Cali Today News – Sau khi nguồn cung cấp khí đốt qua Nord Stream 1 ngừng vào thứ Hai, các nhà lãnh đạo châu Âu đã lên kế hoạch cho một tương lai không có năng lượng của Nga
Câu hỏi được đạt ra hiện nay là: Liệu Vladimir Putin có mở lại đường ống khí đốt sau khi bảo trì hay không? Tuần này, công ty năng lượng Gazprom do Điện Kremlin kiểm soát đã ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 để bảo trì cho đến ngày 21 tháng 7, sau khi cắt giảm sản lượng xuống dưới 40% công suất trước đó một tuần. Giờ đây, ngày càng có nhiều lo ngại rằng ông Putin có thể sẽ từ chối mở lại đường ống.
Lo ngại về nguồn cung cấp khí đốt đã khiến các quốc gia châu Âu nhanh chóng lấp đầy dung lượng lưu trữ trước mùa đông đến.
Hầu hết các quốc gia Châu Âu đều sẽ gặp khó khăn khi không có khí đốt của Nga, đặc biệt là Đức. Ngược lại, các quốc gia có mối liên hệ tốt hơn với Nga, bao gồm Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ, ít có sự gián đoạn.
Mặc dù Moscow đã từng hạn chế cung cấp khí đốt đến châu Âu như một phần của các tranh chấp trong quá khứ với Ukraine – bao gồm cả các năm 2005-06, 2009 và 2017.
Chiến lược này, nếu xảy ra trong nay mai, có mục đích rõ ràng là làm suy yếu các đồng minh của Ukraine và có khả năng khiến các quốc gia Châu Âu sẽ quay lưng với Ukraine.
Tuần này, Thủ tướng cực hữu, dân túy cực đoan, thân Putin của Hungary, Viktor Orbán, cho biết Hungary sẽ ngừng xuất khẩu khí đốt sang các nước láng giềng. Hành động này của Viktor Orbán đã đi ngược lại một quy định bắt buộc phải có sự đoàn kết giữa các nước châu Âu để ngăn chặn việc cắt giảm nguồn cung sau tranh chấp khí đốt Nga-Ukraine năm 2017.
Khí đốt bán ra ở châu Âu ít hơn đồng nghĩa với việc cung cấp ít tiền hơn cho kho chiến tranh của Điện Kremlin.
Vậy những quốc gia nào dễ bị tổn thương nhất trước sức ép của Putin với vũ khí khí đốt?
Nước Đức
Đức là một cường quốc kinh tế châu Âu, nước này sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thiếu hụt khí đốt đột ngột của Nga sau khi đóng cửa Nord Stream 1, chạy từ Vyborg, phía tây bắc St Petersburg, đường ống chạy dưới biển đến bờ biển Baltic của Đức.
Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck, nói rằng Điện Kremlin đang sử dụng khí đốt “như một vũ khí” và thừa nhận đất nước của ông đã mắc một “sai lầm chính trị nghiêm trọng” khi trở nên quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Nga trong một thời gian dài. Đức đã nhập khẩu 59,2 tỷ mét khối khí đốt thông qua Nord Stream 1 vào năm 2021 và đã hy vọng tăng gấp đôi lượng khí đó thông qua một đường ống chị em mới, Nord Stream 2, nhưng đã đình chỉ các kế hoạch đó vài ngày trước khi xâm lược Ukraine.
Đức đã vội vàng cố gắng loại bỏ khí đốt của Nga để tạo khoảng cách với Putin kể từ sau chiến tranh. Trong khi đó, Gazprom đã cắt nguồn cung cấp qua Nord Stream 1 xuống còn 40% công suất vào giữa tháng Sáu. Kết quả là, sự phụ thuộc của Đức vào khí đốt của Nga đã giảm từ 55% tổng lượng tiêu thụ xuống còn 35% kể từ sau chiến tranh. Nhưng chính phủ vẫn buộc phải tuyên bố khủng hoảng khí đốt, yêu cầu những người sử dụng công nghiệp cắt giảm việc sử dụng và khuyến khích các hội đồng tắt đèn giao thông vào ban đêm, cắt giảm việc sử dụng điều hòa không khí và ngừng thắp sáng các tòa nhà lịch sử.
Các nhà đầu tư đang ở mức bi quan nhất đối với nền kinh tế Đức kể từ sau khủng hoảng nợ của khu vực đồng euro vào năm 2011, trong bối cảnh lo ngại nó có thể rơi vào suy thoái.
Nước Ý
Người Ý hiện đang chống chọi với đợt nắng nóng nhưng việc giữ ấm trong mùa đông này vẫn nằm trong chương trình nghị sự ở một quốc gia có dân số già nhất ở châu Âu. Nhập khẩu khí đốt của Nga chiếm 18% lượng tiêu thụ trước cuộc chiến ở Ukraine và phần lớn được dẫn qua đường ống dẫn khí đốt xuyên Áo.
Gazprom sẽ cắt giảm 1/3 nguồn cung cấp cho Ý, bên cạnh mức cắt giảm 60% kể từ khi chiến tranh nổ ra. Việc ngừng hoàn toàn cung cấp khí đốt của Nga có thể khiến GDP của Italy giảm 2%. Lợi suất trái phiếu tăng cho thấy thị trường ngày càng lo ngại về khả năng trả các khoản nợ khổng lồ của đất nước.
Các kho chứa khí đốt của Ý hiện đã đầy khoảng 60% và các kế hoạch đã được đưa ra để yêu cầu người tiêu dùng tắt sưởi trong mùa đông này và dành ít tắm hơn.
Nước Slovakia
Slovakia đã cố gắng tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Na Uy và các quốc gia khác cho đến cuối năm nay.
Nước Áo
Áo nhận 80% khí đốt từ Nga và các kho dự trữ của nước này chỉ đáp ứng được 39% nhu cầu hàng năm. Chính phủ đã cam kết chi 6,6 tỷ euro để xây dựng thêm các kho chứa dự trữ.
Nước Hòa Lan
Bộ Năng lượng Hòa Lan cho biết nước này đã cố gắng đạt được mục tiêu chấm dứt nhu cầu sử dụng khí đốt của Nga cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, với tư cách là một trung tâm lưu trữ và vận chuyển khổng lồ, nó có thể bị ảnh hưởng bởi dòng chảy giảm. Vào tháng 5, Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt cho công ty GasTerra của Hòa Lan sau khi công ty này từ chối đáp ứng yêu cầu của Điện Kremlin rằng tất cả thanh toán mua khí đốt phải trả bằng đồng rúp.
Việt Linh 07/19/2022