải là trị giá theo hàng hoá thông thường. Với số khách phần lớn là sinh viên học sinh dã ngoại, Việt Musuem hiện trở thành một địa điểm để thế hệ tương lai học hỏi về văn hóa và lịch sử của người Việt tại hải ngoại.                                                                     

Một hội trường cho Việt Museum.                                                     

Tuy nhiên, tất cả mọi quan khách hiểu biết và các chuyên viên về bảo tàng đều nói rằng địa điểm Việt Museum chật hẹp so với nhu cầu tối thiểu. Thiếu tiện nghi vệ sinh, không có nơi chiếu phim, tiếp khách, triển lãm, sinh hoạt văn hóa… Quả thực chúng tôi thiếu một phòng họp lớn có máy lanh máy sưởi và nhà vệ sinh. Đây là một nhu cầu thực tế và rất cần thực hiện sớm. Rất may mắn là bên cạnh Việt Museum hiện nay vẫn còn đất trống đủ rộng để xây cất một trung tâm sinh hoạt. Để thực hiện công việc này, nhu cầu gây quỹ cho một trung tâm trung bình phải có 1 triệu mỹ kim.                                                                                                   

Lịch sử kiến trúc Vitoria.                                                                    

  Victoria là một hình thái kiến trúc được sử dụng nhiều tại nước Anh trong thời kỳ trị vì của nữ hoàng Victoria từ 1837 đến 1901. Nhưng Victoria lại tồn tại và phát triển lâu dài qua dăy nhà đại diện cho phong cách kiến trúc này ở San Francisco xây dựng trong những năm 1892 – 1896. Đặc biệt kiến trúc Victoria với nhiều họa tiết trang trí tỉ mỉ cũng có tại San Jose. Viet Museum hiện nay là ngôi nhà Vitoria rất cũ gần 200 trăm năm trên đường Almaden được đem vào San Jose History Park từ hơn 50 năm. Việt Nam nhận lãnh và sửa chữa toàn diện để trở thành viện Bảo Tàng đầu tiên ghi dấu lịch sử tỵ nạn gốc Việt từ 1975 cho đến nay.                                                                                                                        

  Một ngôi Đình cho San Jose: Đình Bảng.                                          Tại Việt Nam mỗi làng đều có một ngôi nhà sinh hoạt chung có tên truyền thống là Đình làng. Miền Bắc Việt Nam hiện nay còn nhiều ngôi Đình danh tiếng tiêu biểu cho nền văn hóa kiến trúc từ thời thượng cổ. Đình làng Đình Bảng là một mẫu mực tiêu biểu. Đình Bảng do ông Nguyễn Thạc Lương xây cất từ năm 1700 đến 1736 mới hoàn tất. Kích thước 20m X 14m với chiều cao 8m. Hiện nay vẫn còn tồn tại như một di tích văn hóa tại làng Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh phía Bắc Hà Nội 20 cây số. Kiến trúc này dựa theo kiểu nhà sàn của người Thượng miền Việt Bắc và cũng được coi là nhà hội đồng của sắc dân Lạc Việt từ ngàn năm trước.

Chúng ta đi đem theo quê hương.

Với dự trù thực hiện một trung tâm sinh hoạt cho Việt Museum, chúng tôi sẽ mời kiến trúc sư vẽ họa đồ kiến trúc theo căn bản hiện đại tại Hoa Kỳ. Nhưng phần vỏ bên ngoài sẽ là hình ảnh của ngôi Đình Bảng. Điều nầy thể hiện hình ảnh văn hóa kiến trúc Việt Nam từ thời thượng cổ xuất hiện tại San Jose, kinh đô của thế giới điện tử thế kỷ 21… Việc nầy thể hiện tinh thần người Việt ở xứ người đã đem theo quê hương. Với Việt Museum đặt tại ngôi nhà Victoria của thế kỷ thứ 18 chúng ta có thêm hội trường bảo tàng thế kỷ thứ 17Việt Nam trở thành một thông điệp đầy ý nghĩa cho thế hệ tương lai. Để thực hiện giấc mơ của một di dân gốc Việt, chúng tôi xin công bố dự án và khởi sự xin phép và gây quỹ. Khi hoàn thành Việt Museum và Đình Bảng sẽ là tác phẩm của tất cả mọi người. Xin góp tấm lòng và một bàn tay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img