Friday, March 29, 2024

Điểm tang Cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh: Điểm trân trọng sau cùng

Nguyễn Hiền

(VNTB) – Khi nhân dân kính trọng ai, tự khắc người đó trở thành quốc tang trong lòng dân tộc.

Sự ra đi của Cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh vẫn là chủ đề khai thác của báo chí trong nước và trên mạng xã hội. Nhưng, có vẻ, điểm trân trọng mà người viết phải ghi nhận chính là nguyện vọng sau cùng của gia đình cố Chủ tịch nước.

Con trai cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh, ông Lê Mạnh Hà – người mới đây đăng tải trên Facebook cá nhân, theo đó, “nguyện vọng của gia đình, ra trong một ngày. Và gia đình mong muốn các hoạt động khác diễn ra bình thường, không bị đình trệ”.

Facebooker Duong Vi Khoa bày tỏ: Rất hiện đại và vì dân vì nước.

Theo Nghị định số 105/2012/NĐ-CP về “Tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức”, thì thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 02 (hai) ngày, và trong 02 ngày này, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.

Quốc tang diễn ra, ảnh hưởng khá lớn đối với các ngành dịch vụ, nhất là trong dịp lễ nghỉ sắp tới (30.04 – 1.5). Faceooker Phạm Việt Thắng cũng đã chia sẻ tình trạng nhiều người hỏi về thời gian quốc tang để bố trí công việc, một số có thể bỏ lỡ hợp đồng, hợp tác vì “quốc tang”. Từ đó, ông Thắng đề xuất rằng, chỉ nên Quốc tang với nguyên thủ đang đương chức qua đời, mà cũng chỉ nên để tang 01 ngày thôi; về hình thức chỉ treo cờ rủ, các hoạt động khác vẫn cứ bình thường!.

Trong khi chờ thay đổi Nghị định 105/2012/NĐ-CP theo hướng tinh gọn lại Quốc tang để đảm bảo nền kinh tế vận hành liên tục. Thì việc, gia đình cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh đề xuất nguyện vọng như vậy, chính là một điểm đáng để trân trọng. Lý do, nó không khiến cho các hoạt động “vui chơi, giải trí công cộng trong ngày lễ” bị đình trệ, mà còn khiến cho các hợp đồng trong ngành dịch vụ không khói không bị bỏ ngang giữa chừng. Và việc rút gọn quốc tang trở thành 01 ngày cũng là đảm bảo tiết kiệm về thời gian và tiền bạc của bộ máy nhà nước.

Bên cạnh đó, đưa người mất về quê nhà cũng là cách gián tiếp để xóa bỏ dự án Nghĩa trang Yên Trung, nghĩa trang cao cấp dành cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các anh hùng, danh nhân – với số tiền tiêu tốn lên đến 1.400 tỷ đồng.

Mong muốn gia đình của cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh là vậy, nhưng “mong muốn” này chưa chắc được chấp thuận, hoặc ít nhất nó sẽ không đồng quan điểm với lãnh đạo Đảng và nhà nước hiện thời. Điều này không phải lần đầu tiên đặt ra, mà được đặt ra từ thời điểm cố Chủ tịch nước Hồ Chí Minh qua đời, khi di nguyện cá nhân của ông là được hỏa táng đã không thành hiện thực, và cho đến nay, có hàng trăm ngàn tỷ đồng được chi để tiếp tục “bảo tồn lăng”. Nó không chỉ phá hoại di nguyện cá nhân một người, mà còn phá hoại quan điểm đạo đức thời cố Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tại vị – “cần, kiệm”.

Nhiều quan điểm trên Facebook cho rằng, họ rất đồng tình và hoan nghênh “mong muốn” của gia đình cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Và không ít người kỳ vọng rằng, ĐCSVN và nhà nước Việt Nam nên lắng nghe điều đó. Nó không những giúp cho người dân không bị ngán trở niềm vui trong dịp lễ, mà còn là hình thức “ghi điểm” cho gia đình cố Chủ tịch nước. Bởi dù sao, gia đình đã thực sự lắng nghe cảm xúc, mong muốn của người dân muốn gì, cần gì ở người lãnh đạo.

Tinh gọn quốc tang, cũng là giúp tiếp tục truy quét những tàn dư của chủ nghĩa cá nhân, bởi quốc tang dành cho cấp lãnh đạo tứ trụ cũng chỉ là hình thức cá nhân, xưng vinh cá nhân, chủ nghĩa cá nhân thời Stalin, Lenin để lại.

Từ rút gọn quốc tang xuống 1 ngày, cho đến xóa bỏ quốc tang dành cho những người thôi chức vụ, đến xóa bỏ quốc tang những người đương chức là việc cần làm.

Khi nhân dân kính trọng ai, tự khắc người đó trở thành quốc tang trong lòng dân tộc.

Như sự ra đi của Phan Châu Trinh vào đầu thế kỷ XX.

Và ĐCSVN cần phải xem xét điều đó, như là một trong những điều để ĐCSVN trở nên “đạo đức hơn, văn minh hơn”.

Theo VNTB

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img