Saturday, May 27, 2023
spot_img

Mỹ và Bắc Hàn sử dụng các kênh để đàm phán chương trình hạt nhân

Washington,Bình Nhưỡng (SCMP) — Hoa Kỳ và Bắc Hàn có ba kênh trực tiếp để nói chuyện về các tù nhân Mỹ và quan hệ song phương rộng lớn hơn, nhưng cả hai bên chưa sử dụng những kênh này để đàm phán chính thức về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Các chuyên gia phân tích cho biết.

Các kênh này bao gồm: kênh đại diện của Bình Nhưỡng tại Liên Hiệp Quốc ở New York; kênh đối thoại không chính thức giữa các chuyên gia dân sự Mỹ và các nhà ngoại giao Bắc Hàn ở nước thứ ba; và kênh đại sứ quán Thụy Điển đại diện của Hoa Kỳ tại Bình Nhưỡng.

Douglas Paal, phó chủ tịch phụ trách các nghiên cứu của Tổ Chức Carnegie về Hòa Bình Quốc Tế ở Washington, nói trong một email: “Ba kênh này đã không được sử dụng cho các cuộc đàm phán song phương giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn bởi vì Bắc Hàn không đủ sức mạnh về vũ khí để tự tin rằng họ có thể đòi hỏi các nhượng bộ từ Mỹ trong các cuộc đàm phán.”

“Hoa Kỳ tin rằng các biện pháp trừng phạt mới của họ cần phải áp dụng trước khi Bắc Hàn nhượng bộ.  Tuy nhiên sẽ có thời điểm đến nhanh hơn các ước tính, và lúc đó cả đôi bên nhận ra họ cần phải nói chuyện nghiêm túc.”

Sau hai lần thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa thành công và cuộc thử vũ khí hạt nhân lần thứ 6 vào tháng 7 và tháng 9, Bộ Trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn, Ri Yong-ho đã nói với các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh của LHQ vào ngày 23 tháng 9 tại New York, “Chỉ còn lại một vài bước cuối cùng Bắc Hàn sẽ hoàn thành lực lượng vũ khí hạt nhân của chính phủ. “

Mặc dù Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Rex Tillerson thừa nhận rằng Hoa Kỳ có những kênh trực tiếp với Bắc Hàn trong chuyến thăm Bắc Kinh vào thứ 7 tuần trước, nhưng ông không mô tả chi tiết những kênh đó như thế nào.

Rex Tillerson cho biết, “Chúng tôi có một vài kênh mở cho Bình Nhưỡng.  Chúng tôi có thể nói chuyện với họ “, Tillerson cho biết thêm rằng Mỹ đang” dò xét “liệu Bắc Hàn có muốn đàm phán, hoặc họ muốn hoàn thành chương trình vũ khí hạt nhân trước.  Chúng tôi hỏi [Bắc Hàn], có muốn nói chuyện không?  Chúng tôi có những kênh giao tiếp với Bình Nhưỡng và chúng tôi không ở trong tình trạng mò mẫm.”

Photo Credit: AP

Douglas Paal nói rằng ông đã được các trung gian Bắc Hàn tiếp xúc để sắp xếp các cuộc đàm phán giữa các viên chức của họ với các chuyên gia Mỹ có các mối quan hệ của đảng Cộng Hòa tại một địa điểm trung lập như Thụy Sĩ nhưng họ từ chối lời yêu cầu.

“Bắc Hàn vẫn chưa nghiêm túc về các cuộc đàm phán, vì vậy vô ích khi tôi lên máy bay ngồi hàng giờ để nghe những gì tôi có thể nghe được ở Washington,  Tuy nhiên một vài điều tôi có nghe như các nhà ngoại giao Bắc Hàn đi mua sắm, du lịch…”

Bonnie Glaser, giám đốc Dự Án Điện Lực Trung Quốc thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế ở Washington, nói với một tờ báo trong email rằng hai bên không cần sự trợ giúp cần thiết để thiết lập các kênh truyền thông.

“Vấn đề là Bắc Hàn không muốn nói về “phi hạt nhân hoá”,  mà đó là những gì chính quyền Trump muốn thảo luận, trong khi Bình Nhưỡng muốn được công nhận là một quốc gia vũ khí hạt nhân. Đó là một khoảng cách lớn giữa hai bên. “

Rex Tillerson đã đề cập đến kênh đầu tiên, “kênh New York” thông qua phái đoàn Bắc Hàn tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, ngày 20 tháng 9 tại New York trong hội nghị thượng đỉnh của LHQ.

Kể từ khi TT Trump nhậm chức vào tháng Giêng, Mỹ và Bắc hàn  bắt đầu sử dụng kênh New York để thảo luận về vấn đề các tù nhân Mỹ ở Bắc Hàn.  Phái viên Joseph Yun, đã gặp nhà ngoại giao Bắc Hàn tại LHQ, Pak Song-il, vào cuối tháng 7 tại New York để thảo luận một cách kín đáo,  theo AP và The Washington Post tường trình.

Glaser cho biết kênh New York “luôn có sẵn” nếu Bắc Hàn muốn liên lạc với các viên chức hoa Kỳ.

Tuy nhiên Bắc Hàn  đang quay trở lại đàm phán khi thử nghiệm phóng hỏa tiễn thành công hơn để tăng cường sức mạnh đàm phán, chuyên gia hạt nhân Hoa Kỳ cho biết

Đường kênh thứ hai – được gọi “là theo vết ngoại giao 1.5″ – được sử dụng khi các chuyên gia dân sự Hoa Kỳ đại diện cho chính phủ và các viên chức Bắc Hàn tổ chức các cuộc thảo luận không chính thức ở nước thứ ba.  Kênh này đã được sử dụng trong thời gian gần đây.

Suzanne DiMaggio là một chuyên gia dân sự về hạt nhân có trụ sở tại New America, Washington. Bà ta đã giúp thiết lập một kênh không chính thức với Bắc Hàn năm ngoái.  Vào đầu tháng 5, DiMaggio gặp Choe Son-hui, người đứng đầu Văn Phòng Bắc Mỹ của Bộ Ngoại Giao Bắc Hàn ở Oslo, Na Uy.

Sau cuộc đàm phán không chính thức với DiMaggio, ông Choe Son-hui nói với các phóng viên ở Bắc Kinh rằng Bình Nhưỡng mở cửa đối thoại với Hoa Kỳ với “điều kiện phải chăng”. “Nếu điều kiện được đáp ứng, chúng tôi sẽ tổ chức đối thoại (với Washington),” Choe tuyên bố.

Đường kênh thứ ba, chính phủ Thụy Điển được đại diện Hoa Kỳ ở Bình Nhưỡng – và Hoa Kỳ có thể đàm phán thông qua một trong bảy nước Liên Minh Âu Châu với các đại sứ quán trong những nước họ trú ngụ .

Thụy Điển đã đại diện cho Mỹ tại Bắc Hàn trong các sự kiện xảy ra, ví dụ như “những vụ án của các công dân Mỹ”, Paal Douglas cho biết các nhà ngoại giao Thụy Điển ở Bình Nhưỡng có quyền tiếp xúc như tòa lãnh sự với các tù nhân Mỹ tại Bắc Hàn

Thực sự Thụy Điển cung cấp quyền lãnh sự bảo vệ cho công dân Hoa Kỳ ở Bắc Hàn, theo trang web của Đại Sứ Quán Thụy Điển tại Bình Nhưỡng.

Kim Eng Tan là giám đốc cao cấp của cơ quan chuyên xếp thứ hạng chủ quyền tại S & P Global Ratings.  Ông đã tác động trực tiếp trong vấn đề giải quyết các căng thẳng.giữa Mỹ và Bắc Hàn. Ông Tan nói với các phóng viên ở New York: “Họ muốn có khả năng vũ khí hạt nhân mà  không có chấp nhận những kềm chế về hoạt động kinh doanh của họ.  Chừng nào mà họ không thể đạt được mục tiêu này, họ sẽ gia tăng sự căng thẳng. Tôi không nghĩ rằng họ muốn có một cuộc chiến tranh nguyên tử cũng như các quốc gia khác, nhưng Bắc Hàn chắc chắn sẽ gây áp lực lên Hoa Kỳ để cố gắng đạt được mục đích của họ. “

Các chuyên gia kể cả Su Mi Terry, từng là một nhà phân tích cao cấp Bắc Hàn của CIA dưới thời Tổng Thống George W. Bush, nói rằng thói quen của TT Trump về việc thoá mạ lãnh tụ Kim Jong Un của Bắc Hàn là “Little Rocket Man.” đã đẩy Kim quyết tâm mạnh mẽ để thực hiện theo chương trình vũ khí hạt nhân của mình.  Không có cách nào mà Kim Jong-un sẽ từ bỏ điều đó,” Terry nói. “Nếu ông ta trở lại đàm phán, ông ta sẽ không coi đó là chuyện cá nhân.”

Terry đã đề cập đến phản ứng của Kim đối với mối đe doạ mà Trump đã đưa ra trong bài phát biểu của mình trước Đại Hội Đồng LHQ hồi tháng trước, sẽ “hủy diệt hoàn toàn” Bắc Hàn.  Trước các phương tiện truyền thông chính phủ, Kim đã phản ứng quyết liệt tuyên bố, “Tôi chắc chắn và nhất quyết sẽ thuần hóa người Mỹ điên khùng này với lửa.”

Ngọc Thạch  ( Theo SCMP)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT