Friday, March 29, 2024

TT Trump: “Thật là một vinh dự khi được gặp Giáo Hoàng”

VATICAN CITY (AP) — Tổng Thống Donald Trump và Đức Giáo Hoàng Francis là hai con người có phong cách tương phản với những quan điểm khác nhau, tuy nhiên họ đã gặp nhau tại Vatican hôm thứ Tư.

TT Trump đã thay đổi ý định vào giờ phút chót, nên toà thánh Vatican đã phải xếp lại lịch và tiếp đón phái đoàn của TT Trump vào sáng sớm, vì sau đó 10 giờ, đức Gíao Hoàng còn phải làm thánh lễ tại quảng trường Thánh Peter như đã được ấn định.

Cùng đi với phái đoàn TT Trump gồm có Đệ nhất Phu nhân, Ái nữ Ivanka, con rể Jared Kushner, cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster và cố vấn Hope Kicks.

Trong phòng họp, hai bên đã bàn bạc nhiều vấn đề trong khoảng 30 phút. Sau cuộc họp, theo truyền thống Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống Trump sẽ trao nhau quà lưu niệm.

Trong số những món quà Đức Giáo Hoàng đã trao cho Tổng Thống Trump có một kỷ niệm chương in nhánh ô liu, một biểu tượng của hòa bình. “Chúng ta có thể cùng vì hòa bình,” tổng thống Trump bày tỏ đồng tình với biểu tượng.

Ngoài món quà lưu niệm mang biểu tượng hoà bình, Đức Giáo Hoàng còn tặng cho TT Trump ba văn kiện của Giáo Hoàng trong đó xác định nhiệm vụ và các ưu tiên của Ngài, bao gồm cả vấn đề gia đình và môi trường. Đức Giáo Hoàng nói với Trump rằng Ngài đã ký tặng một thông điệp cá nhân cho riêng ông, Trump đáp lại ông sẽ đọc.

Trong khi đó, ông Trump tặng Giáo Hoàng một bộ những ấn phẩm đầu tiên của Martin Luther King Jr., một bức khắc từ đài tưởng niệm Martin Luther King ở Washington và một tác phẩm điêu khắc hoa sen bằng đồng có tên “Rising Above”.

“Tôi nghĩ và hy vọng Ngài sẽ thích các món quà.” Trump nói.

Sau khi từ giã Đức Giáo Hoàng, TT Trump nói: “Cảm ơn, tôi sẽ không quên những gì Ngài nói.

Sau cuộc gặp mặt 30 phút với Đức Giáo Hoàng, TT Trump đã có cuộc gặp với Thủ tướng Ý ông Paolo Gentiloni, Trump nói về vị Giáo Hoàng: “Ông ấy có một cái gì đặc biệt.”

“Chúng tôi đã có một cuộc họp thật tốt đẹp,” Tổng Thống nói. “Thật là một vinh dự khi được gặp Giáo Hoàng.”

Mấy giờ sau, Trump đăng trên Twitter nói rằng cuộc họp là “vinh dự của một đời”. Tuyên bố của Vatican sau đó nói rằng “sự hài lòng đã được thể hiện” trong “cam kết chung của hai lãnh tụ trong việc cải thiện cuộc sống.” Đó là sự hợp tác chăm sóc sức khoẻ người nghèo, trợ giúp người nhập cư, và bảo vệ các cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông.

Trong những ngày gần đây, Giáo Hoàng Francis và Tổng Thống Trump đã đồng ý về nhu cầu các nhà lãnh đạo Hồi giáo phải tích cực hơn trong việc chống lại các phần tử cực đoan trong cộng đồng của họ, mặc dầu có vài khu vực họ phải thay đổi quan niệm.

Lời tuyên bố chống lại Hồi Giáo trước đó của Tổng Thống – bao gồm cả việc ông cho rằng Hồi Giáo “ghét” phương Tây – đó là sự đối nghịch với những gì Giáo Hoàng đã giảng về nhu cầu đối thoại với người Hồi Giáo. Giáo Hoàng Francis cũng khác biệt nhiều với Trump về vấn đề bảo vệ sự thay đổi khí hậu và bất bình đẳng về kinh tế.

Người tiền nhiệm của Trump, Barack Obama, đã có một buổi thuyết trình riêng với Giáo Hoàng Francis tại Vatican vào năm 2014 kéo dài 50 phút. Tuy nhiên, thời giờ hôm thứ Tư quá eo hẹp Giáo Hoàng Francis đã có một số lượng thính giả rất lớn hàng tuần ngày thứ Tư của mình. Hàng nghìn người hành hương đã buộc phái đoàn của Tổng Thống Trump phải vào Vatican City từ lối vào bên cạnh chứ không phải lối vào chính qua Quảng Trường Thánh Phêrô.

Cuộc gặp gỡ, kết thúc chuyến đi của Trump viếng thăm các tôn giáo monotheistic (đạo một thần) lớn nhất thế giới, khác với chuyến gặp nhau của Giáo Hoàng và Tổng Thống Trump vào đầu năm ngoái. Giáo Hoàng Francis đã chỉ trích mạnh mẽ về những vận động trong chiến dịch của Trump xây dựng một bức tường dọc biên giới Mexico và lời tuyên bố của ông rằng Hoa Kỳ nên quay lưng với người nhập cư Hồi Giáo và người tị nạn.

Photo Credit: AP

“Một người chỉ nghĩ đến việc xây một bức tường, dù họ ở đâu, thay vì xây cầu không phải là xây dựng cầu, không phải là người Kitô Giáo”, Francis nói vào thời điểm đó. Vị giáo hoàng đã từng là người bênh vực cho việc giúp đỡ những người tị nạn, đặc biệt là những người chạy trốn bạo lực ở Syria, coi đó là một “nhu cầu đạo đức” và nhiệm vụ của một người Kitô Giáo để giúp đỡ.

Tổng thống Trump và Đức Giáo Hoàng Francis đều biết không thể dự đoán chắc chắn các dự định, các cuộc thăm viếng của Giáo Hoàng với các vị nguyên thủ quốc gia được sắp xếp cẩn thận tại các hí viện cho đề tài chính trị và tôn giáo theo một chương trình cụ thể, không có chỗ cho sự lệch lạc hoặc những bất ngờ không mong muốn. Trump, vị tổng thống thứ 13 tới thăm Vatican, cũng được đưa đi thăm Nhà Thờ Sistine.

Chuyến thăm của Trump đến Thành Phố Vĩnh Cửu xảy ra sau hai chỗ dừng ở Trung Đông, nơi ông viếng thăm các nôi của Hồi giáo và Do Thái giáo. Tại Ả-rập Xê-út, ông nói với hàng chục nhà lãnh đạo Ảrập, kêu gọi họ chống lại các phần tử cực đoan ở trong nước và cô lập Iran, mà ông mô tả là mối đe dọa cho các khu vực của Ả Rập. Ở Israel, Trump khẳng định lại cam kết của ông về mối quan hệ chặt chẽ đồng minh lâu năm của quốc gia này và kêu gọi Israel và Palestine nên khởi động tiến trình hướng về hòa bình. Chưa có chi tiết hoặc thời gian biểu nào được nêu ra cho các cuộc đàm phán.

Nhưng trong được chào đón nồng nhiệt ở Riyadh và Jerusalem, Tổng thống Trump có thể đối diện với sự lạnh nhạt hơn ở Âu châu, nơi xảy ra những cuộc biểu tình chống đối lan rộng sau cuộc bầu cử của ông ta. Các nhà hoạt động bảo vệ sự thay đổi khí hậu đã phóng những chữ “Ưu Tiên Trái Đất” (Planet Earth First) trên vòm rộng lớn của Nhà Thờ Thánh Phêrô vào đêm thứ Ba của Vatican và các cuộc biểu tình được mong đợi vào cuối tuần khi Trump đi tới Brussels để tham dự một cuộc họp của NATO và Sicily hội họp với nhóm G7 (bảy vị bộ trưởng của Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Hoa Kỳ).

Ngọc Thạch (Theo AP)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img