Friday, March 24, 2023
spot_img

Welfare cho gia đình có con nhỏ tại Mỹ tốt hay xấu?

Cali Today News– Tổng thống Bill Clinton sau nhiều lần phủ quyết, nhưng trước sức ép của Đảng Cộng Hoà (CH) cuối cùng phải ký đạo luật Welfare Reform vào 22/8/1996 hạn chế dần hồi sự trợ giúp cho những gia đình có con nhỏ bằng chương trình TANF ( Trợ Giúp Tạm Thời cho Các Gia Đình Thiếu Thốn).

Đảng CH lấy lý do welfare sẽ gia tăng số người muốn lệ thuộc vào hệ thống an sinh của Mỹ và “không chịu đi làm”?

Welfare nước Mỹ cho gia đình có con nhỏ ra sao?

Chương trình AFDC hay là chương trình Trợ Giúp cho Gia Đình có Con Nhỏ (Aids for Families with Dependent Children) có từ năm 1935. Sau này chương trình này đổi thành Trợ Giúp Tạm Thời cho Gia Đình đang Cần Giúp (Temporay Assistance for Needy Families)có hiệu lực vào ngày 1/7/1997. Tổng số tiền welfare của liên bang về TANF càng lúc càng ít dần cho đến nay thì số lượng gia đình sống nhờ vào TANFcũng ít đi do các điều lệ khó khăn cho các gia đình có con nhỏ càng lúc càng khó khăn hơn.
Riêng đối với tiểu bang California trong năm 2014 đã tiêu phí 6.7 tỷ USD vừa Liên Bang và Tiểu bang cung cấp cho chương trình Trợ Cấp Tạm Thờ Cho Gia Đình Đang Thiếu TANF.

Welfare là hệ thống an sinh nước Mỹ để giúp đỡ cho những người không có khả năng hay ít lợi tức (income). Đối với hoàn cảnh gia đình đông con, thì chính phủ Hoa Kỳ có chương trình trợ cấp cho những cha mẹ đi làm lợi tức thấp không đủ sống. Hoặc một cha hay một mẹ đi làm với số giờ chính phủ quy định và một người có bổn phận ở nhà chăm nom con cái. TANF trong California này bao hàm chương trình Cal -Works giúp cho cha mẹ có đi làm và con nhỏ nhưng lợi tức thấp. Những sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ nhằm để cha mẹ có thì giờ chăm sóc con cái trong học hành giáo dưỡng. Mục đích tối hậu là những đứa nhỏ trong gia đình phải học hành tiến tới, đạt thành công khi vào ngưỡng cửa đại học giúp gia đình vượt qua ‘ngưỡng cửa” nghèo khó. Sau Chiến Tranh VN, hàng trăm ngàn gia đình người Việt được qua tái định cư tại Mỹ. Riêng gia đình tôi hai vợ chồng không những luống tuổi nhưng trình độ không thể nào có lợi tức cao, hơn nữa qua Mỹ với bầy con dại 5 đứa thì làm sao cho con cái thăng tiến trong học hành?.
Câu hỏi này đã có câu trả lời là welfare từ Sở Xã Hội (Social Services Agency) cho gia đình có con nhỏ

Thường có những ý nghĩ tiêu cực và mặc cảm trong hệ thống welfare nước Mỹ do số người xấu lợi dụng welfare để trốn việc hay khai gian dối để hưởng gian lợi tức từ chính phủ.

Hệ thống welfare nhất là đối với gia đình có con nhỏ, chính phủ nhằm giúp đỡ cho những đúa trẻ trong các gia đình nghèo (hay cách gọi lịch sự là lợi tức thấp)có cơ hội thăng tiến và sau này thành công vượt ra khỏi nghèo khó.

Nhận Định Vai trò Cha Mẹ đi lên từ welfare

Welfare không xấu chỉ có những người lợi dụng welfare khai gian trốn tránh nhiệm vụ mới xấu thôi.

Những câu nói của một số người VN như ‘tôi không thèm ăn welfare” hay “nộp thuế để nuôi mấy người ăn welfare?” vv.. là những câu nói đầy thành kiến và mặc cảm.
Sự thật, chính phủ Mỹ cấp welfare cho những đứa trẻ lên đến 18 tuổi và cha mẹ được hưởng theo từ y tế cho đến tem phiếu thực phẩm chỉ có 5 năm (chính sách từ TT Bill Clinton) và có những điều kiện bắt buộc cha mẹ ngoài đi làm với thời lượng chỉ định nào đó phải có bổn phận chăm nom học hành hay an toàn cho con cái chu toàn.
Sự trợ giúp hạn chế không phải là quá dư thừa hào sảng nhưng nếu cha mẹ của trẻ nhỏ biết bổn phận và tương lai tươi sáng cho con thì phải thi hành đúng bổn phận của những gia đình có con nhỏ.

Bổn phận đó là gì?

Trước tiên là phải hiểu đây là trợ giúp tạm thời từ chính phủ để giúp cho gia đình thăng tiến và bước ra bậc cửa của ngu dốt và nghèo khó.

Như thế những gia đình có con nhỏ, hưởng lợi tức welfare nhưng cha mẹ bỏ bê con cái đi làm tiền mặt dấu diếm chính phủ trong khi con cái lang thang học hành ra sao cũng được. Hậu quả nhan nhản những đứa trẻ có hưởng welfare nhưng cha mẹ thiếu bổn phận là mất mát thua thiệt. Học hành đổ vỡ, đi theo băng đảng bụi đời cuối cùng vào vòng tù tội và tương lai suốt một màu đen khủng khiếp. Lúc này cha mẹ có hối hận cũng đã muộn màng.

Chính phủ Mỹ trợ giúp tạm thời cho một đứa trẻ cho đến lúc nó học hành thành công, đi làm nộp thuế suốt đời thì mối lợi của chính phủ Mỹ quá to lớn, không thể so sánh được với một ít tiền chính phủ tốn cho đứa trẻ này từ nhỏ cho đến tuổi 18 mà thôi.

So sánh còn kinh khủng hơn, khi chúng ta biết rằng trung bình chính phủ Mỹ tốn kém cho một người tù tại Hoa Kỳ hiện nay mỗi năm 32,000 USD?. Như thế, sự thất bại cho một gia đình hưởng welfare nhưng con cái học hành không ra gì, hậu quả còn tốn kém tai hại gấp nhiều lần so với một gia đình có con nhỏ có hưởng welfare nhưng con cái nên người sau này có ích cho xã hội.

Chu Kỳ Nghèo Khổ (poverty cycle) là gì?

Trong lý thuyết của hệ thống welfare nước Mỹ có danh từ “poor cycle” tạm gọi là “chu kỳ nghèo khổ” cứ bám mãi vào từ thế hệ cha mẹ cho đến con cái.

Nói rõ ràng ra đời cha mẹ nghèo phải nhờ trợ cấp welfare chính phủ để nuôi con nhưng không vươn lên nỗi ra nỗi cái vòng đói nghèo. Con cái tuy không hư đốn, hư hỏng vào con đường tù tội nhưng học hành không cao, hay học nửa đường ‘đứt gánh’ do có thai làm mẹ sớm, làm cha sớm trước tuổi trưởng thành hay thành đạt. Thế là lại tiếp tục bỏ học nuôi con tất nhiên không có việc làm lại phải ‘gõ cửa’ Sở Xã HỘi nhờ trợ giúp welfare. Cũng có lớp trẻ học hành không vươn lên cao nỗi, làm lương ít ỏi không đủ sống đến khi lập gia đình có con cái lại lâm vào ‘mức nghèo’ của chính phủ Mỹ quy định.

Như thế, chính phủ Mỹ có những chương trình bình đẳng quyền lợi cho mọi gia đình về trợ giúp welfare. Thất bại hay thành công tuỳ thuộc vào ý thức cha mẹ hay quan niệm sống trong gia đình thụ hưởng welfare là chính.

Ngang đây chúng ta thấy bổn phận làm cha mẹ (parenting) trong gia đình có con nhỏ, hưởng welfare nếu làm đúng bổn phận thì rất cao quý và thiết yếu. Nếu thành công thì đây là niềm tự hào đáng được khích lệ. Welfare là hệ thống an sinh xã hội cho một nước phát triển; trong đó phần giúp đỡ cho các gia đình có con nhỏ tại Mỹ hiện nay là một nhánh nhưng quan trọng cho tương lai xã hội rất nhiều. Welfare hoàn toàn không phải là một điều nhục nhả như một số người hay tự ti mặc cảm, định kiến , đối với hệ thống này hay đối với đối tượng thụ hưởng. Tóm lại, welfare là bổn phận của chính phủ và cũng là bổn phận của những gia đình, cá nhân thụ hưởng welfare.

Đinh Hoa Lư 12/6/2016

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT