Cali Today News – Người dân Mỹ tiếp tục đau khổ, xã hội Mỹ còn tiếp tục khổ đau vì những vụ thảm sát vô lý từ những người máu lạnh liên quan đến chủng tộc. Từ thời chấm dứt chế độ nô lệ vào năm 1865 đến nay người da đen thực sự là nạn nhân chính cho thảm nạn kỳ thị chủng tộc tại Mỹ. Hậu quả này vẫn còn dai dẳng đưa đến những bạo loạn xã hội, nhất là sự phản đối của cộng đồng người Mỹ da đen càng lúc càng tăng. Nếu chính phủ Mỹ không coi trọng và tìm cách giải quyết thì bạo lực do kỳ thị chủng tộc cùng hệ quả của nó không dừng lại ở những cuộc biểu tình?
Xã hội Mỹ là xã hội nhập cư nên sự kỳ thị đương nhiên phải có, nhiều hơn trầm trọng hơn bất cứ xã hội nào. Từ thời những người di dân Pilgrims đến nay chỉ có người da trắng là ‘chủng tộc thuợng đẳng’ và tại sao người da đen lại là nạn nhân ?
Thật ra nếu không có nạn buôn nô lệ để làm giàu cho các chủ đồn điền người da trắng tại Tân Lục Địa thì họ đâu có muốn đi từ Phi châu tới Mỹ châu làm gì để rồi đây con cháu họ lớp bị giết tùy thích khi bị bắt bán làm lụng như con vật trong các thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 20 của đảng KKK trongphong trào Lynching đầu thế 20?
Hậu quả này đến từ truyền thống kỳ thị chủng tộc, những nạn nhân da đen người dân da màu đã trở thành bản địa một cách bất đắc chí vì sự di đày của tổ tiên vô phúc của họ. Họ tiếp tục bị hận thù bị giết và tiếng nói công lý chưa thực tâm che chở cho họ. Mặc dù trong ngôn từ chính trị người ta vẫn đề cập ; mặc dù nước Mỹ từng ‘hãnh diện’ khi có một tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ.
Và trớ trêu mai mỉa thay, những nạn nhân da đen vẫn tăng đều trên mắt báo chí thời sự. Sự phẩn nộ của người da đen vẫn bốc cao ngùn ngụt nhưng chẳng lay chuyển được gì cho một định kiến và truyền thống kỳ thị trong xã hội này.
Đó là sự thật.
Ngày 28 tháng 8, năm 1963 Khi mục sư Luther King cùng các chính khách da đen khác như Bayard Rustin, Cleveland Robinson dẩn đầu cuộc tuần hành vĩ đại đến Hoa thịnh Đốn thì tiếng nói của người da đen được lắng nghe bằng Civil Rights Act vào năm 1964 nó chấm dứt trên pháp luật sự kỳ thị người da đen trong mọi bình diện. Dấu chấm hết cho sự kỳ thị này không dứt khoát sau cái chết của mục sư Luther King hay những nhà tranh đấu khác. Dấu chấm hết này không thực sự dứt khoát dẫu cho Liên Bang quy định vào thứ Hai tuần thứ ba , tháng Giêng hàng năm là ngày vinh danh cố mục sư Luther King Jr.
Cũng không lấy lý do nước Mỹ nhiều súng đạn là cớ cho người kỳ thị da đen dễ dàng giết họ.
Súng đạn không giết người, chỉ có người mới làm chủ được chuyện giết người. Lòng hận thù (hatred) cùng mặc cảm hận thù chủng tộc từ khuynh huớng tự tôn hay tự ti cũng gây ra phản ứng tiêu cực, bệnh hoạn. Vấn đề trầm trọng ở đây là văn hóa. Khi thành kiến kỳ thị vẫn in sâu vào văn hóa thì khó lòng xóa bỏ được đặc tính kỳ thị vốn dĩ sâu đậm trong xã hội Mỹ quốc. Nhan nhản tại Nga, Đức, Anh Pháp và tại Mỹ các băng nhóm tội phạm cấu tạo từ chủ nghĩa chủng tộc cực đoan mang lại nhiều tội ác. Băng đảng KKK đầu thế kỷ sống ngoài pháp luật, họ tự làm luật rừng để giết chết nhiều người da đen với hình thức Lynching. Ngày nay KKK tuy không phát triển mạnh, nhưng ‘bản sao’ của chúng vẫn còn với hình thức khác tinh vi hơn. Sự giết người hàng loạt, phải chăng là ‘biến tướng’ của lynching khi bị pháp luật gắt gao trừng trị?
Những người da màu khác cũng từng là nạn nhân của xã hội kỳ thị này, mức độ nặng nhất và lâu dài nhất chỉ có người da đen hứng chịu. Đây là hậu quả từ lịch sử tạo nên. Và sự cải tiến giáo dục cùng văn hóa chưa đáp ứng được mức độ thăng tiến của một xã hội sản xuất dư thừa vào bậc nhất thế giới. Nước Mỹ là một cường quốc về kinh tế, quân sự , giáo dục nhưng văn hóa kỳ thị khi vẫn còn quá hằn sâu vào lòng xã hội thì nhu cầu về nhân quyền vẫn còn đòi hỏi mạnh mẽ chứ không đi làm ‘khuôn mẫu’ cho người khác được. Chuyện này chúng ta phải xét lại trong cách nhìn về xã hội Mỹ.
Bạn thử tưởng tượng, cách đây vài chục năm vào thập niên 1960s, người da đen phải đi xe buýt công cộng riêng, phải vào tiệm ăn riêng, và dùng các công ích riêng tại nước Mỹ thì chúng ta nghĩ ra sao về xã hội này.
Trong những ngày lễ Thánh, Lễ tình yêu, văn chương , văn học người ta ca ngợi tình người, tình gia đình, tình nhân loại. Nhưng những bài viết, những vận động lễ lạc, vấn đề tôn giáo huớng dẫn giáo dục con người thuơng người khác màu da không được chú trọng đúng mức cho con người từ thuỏ ấu thơ. Mức độ phát triển kinh tế, làm xã hội Mỹ chểnh mãng trong công cuộc giáo dục tâm lý con nguòi xã hội biết thuơng nhau trong tình đồng loại hơn là chỉ thuơng nhau đoàn kêt hạn hẹp trong tình đồng chủng.
Hậu quả kỳ thị kinh niên do đó vẫn hằn nặng, sâu sắc trong xã hội Hoa kỳ là điều đương nhiên.
Phân tích khảo sát hiện nay con số người da đen thất nghiệp vẫn cao hơn da trắng. Lương bỗng cũng thấp hơn người da trắng. Tỷ lệ tù tội cao hơn da trắng, bị cảnh sát da trắng bắn chết nhiều nhất?
SỰ NGUY HIỂM DO KHUYNH HUỚNG (bias) KỲ THỊ CHỦNG TỘC TRONG VAI TRÒ TRUYỀN THÔNG
Sự lèo lái dư luận từ các tổ hợp truyền thông cũng mang khuynh huớng kỳ thị, không có lợi thế cho người da đen
Chúng ta không nên cho rằng truyền thông là đại diện cho sự thật, cho công lý cho số đông; sự thực các tổ hợp tư bản về truyền thông nhất là tại Mỹ có vai trò huớng dẫn dư luận theo khuynh huớng của họ. Nếu nhận xét kỹ chúng ta sẽ tìm ra. Đó là lý do, các chính trị gia Mỹ luôn e dè và chú trọng đến các tập đoàn truyền thông nhất là tại Hoa Kỳ.
Người da đen thì họ dùng câu viết sau
“một thanh niên lội nước ngang ngực sau khi vào HÔI CỦA (looting) từ một tiệm tạp hóa…”
cùng hình ảnh đó ,nhưng của hai người da trắng thì truyền thông lại viết:
“hai cư dân lội nước ngang ngưc sau khi TÌM KIẾM (finding) bánh mỳ và soda tư một tiệm tạp hóa trong vùng…”
Sự nguy hiểm và khuynh huớng kỳ thị trong truyền thông khi nó giữ vị trí LÈO LÁI dư luận, công luận.
Vụ tàn sát 9 nạn nhân da đen trong nhà thờ CharlesTon S.C. do bàn tay sát thủ da trắng có đầu óc kỳ thị da màu kinh khủng là Dylann Roof 21 tuổi , một hành động khủng bố còn tệ hơn khủng bố thì các xướng ngôn viên cho là ‘bệnh tâm thần” ? lịch sử tàn phá nhà thờ người da đen thuờng xảy ra trong lịch sử Mỹ nhưng chưa bao giờ nghe danh từ khủng bố ghép tội cho hành động của đảng KKK? phải chăng đây là sức mạnh da trắng?
Khi ra đường gặp một toán thanh niên da đen, cảm giác ta thấy sò sợ chính chúng ta đang bị khuynh huớng của truyền thông huớng dẫn dần hồi bằng hình ảnh bằng tin tức mà chúng ta không hay. Khi chúng ta thu nhận nhân công, người da đen bị thu nhận khó khăn hơn chính cũng từ sự khuynh loát của truyền thông từng huớng dẫn khuynh huớng của mình về cách nhìn chủng tộc. Những từ ngữ những hình ảnh người ta đăng ra đều có sự sắp đặt và có ý định chứ không hoàn toàn vô tư.
Chúng ta nghĩ thế nào nếu sự kỳ thị này chỉa vào các cộng đồng da màu khác, người Việt, Trung Hoa, Mễ với mức độ khốc liệt ngang hàng với người da đen?
Lịch sử chứng minh người Tàu, người Nhật từng là nạn nhân kinh hoàng từ nạn kỳ thị chủng tộc tại Mỹ. Chính những suy nghĩ sai và thành kiến da màu của chúng ta những người da màu, là kết quả do các tập đoàn truyền thông lam` ra với mục đích ‘định sẵn’.
Người Á Châu cũng từng bị kỳ thị với ví dụ sự ra đời của đạo luật Cấm người Tàu vào năm 1882, hay với người Nhật vào năm 1907. Trong thế chiến Hai các trại tập trung người Nhật cũng từng xảy ra một thời gian khốn đốn cho người Á Châu.
Xưa nay bao nhiêu học giả, văn sĩ, thi sĩ đã viết nhiều về những thảm trạng của người da đen. Nếu chúng ta đặt thân phận chúng ta như họ sẽ hiểu nỗi thống khổ của họ như thế nào.
Nữ văn sĩ da trắng Mỹ Nelle Harper Lee trong cuốn To Kill a Mockingbird, viết về tệ nạn phân biệt chủng tộc. Trong cuốn sách đó của bà, có một đoạn như sau:
“Bạn không bao giờ thực sự thông cảm một người cho đến khi bạn xem xét hiểu mọi chuyện trong quan điểm của họ …cho đến khi bạn khoác lấy màu da của họ và đi bộ quanh đây như họ. “
Hãy thử làm người da đen một thời gian, nếu được, để chúng ta thông hiểu niềm đau thế kỷ của họ ra sao?
RẮC RỐI VỀ VẤN NẠN KINH NIÊN- KỲ THỊ CHỦNG TỘC
Theo các học giả Mỹ thì Chủ nghĩa Phân Biệt Chủng Tộc là “một lý tưởng hay hệ thống của niềm tin có được dựa trên sự xét đoán cực đoan về sự bất bình đẳng giữa chủng tộc hay sắc tộc .” Do đó rắc rối chính trị cùng xã hội tại Mỹ về kỳ thị chủng tộc sẽ trở thành một vấn đề. Hiện nay coi bộtư pháp Hoa kỳ có phần ‘im lặng’ trong những sự kiện liên quan đến chủng tộc.
Kỳ thị chủng tộc là vấn đề có thật trong lịch sử Hoa kỳ chứ không phải phát sinh gần đây. Sự yếu kém của các tổ chức của Phong trào Dân Quyền của Mỹ là một thực tế sau khi nhà tranh đấu dân quyền Luther King Jr. mất đi vào năm 1968. Các tổ chức dân quyền cho người da màu như NAACP hay SCLC…đều hoạt động cầm chừng khi không còn ngôi sao sáng chói như mục sư Luther King Jr. hay các học giả da màu khác. Hiện nay sự chậm trễ và thiên vị trong vấn đề chủng tộc khi bồi thẩm đoàn xử án có phần nào đưa lên hình ảnh không tốt cho tư pháp Hoa kỳ làm cho sự phẩn nộ của cộng đồng da đen lên cao thêm,
Chuyện đáng lo, Hoa kỳđừng để ‘truyền thống kỳ thị ‘,nói khác đi là ‘văn hóa kỳ thị’,đột biến thành một” phản ứng cực đoan” ví dụ những hành vi bạo loạn, vũ trang, khủng bố, những nhóm ‘sống ngoài pháp luật’ gia tăng thì xã hội Mỹ sẽ bất ổn ra sao? Khi những tiếng nói bị khuất lấp không được đáp ứng công bằng trong một xã hội có tiếng dân chủ hàng đầu bị hoen ố vì những hành vi, và tư tưởng kỳ thì chủng tộc kinh niên như vừa nói trên.
Thời gian bầu cử cho vị một tổng thống Hoa Kỳ mới cận kề.
Hoa Kỳ hiện đang có quá nhiều vấn đề đa đoan từ quốc tế đến quốcnội, trong đó hiện tình quốc nội nước Mỹ đang rộ lên sự bất ổn sự biểu tình rầm rộ của người Mỹ da đen từ những vụ án mạng liên tục của những cái chết của người da đen chưa giải quyết ổn thoả lại càng trầm trọng và nguy hiểm hơn từ các nhóm thành phần tự mình vũ trang bằng súng đạn thay vì biểu tình thuần tuý.
Đinh Hoa Lư 8/7/2016