Friday, March 29, 2024

Đại gia Trầm Bê bị bắt

Vietnam – Theo báo chí trong nước, Đại gia Trầm Bê cùng hàng loạt người bị bắt giam do tiếp tay cho Phạm Công Danh gây thất thoát 6.600 tỷ đồng.

Tại sao ông Trầm Bê bị bắt

Ngày 1/8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Trầm Bê, nguyên phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank.

Bước đầu, cơ quan chức năng xác định ông Trầm Bê và các đồng phạm gây thiệt hại khoảng 6.600 tỷ đồng. Một phần tài sản trên được nêu trong kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh.

Cụ thể, tháng 4/2013, ông Danh đã trực tiếp gặp ông Trầm Bê, lúc đó là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank đề nghị cho vay tiền.

Ông Trầm Bê trong đại hội cổ đông giữa năm ngoái. Ảnh: Lệ Chi.

Phạm Công Danh không thể vay tiền do là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB) nên Trầm Bê đã đồng ý cho ông Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB tại Sacombank.

Sau đó, ông Trầm Bê trực tiếp dẫn Phạm Công Danh sang gặp Phan Huy Khang, thành viên Hội đồng tín dụng, Tổng giám đốc Sacombank và chỉ đạo ông Khang cho Danh vay 1.800 tỷ đồng.

Phần ông Danh phân công Phan Thành Mai (Tổng giám đốc VNCB), Mai Hữu Khương (34 tuổi, TV HĐQT) chuẩn bị tiền đảm bảo và làm 6 bộ hồ sơ pháp nhân của 6 công ty (do ông Danh thành lập) để vay khống theo phương án kinh doanh bất động sản. Giám đốc các công ty này hầu hết là nhân viên bảo vệ, tài xế… của Tập đoàn Thiên Thanh được thuê đứng tên.

Ngày 25/4/2013, ông Trầm Bê ký duyệt hai tờ trình của Sacombank về việc chấp thuận chủ trương cấp tín dụng cho các công ty của Phạm Công Danh. Việc giải ngân được thực hiện trước, khách hàng bổ sung chứng từ sau.

Nhà chức trách cho rằng, từ “lệnh” này của ông Bê, Chi nhánh Hưng Đạo và Chi nhánh quận 8 Sacombank chuyển 1.800 tỷ đồng vào tài khoản của ông Danh ngay sau đó. Số tiền này ông Danh trả nợ cho BIDV 1.700 tỷ đồng – khoản vay để chuyển nhượng 5 lô đất thuộc dự án Khu phức hợp TM&DV cao tầng tại Sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng.

Một năm sau, do 6 công ty của ông Danh không trả tiền, Sacombank lập tức trừ nợ 1.800 tỷ đồng gốc và 35 tỷ tiền lãi từ tài khoản tiền gửi của VNCB tại nhà băng mình.

Cơ quan điều tra xác định, trong phi vụ này ông Trầm Bê có chủ trương “giải ngân trước bổ sung chứng từ sau”, giúp ông Danh gây thất thoát 1.800 tỷ đồng của VNCB.

Tương tự, tháng 9/2013 ông Danh gặp lãnh đạo Ngân hàng BIDV này tại Hà Nội xin vay 4.700 tỷ đồng cho “12 doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng”. Ông Danh lấy lý do “VNCB trong thời gian tái cơ cấu không có khả năng cho vay nên giới thiệu sang BIDV”. Để đảm bảo, ông Danh sẽ dùng tài sản của VNCB thế chấp.

Thực chất các công ty này do ông Danh lập ra, thuê nhân viên của mình đứng tên làm giám đốc. Sau khi được giải ngân, ông Danh chỉ đạo chuyển tiền lòng vòng trước khi về tài khoản của VNCB để tăng vốn điều lệ dưới danh nghĩa cổ đông mua cổ phần.

ông Danh bị cáo buộc gây thiệt hại 15.000 tỷ đồng trong giai đoạt điều hành VNCB. Ảnh: Hải Duyên.

Để hợp thức hóa việc rút tiền của VNCB, ông Danh cũng chỉ đạo cấp dưới lập khống hồ sơ vay 1.666 tỷ đồng của TPBank. Do các công ty này đã đứng tên vay vốn tại Sacombank nên ông Danh nhờ Phan Thành Mai (Tổng giám đốc VNCB) mượn pháp nhân của 11 công ty khác vay.

Sau khi được TPBank giải ngân, các công ty đã chuyển toàn bộ tiền cho Tập đoàn Thiên Thanh. Ông Danh rút ra trả nợ bà Hứa Thị Phấn (mua TrustBank), trả nợ cũ cho Tập đoàn Thiên Thanh, chi chăm sóc khách hàng… Số tiền này không có khả năng thu hồi, gây thiệt hại cho VNCB 1.740 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra cho rằng, quá trình thẩm định và ký duyệt các hồ sơ cho vay, các cán bộ của TPBank, BIDV, Sacombank có vi phạm pháp luật nhưng chưa gây thiệt hại cho nhà băng.

Tuy nhiên, Bộ Công an xác định ông Trầm Bê, Phan Huy Khang và 15 người là cựu cán bộ các ngân hàng TPBank, BIDV, giám đốc các công ty… liên đới trong việc ông Danh gây thất thoát tiền của VNCB. Do đó, những người này bị bắt giam về hành vi Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Chín người khác bị khởi tố, song được tại ngoại.

Đại gia Trầm Bê là ai?

Ông Trầm Bê (58 tuổi) nguyên phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, nguyên quán Trung Quốc, nơi hộ khẩu đăng ký thường trú Q.1, SG, có trình độ cử nhân quản lý doanh nghiệp.

Ông Trầm Bê bắt đầu sự nghiệp của mình tại Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh rồi bắt đầu tiến quân vào ngành bất động sản bằng việc đầu tư vào BCCI với vai trò là thành viên Hội đồng Quản trị (1999).

Nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trong 10 năm gắn bó với ngành sản xuất và chế biến gỗ, năm 2001 ông Trầm Bê bắt đầu chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới đó là bất động sản bằng cách đầu tư 13% vốn vào Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) với chức vụ là thành viên Hội đồng Quản trị. Trong năm 2001, ông Trầm Bê đã bắt đầu nhắm vào thị trường y tế bằng cách đầu tư xây dựng Bệnh viện Triều An. Khi đã ít nhiều xây dưng được nền tảng thương hiệu trên thương trường, ông Trầm Bê lại bắt đầu bước sang một lĩnh vực mới là lĩnh vực nông nghiệp khi nắm giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn từ năm 2002 cho tới năm 2004.

Nhưng để nói về sự thành công và dấu ấn đậm nhất với cái tên Trầm Bê thì phải kể tới lĩnh vực tài chính ngân hàng, nơi mà ông đã “khởi động” với bước đi đầu tiên đó là trở thành thành viên trong Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam vào năm 2004.

Trầm Bê đã tham gia đầu tư và trở thành thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam vào năm 2004, là giai đoạn ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc và trở thành ngành mang lại lợi nhuận “hot” nhất. Sau khi lần lượt đưa các con của mình vào những vị trí chủ chốt tại Ngân hàng Phương Nam, ông Trầm Bê tiếp tục nuôi tham vọng có thể nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường tài chính và từ đó bắt tay vào việc thâu tóm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Sacombank.

Năm 2012, ông Trầm Bê cùng con trai là ông Trầm Khải Hòa đã bất ngờ rút khỏi ban lãnh đạo của Ngân hàng Phương Nam để tham gia vào HĐQT của Sacombank. Ngày 1.10.2015, Southernbank và Sacombank đã hoàn thành các thủ tục sáp nhập theo quy định pháp luật. Ngày 24/2/2017, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông cáo cho biết đã ban hành quyết định chấm dứt vai trò quản trị, điều hành của ông Trầm Bê và ông Trầm Khải Hòa tại Sacombank.

Trước đó, Nguyễn Đức Kiên (tức bầu kiên) cũng là một đại gia có tiếng trong ngành ngân hàng đã bị toà tuyên án 30 năm tù, trong đó 20 tháng tù về tội “Kinh doanh trái phép”; 6 năm 6 tháng tù về tội “Trốn thuế”, áp dụng hình phạt bổ sung bồi thường thêm hơn 75 tỷ đồng; 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, phạt bổ sung 100 triệu đồng; 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định.

TH (Nguồn VNE, Zing, baomoi, tuoitre)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img