SHENYANG, China (AP) –Nhà văn chính trị nổi tiếng Lưu Hiểu Ba đã từ trần hôm thứ Năm tại bệnh viện quận hạt đông bắc vào lúc 61 tuổi. Ông nổi tiếng với vụ ủng hộ dân chủ tại Thiên An Môn năm 1989. Ông cũng lưu lại những ý tưởng sâu sắc về nhân phẩm con người: “Những gì tôi đòi hỏi cho chính tôi, dù là một con người hay là một văn sĩ, Tôi luôn nguyện vọng sống một đời thành thật, có trách nhiệm, và có phẩm hạnh. “Tôi không có kẻ thù và đó là lời tuyên bố sau cùng.”
Trước đó, Ông Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hòa Bình, và là một tù nhân của Trung Quốc đang bị đe doạ về tính mạng tính mạng vì nhiều bộ phận trong cơ thể bị hư hại. Gia đình ông đã chọn cách lắp một ống thở cần thiết để giữ cho ông sống, bệnh viện điều trị ông nói.
Ông Lưu đang bị ung thư gan đoạn cuối, bị suy hô hấp và suy thận cũng như sốc nhiễm khuẩn. Bệnh Viện Hạng Nhất của Đại Học Y khoa Trung Quốc cho biết trên trang web của họ hôm thứ Tư.
Bệnh viện cho biết các bác sĩ thông báo cho gia đình ông Lưu về nhu cầu phẫu thuật tạo khí quản để giữ cho anh ta sống, nhưng họ đã từ chối. Lưu và gia đình ông, đang được canh gác chặt chẽ trong bệnh viện, không thể tiếp xúc để bình luận.
Ông Lưu, tù nhân chính trị nổi tiếng nhất của Trung Quốc, được chẩn đoán hồi tháng 5 sau khi ung thư của ông bước vào giai đoạn cuối cùng và được chuyển tới bệnh viện ở thành phố Shenyang, đông bắc Trung Quốc. Ông ấy đi kèm với các thành viên trong gia đình, bao gồm vợ, nhà thơ và nghệ sỹ Lưu Hiểu, nhưng được giữ kín những người ủng hộ ông Lưu với giới truyền thông.
Ju Jie, một nhà bất đồng chính kiến, bạn thân của cặp vợ chồng ông Lưu, nói rằng ông “rất buồn và tức giận” khi biết tình trạng suy yếu của ông Lưu.
Ông Yu nói, “Trước mắt thế giới, ông Lưu Hiểu Ba bị sát hại bởi Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và không có nhân vật chính trị phương Tây nào chỉ trích ông Tập. Đây là dấu hiệu cho thấy sự thất bại hoàn toàn của ngoại giao nhân quyền ở phương Tây.
Sức khoẻ suy yếu của ông Lưu đã trở thành đề tài được quốc tế quan tâm, với các người ủng hộ và một số chính phủ nước ngoài kêu gọi trả tự do trong quan điểm của nhân đạo.
Steffen Seiberton, phát ngôn viên của Thủ Tướng Đức Angela Merkel, nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng Trung Quốc nên cho phép ông Lưu rời khỏi đất nước để điều trị y tế. Tổng Thống Thái Anh Văn của Đài Loan đã đưa ra một lời kêu gọi tương tự hôm thứ Tư, cùng một loạt các lời kêu gọi của Mỹ, Anh, Pháp và một số chính phủ khác.
Hai bác sĩ nước ngoài, một người Đức và một người Mỹ, đã tường trình hôm Chủ nhật sau khi chẩn xét ông Lưu đã bày tỏ mong muốn được đưa đến phương Tây và cuộc di chuyển sẽ an toàn, tuy nhiên điều đó cần phải xảy ra sớm.
Bắc Kinh đã bác bỏ những sự yêu cầu này, nói rằng ông Lưu là quá yếu để di chuyển và đã nhận được sự chăm sóc tốt nhất. Trung Quốc cáo buộc các nước khác đã chính trị hóa trường hợp của nhà văn Lưu Hiểu Ba và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
“Chúng tôi hy vọng các nước có liên quan trong việc này nên tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và không sử dụng trường hợp cá nhân như vậy để can thiệp vào các vấn đề trong nước của Trung Quốc”, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Geng Shuang nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo hôm thứ Tư.
Ông Lưu, cựu giáo sư đã giúp đàm phán với quân đội về việc an toàn của các sinh viên trong cuộc biểu tình tại Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989. Ông bị kết án năm 2009 vì đã kích động lật đổ chính quyền trong phong trào “Hiến chương 08,” kêu gọi cải cách chính trị và bị kết án 11 năm tù. Ông đã được trao giải Nobel hòa bình một năm sau đó trong khi thụ án của mình.
Sau khi thông báo của bệnh viện hôm thứ Tư cho biết rằng Lưu gần chết, những người ủng hộ ông đã phải tranh cải với tin tức gia đình ông đã từ chối cho ông vào hỗ trợ hô hấp.
Một số người cho biết gia đình muốn tránh cho ông Lưu sự đau đớn của giải phẫu họng và sự cần thiết phải ở sống với một máy thở cho phần còn lại của cuộc đời của mình, mặc dẩu nó rất ngắn. Một số người nói rằng gia đình ông vẫn giữ hy vọng ông có thể được chuyển ra nước ngoài. Tuy nhiên, những người khác nói rằng một cách đơn giản ông Lưu có thể không còn cứu chữa được.
Ông Wu’er Kaixi, một nhà hoạt động tại Đài Loan và là một trong những cựu sinh viên của ông Lưu, đã nói: “Tại sao gia đình lại đưa ra quyết định không dùng máy hổ trợ thở. Đây thực sự là vụ giết người chính trị”.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng họ đã chăm sóc ông Lưu với hàng ưu tiên kể từ khi được chẩn đoán, tuy nhiên những người ủng hộ ông và các nhóm nhân quyền quốc tế đã đặt câu hỏi liệu ông có được chăm sóc cẩn thận trong suốt thời gian bị tù giam hay không. Nhà tù Trung Quốc nổi tiếng vì những điều kiện khắc nghiệt của nó, và thường thì các tù nhân được thả ra để trở lại xã hội trong tình trạng suy yếu nguy hiểm.

Trung Quốc đã từng phóng thích những nhà bất đồng chính kiến cao cấp trên cơ sở y tế và ngay lập tức đưa họ đến Hoa Kỳ, trong đó chiến dịch dân chủ của cựu chiến binh Wei Jingsheng năm 1997 và Wang Dan, một nhà lãnh đạo các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 1989.
Tuy nhiên, chính phủ ông Bình đã dùng một đường lối cứng rắn hơn trong những vấn đề như vậy, ngăn cấm nhiều nhà chỉ trích phê du lịch nước ngoài trong khi vẫn theo đuổi một chiến dịch quét sạch sự bất đồng chính kiến.
Bao Tong, một cựu phụ tá cho các viên chức cao cấp của đảng Cộng sản, đã bị lật đổ vì tỏ ra thông cảm với những người biểu tình ở Thiên An Môn vào năm 1989, nói rằng chính phủ, chứ không phải các nhà phê bình, đã chính trị hóa trường hợp của ông Lưu Thiểu Hòa.
“Các viên chức tham nhũng có thể tự do đi lại trong nhiều năm thậm chí sau khi họ bị kết án, nhưng những người yêu nước phải bị bức hại?” Bao, người đã bị bắt giam trong nhiều năm, nói qua điện thoại.
Ông nói: “Một người bệnh, trong những khoảnh khắc cái chết gần kề, ông ta không thể có hòa bình trên mãnh đất tự do theo ý nguyện, và đó là tự nó là một quyết định chính trị
Thạch Phạm