Saturday, May 27, 2023
spot_img

Mỹ và Trung Quốc: năm 2018 có thể trở nên gay cấn trong thương mại

CNN – Tổng thống Trump đã gay gắt chỉ trích Trung Quốc trong chiến dịch vận động tranh cử của mình và hứa hẹn sẽ trở nên cứng rắn trong thương mại. Tuy nhiên, giong điệu của TT Trump đã thay đổi từ khi đắc cử, với lời phát biểu nhiệt tình cho một sự tình thân chớm nở với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

TT Trump đã không giữ lời hứa của ông khi goi Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ. Thay vào đó ông mở các cuộc đàm phán với Bắc Kinh về cải thiện quan hệ kinh tế. Ông gạt các cuộc điều tra có khả năng khiêu khích ra sau.

Ông Louis Kuijs, nhà kinh tế học hàng đầu tại Châu Á của công ty cố vấn Oxford Economics, cho biết mặc dù đã dùng ngôn ngữ mạnh bạo cách đây một năm, chính quyền Hoa Kỳ đã hạn chế đáng kể trong việc sử dụng các biện pháp tiết giảm hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc.

Nhưng các chuyên gia dự đoán những điều này sẽ trở nên tồi tệ vào năm 2018.

Sự kiên nhẫn của TT Trump dường như đang cạn kiệt, đặc biệt với ý tưởng cắt giảm một số dich vụ thương mại với Trung Quốc hy vọng sẽ gây áp lực lên Bắc Hàn trong việc hậu thuẫn cho chương trình vũ khí hạt nhân.

TT Trump và các viên chức phòng thương mại của ông ta dự định trong những tháng tới sẽ công bố kết quả một số cuộc điều tra lớn của họ – như các vấn đề thép và quyền sở hữu trí tuệ – có thể dẫn đến việc đánh thuế đối với một số hàng hóa Trung Quốc.

Ông Scott Kennedy, giám đốc Dự án Kinh doanh và Kinh tế Chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc Tế cho biết: “Tôi nghĩ rằng một cuộc chiến tranh thương mại sẽ xảy ra vào đầu năm nay, và nó có thể trở thành một cuộc xung đột nghiêm trọng đe dọa các yếu tố khác trong mối quan hệ.”

Các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khởi đầu sau khi ôngTrump và ông Tập gặp nhau ở Florida vào tháng Tư vừa qua. Mối quan hệ này đã sụp đổ mà không có kết quả ý nghĩa nào.

Tổng thống Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã đưa Trung Quốc vào một tình thế cay đắng khi ông công bố tầm nhìn về an ninh quốc gia.

Chiến lược mới của TT Trump tỏ cho biết Trung Quốc và Nga là đối thủ của Hoa Kỳ “đang cố gắng làm xói mòn nền an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ” và ông cáo buộc Bắc Kinh về những hành vi thương mại không lành mạnh .

Bà Mireya Solis, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á thuộc Viện Brookings, nói: “Chúng ta đều biết rằng sự kiện này sẽ trở nên nóng bỏng trong những tháng tới”.

Bà bày tỏ mối quan ngại rằng không giống như sự cạnh tranh kinh tế giữa Mỹ và Nhật trong những năm 1980, Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh không phải là các đồng minh bị ràng buộc bởi một quan hệ quốc phòng hổ tương.

Mặc dù Hoa Kỳ và Trung Quốc có mối quan hệ sâu xa trong lãnh vực thuong mai, sự thiếu vắng một liên minh rộng hơn làm cho “mối đe dọa về sự leo thang” trong tình hình căng thẳng thương mại lớn hơn nhiều, bà Solis cho biết trong cuộc thảo luận hôm thứ Hai với các đồng nghiệp tại Viện Brookings.

Bắc Kinh đã trả lời TT Trump hôm thứ Ba, kêu gọi Hoa Kỳ từ bỏ tinh thần ám tưởng thời Chiến Tranh Lạnh của mình và ngưng những ý nghĩ méo mó” về những ý định chiến lược của Trung Quốc.

TT Trump phải đối mặt với một thách thức rất lớn trong việc thuyết phục Bắc Kinh ngừng đẩy mạnh các ngành công nghiệp trong nước và mở rộng thị trường khổng lồ của mình mà không cần thiết lập một cuộc chiến tranh thương mại tổn hại đến các công việc của Mỹ.
TT Trump đã từ bỏ một công cụ quan trọng để gây ảnh hưởng tới Trung Quốc ngay sau khi nhậm chức khi ông rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
David Dollar, một chuyên gia Trung Quốc tại Viện Brookings, nói: “Một TPP thành công sẽ tạo ra động lực cho Trung Quốc cải tổ.

“Bây giờ, chúng ta đã mất nó và chính quyền đang nói về những hành động khắc nghiệt, có lẽ sẽ không thay đổi hành vi của Trung Quốc nhưng có nguy cơ làm tổn hại cả hai nền kinh tế”, ông nói trong cuộc trò chuyện với bà Solis.

TT Trump cũng đã bác bỏ các phương thức đa quốc gia khác để trao đổi thương mại, nói rằng họ “họ trói tay chúng ta, bắt chúng ta đầu hàng chủ quyền của chúng ta và thực hành những công việc mà trong thực tế là không thể được”. Nhưng thái độ đó cũng tăng áp lực mạnh hơn lên Trung Quốc để trở nên công bằng hơn với sự trao đổi thương mại.

“Hoa Kỳ đang theo đuổi nỗ lực này (công bằng thương mại) đơn phương và không có đồng minh,” ông Kennedy nói. “Bởi vì Hoa Kỳ đang gặp rắc rối với rất nhiều quốc gia khác, không có nước nào đứng bên cạnh Hoa Kỳ”.

Ông Dollar, người trước đây từng làm việc cho Bộ Ngân Khố Mỹ, không tin rằng những sự đe dọa từ Tòa Bạch Ốc sẽ nhất thiết dẫn tới các biện pháp bảo vệ chống lại Trung Quốc.
Ông nói: “Tôi không rõ rằng Hoa Kỳ sẽ đi theo con đường đó. “Tôi nghĩ sẽ có rất nhiều sự phản đối từ cộng đồng doanh nghiệp và các thành viên của Quốc hội.”
Tuy nhiên, các tín hiệu mang tính cách đối đầu từ Hoa Thịnh Đốn đã không được chú ý lắm ở Bắc Kinh.

Ông Song Guoou, một chuyên gia về ngoại giao kinh tế Trung Quốc tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, nói: “Chính phủ Trung Quốc lại bồn chồn lo ngại một lần nữa. Ông cũng dự đoán rằng năm tới sẽ là “sự khởi đầu thực sự của sự bất ổn ở Trung Quốc trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.”

Một phần lớn của vấn đề là thói quen của TT Trump tập trung vào sự thâm hụt thương mại trị giá 309 tỷ USD của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc mà không phải là mối quan hệ kinh tế rộng lớn hơn giữa các quốc gia.

“Sự cân bằng thương mại hoàn toàn không có liên quan gì đến việc liệu Trung Quốc có công bằng hay không”, ông Kennedy nói. “Thực tế, nếu Trung Quốc giảm một số rào cản tiếp xúc thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thặng dư thương mại với Mỹ có thể tốt hơn”.

Nhưng TT Trump dường như sẽ sẵn sàng cố gắng vào sự giảm sự thâm hụt, thậm chí nếu nó dẫn đến xung đột. Và rồi ông ta có thể đối mặt với một thách thức lớn hơn.
Thông thường dễ dàng để xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại hơn là kiếm một lối thoát, ông “Kennedy cảnh cáo

Ngọc Thạch (Theo CNN)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT