Thursday, March 28, 2024

Vụ giết 5 người của báo Capital Gazette là cuộc tấn công hiếm hoi vào ký giả Mỹ

New York Times – Vụ một sát thủ nổ súng giết 5 người trong tòa soạn báo Capital Gazette ở Annapolis hôm qua là một vụ tấn công hiếm hoi vào ký giả Mỹ, nhất là khi con số người bị hại cao đến như thế.

Vụ giết ký giả duy nhất từ năm 1992 trong đó hơn một ký giả bị giết là vào năm 2015, khi hai phóng viên truyền hình bị bắn chết lúc họ thực hiện công việc truyền hình trực tiếp, theo số liệu của Ủy ban Bảo Vệ Ký Giả công bố.

Cảnh sát cho hay ngoài số người bị giết còn nhiều người khác bị thương và hung thủ được nhận diện là Jarrod Ramos, một cư dân của Laurel từ lâu vẫn có hiềm khích với tờ báo Capital Gazette.

Tuy bạo lực chống ký giả là chuyện hiếm ở Mỹ, nếu so với các quốc gia khác, song các nhóm tranh đấu cho tự do báo chí từ vài năm qua đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng thù địch và đe dọa ký giả ở Mỹ đang có chiều hướng tăng cao.

Năm 2007, một ký giả tên Chauncey Bailey bị giết ở Oakland khi ông viết bài về mối quan hệ tài chính của một tiệm bánh vốn là nơi tập trung cá choạt động cộng đồng địa phương. Năm 2001, Robert Stevens, ký giả nhiếp ảnh của báo The Sun ở Boca Raton của Florida bị giết do chất độc anthrax.

Những nạn nhân bị giết trong vụ nổ súng vào toà soạn báo Capital Gazette. Photo credit: NYT

William Biggart, phóng viên ảnh tự do, bị giết trong vụ 9/11 ở New York City. Năm 1993, Dona St.Plite, một ký giả gốc Haiti làm việc cho đài WKAT ở Miami, bị sát hại vì một vụ có liên quan đến cái chết của một ký giả khác trước đó đã bị ám sát chết.

Năm 1992 Manuel de Dios Unanue, một ký giả gốc Cuba, bị giết trong vụ mà cảnh sát điều tra tin là một âm mưu nhằm bịt miệng ông khi ông lên tiếng chống lại buôn bán ma túy và rửa tiền. Từ năm 1976 đến năm 1993, có 12 ký giả bị giết ở Mỹ, nhưng đa số là các ký giả gốc di dân làm việc cho các báo không phải là Anh Ngữ.

Trần Vũ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img