Cali Today News – Phố Cổ Hội An thuộc miền trung Việt Nam một nơi thu hút khách du lịch, nay cấm xe hơi và xe gắn máy lưu hành. Lệnh mới của tân thủ tướng vừa lên bắt dân vào đây phải đi bộ. Mỉa mai thay, khi ông Nguyễn Xuân Phúc đang sải bước dạo chơi trong trung tâm khu phố Hội An, cả đoàn xe hơi hộ tống láng bóng nối tiếp ‘rè rè’ theo lưng ‘ngài thủ tướng’? Thế là cư dân mạng ào ào ‘nổi sóng’ phản đối kèm theo hình ảnh chứng minh. Mấy “ông nhà nước’ hết đường chối cãi, bắt buộc thủ tướng phải xin lỗi – một hành động ‘cực kỳ’ hiếm đối với các quan ‘tai to mặt lớn’ Cộng Sản cầm quyền hiện tại.
Ít ai ở VN mới ngồi được trong đoàn xe đặc biệt, có ký hiệu riêng, đen sì, đắt tiền kia ngoài trừ chính phủ VN. Tuy nhiên con số xe hơi đang rộ lên ở quốc gia Cộng Sản này đang đưa đến tình trạng lo ngại về ô nhiễm cùng tắc nghẽn giao thông. Số xe du lịch, xe van xe tải bán được tăng vọt lên 55% so với năm 2015 là năm thấp nhất. Nếu kể hết năm này thì phải cộng thêm 1/3 số lượng nữa. Hà Nội và Sài Gòn là hai thành phố có lượng xe hơi tiêu thụ nhiều nhất, là hai thành phố chiếm hết nửa số dân đô thị toàn quốc.
So với các nước lân cận đang kẹt cứng về nạn xe cộ, đô thị lớn tại VN tương đối còn đỡ hơn một tí. Tuy nhiên 40 triệu chiếc xe gắn máy hàng ngày đang làm khổ sở khách bộ hành ngày ngày inh ỏi trên khắp đại lộ hay trong các con hẽm tối om. Xe hơi tại VN khác hơn chính chúng mới làm cho giao thông trong thành phố nước này kẹt cứng lại.
Tại sao thế? Ngay Hà Nội chỉ có 9% đất đai là diện tích mặt đường so với 32% tại Mahattan. Theo Ngân Hàng World Bank vào năm 2011 tính toán nếu lượng xe tại VN ngang mức trung bình với nước láng giềng Malaysia thôi, thì thủ đô Việt Nam xem như ‘không còn nhúc nhích”!
Cái chính phủ này thật mâu thuẫn làm sao? Arve Hansen một học giả cho hay như thế. Vừa muốn giúp cho kỹ nghệ xe hơi tại VN nhưng lại tát thuế ào ào vào người mua để mong bớt nạn ùn đống giao thông tại thành phố. Bộ Thương Mại vừa điều đình với thẩm quyền chính phủ giới hạn xe hơi thông qua thuế khoá. Thêm vào đó một hiệp định vừa ký với Thái Lan rồi đây xe hơi giá rẻ sẽ tuôn vào VN ào ạt nội trong năm 2018.
Đường sá kẹt cứng nhưng ý tưởng tậu xe hơi vẫn hấp dẫn với mọi người; dĩ nhiên là cho những kẻ có tiền, và đường kẹt là chuyện của ‘mấy ông nhà nước’ chứ không phải của họ. Tai nạn xe hơi tông nhau hàng ngày tại VN khiến việc lái xe ở quốc gia càng trở nên rùng rợn. Người lái xe hiện nay có khuynh hướng thích ngồi trong xe có máy lạnh hơn là phải ngồi phơi nắng người ướt đẫm mồ hôi trên chiếc xe gắn máy mỗi lần tắt nghẽn giao thông. Ngồi lâu ‘rục cả xương’ trên xe buýt cũng là môt khổ nạn, đó là chưa kể nóng nực và không đúng giờ lại là những cái tệ hại khác cho thứ xe này. Do vậy ít ai ưa xe buýt tại VN hiện nay ngoài trừ người nghèo hay không còn phương tiện nào trong tay. Thế là con số xe buýt công cộng tại Hà Nội bị rớt xuống 14% trong vòng một năm.
Hệ thống đường sắt có thể góp phần nào giải toả vấn nạn kẹt xe tại thành phố. Đường xe điện ngầm đầu tiên đang xây dựng tại SG; hàng đường sắt trên cao đang được xây tại Hà Nội nhưng chờ đợi phải mất vài năm nữa mới xong mạng lưới giao thông mới này để mong thay đổi khuôn mặt những thành phố đang phát triển nhanh đến chóng mặt tại VN hiện nay. Hà Nội đang có những chính sách xây dựng cái vẻ hào nhoáng bên ngoài cho thật màu sắc hơn là phát triển cái tốt đẹp và thực chất bề trong.
Các giới chức thành phố muốn thế, họ muốn cái hào nhoáng hơn là nội dung. Các ‘quan lớn’ tại SG hiện nay cũng vậy, các ‘ngài’ đang tính chuyện ‘thu bớt’ hay ‘dẹp luôn’ các vỉa hè cho người đi bộ để mở đường rộng ra nhằm phục vụ cho xe hơi? Các ‘quan lớn’ tại thủ đô nước này đang nghĩ đến chuyện cải tiến phương tiện giao thông công cộng và sau hết sẽ cấm 5 triệu chiếc xe gắn máy trên các khu phố này do các ‘ngài’ cho rằng cấm xe gắn máy ‘tốt hơn cấm xe hơi”?
Ý kiến này xem chừng hay đấy! lý do trước tiên, khi các ‘ngài cán bộ’ ngồi trong các đoàn xe đen đắt tiền của chính phủ, các ‘đại gia’ ngồi trong các chiếc xe du lịch “triệu đô” khỏi bực mình bởi nạn kẹt xe và những tiếng còi xe gắn máy inh ỏi tại các thành phố lớn Việt Nam hiện nay.
Đinh Hoa Lư (phóng dịch dựa theo Economist)