Vào khoảng 14h30 chiều ngày 22/4, người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã phóng thích toàn bộ 19 cảnh sát cơ động bị họ bắt giữ sau vụ xô xát vào ngày 15/4/2017 sau khi ông Nguyễn Đức Chung-Chủ tịch Hà Nội về thôn Hoành để đối thoại với người dân. Tại đây, ông đã viết bản cam kết sẽ không truy tố hình sự vụ bắt giữ người này. Như vậy, sau 8 ngày bị giữ, toàn bộ cảnh sát cơ động đã được phóng thích hoàn toàn. Những căng thẳng ở Đồng Tâm cũng đã được tháo gỡ.

Khoảng 10h sáng, ngày 22/4, ông Chung cùng với rất nhiều người, bao gồm: Thiếu tướng công an Hồ Sỹ Tiến-Cục trưởng Cục hình sự Bộ Công an; Thiếu tướng quân đội Nguyễn Hữu Anh-Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; Thiếu tướng Công an Đoàn Duy Khương-Giám đốc Công an thành phố Hà Nội. Cùng với đó là những đại biểu Quốc hội, như: Dương Trung Quốc; Lưu Bình Nhưỡng, Đỗ Văn Đương.
Tại cuộc đối thoại, phía những người đại diện cho dân cho rằng, sự việc vừa qua là điều đáng tiếc. Song, việc bắt giữ 38 người, bao gồm cảnh sát cơ động, lãnh đạo địa phương là điều vạn bất đắc dĩ nhưng nốn vốn phải xảy ra. Sự việc xảy ra dựa trên hai nỗi bất bình trong lòng dân chúng. Việc thứ nhất liên quan đến 59hecta đất tại đồng Sênh (thôn Hoành) của người dân không liên quan gì đến dự án phi trường Miếu Môn trước đây, nhưng lãnh đạo xã Đồng Tâm lại liên tục nói đó là đất quốc phòng. Đã vậy, chính quyền địa phương lại liên tục dùng loa phóng thanh để tuyên truyền lếu láo, việc làm này chẳng khác gì xát muối vào vết đau, khơi gợi sự căm phẫn trong lòng người dân. Việc thu hồi 59hecta đất đồng Sênh là trái với quy định pháp luật, song chính quyền lại dùng đất đó để bán cho Tập đoàn viễn thông Viettel.

Việc thứ hai là phía chính quyền lừa người dân trong vụ bắt giữ 4 người xảy ra vào ngày 15/4. Đầu tiên, bọn mật vụ của công an huyện Mỹ Đức đóng giả cán bộ đến gặp người dân, yêu cầu họ dẫn đến chỉ mốc lộ giới để giải quyết đâu là phần đất nông nghiệp, đâu là phần đất quốc phòng. Người dân tưởng thật mới dẫn bọn mật vụ đi. Nhưng khi đến cột mốc thứ 2, bọn mật vụ đã ra tay, chúng đánh đập cụ ông Lê Đình Kình, người có 83 tuổi đời nhưng đã 66 là đảng viên CSVN. Chúng bắt ông như bắt heo, quăng lên xe không thương tiếc. Kết quả là cụ Kình bị gãy chân. Theo những người chứng kiến, cảnh tượng đó khiến họ vô cùng phẫn uất. Sự tàn nhẫn của bọn mật vụ là điều không thể chấp nhận được. Từ đó dẫn đến vụ bạo động, bắt giữ 38 người tại xã Đồng Tâm.
Sau khi nghe người dân trình bày, ông Nguyễn Đức Chung hứa sẽ cho điều tra xác minh việc bắt giữ gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình.
Khoảng 2 tiếng sau khi có cuộc đối thoại giữa hai bên, phía người dân đã bàn giao 19 cảnh sát cơ động, cán bộ địa phương cho phía chính quyền thành phố Hà Nội.
Có thể nói, đây chính là thành công bước đầu của người dân xã Đồng Tâm, khi họ kiên quyết bắt giữ cảnh sát cơ động, nhằm gây áp lực để đạt được mục đích của mình.
Phía chính quyền thành phố Hà Nội cho hay, họ vừa ra quyết định thanh tra toàn bộ dự án đất đai ở xã Đồng Tâm trong vòng 45 ngày. Người dân Đồng Tâm có quyền hy vọng mọi chuyện tốt đẹp sẽ đến.
Song, trong chế độ độc tài CSVN, mọi lời hứa, những bản cam kết đều không thể tin được. Sự việc ở xã Đồng Tâm không chỉ xảy ra mới đây, mà nó đã có từ nhiều năm, xảy ra biết bao nhiêu vụ kiện cáo, xô xát giữa người dân với chính quyền. Tuy nhiên, phần thiệt vẫn nằm về phía những người dân thấp cổ bé họng.
Tập đoàn viễn thông Viettel của của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Ngoài việc có súng đạn, lại còn được ưu ái trong việc kinh doanh nên hy vọng Viettel nhượng bộ, không xây dựng dự án sân golf, trả lại cho dân 59hecta mà họ đã cướp là điều vô cùng khó xảy ra.
Nguoi Quan Sat