Thursday, March 28, 2024

Trung Quốc thiết lập hỏa tiễn tối tân hơn ở Biển Đông

Washington Free Beacon – Ngũ Giác Đài sẽ phản ứng đối với quyền bá chủ của Trung Quốc
Theo lời phát biểu của Ngũ Giác Đài, quân đội Trung Quốc đã đẩy mạnh quân sự hóa các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông bằng cách thiết lập các hệ thống hỏa tiễn đạn đạo tối tân trên quần đảo Trường Sa.

Các viên chức quốc phòng tiết lộ với Washington Free Beacon rằng việc quân sự hóa đã gây ra những tiếng chuông báo động về việc bành trướng của Trung Quốc trên tuyến đường hàng hải chiến lược mà dịch vụ thương mại quốc tế 5 nghìn tỷ USD mỗi năm.

Các viên chức đã xem xét lại các vấn đề liên quan đến Bộ Quốc phòng trong chi tiết báo cáo sức mạnh quân sự sắp tới của Trung Quốc. Bản tường trình thường niên cho Quốc hội dự định sẽ được công bố trong tương lai gần.

“Trung Quốc đang tiếp tục thiết lập dần dần các căn cứ quân sự cho các tiền đồn đảo Trường Sa ở vùng đang tranh chấp Biển Đông”, một viên chức cao cấp cho biết.

“Những hoạt động quân sự này liên quan đến việc cung cấp thiết bị gây nhiễu sóng cũng như hệ thống hỏa tiễn chống chiến hạm và máy bay cho các căn cứ tiền đồn.”

Photo Credit: Washington Free Beacon

Các loại vũ khí đáng lo ngại nhất là hỏa tiễn đạn đạo. “Hệ thống hỏa tiễn là những hệ thống vũ khí nằm trên đất có khả năng nhất được thiết lập bởi Trung Quốc ở Biển Đông,” viên chức này nói.

Các hỏa tiễn được xác định là YJ-12B đạn đạo chống chiến chạm cung cấp cho quân đội Trung Quốc có khả năng đánh tàu chiến trong vòng 340 dặm-đủ để nhắm mục tiêu tàu chiến Hoa Kỳ thường xuyên di hành trong việc thực hiện quyền tự do hoạt động hàng hải.

Ngũ Giác Đài đã đẩy mạnh các chiến hạm tuần tra gần các hòn đảo đang có tranh chấp như là một phần của chính sách khẳng định quyền tự do hàng hải quốc tế.

Trong hoạt động gần đây nhất vào ngày 27 tháng 5, hai chiến ham có trang bị hỏa tiễn đạn đạo của Hải quân Hoa Kỳ, tuần dương hạm SS Antietam và khu trục hạm USS Higgins đã tuần tra gần các quần đảo trong vùng tranh chấp. Chiến hạm hải quân Trung Quốc đã không thành công khi cố gắng để buộc các chiến hạm Mỹ ra khỏi khu vực.

Các vị trí hỏa tiễn được xác định lần đầu tiên cách đây vài năm trên quần đảo Trường Sa của Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) Vào thời điểm đó các hỏa tiễn được đánh giá là tầm rất ngắn chống tàu ven biển với phạm vi của một vài dặm.

Tuy nhiên, DIA đã báo cáo nội bộ rằng các vị trí hỏa tiễn được xây dựng trên cùng cơ sở hạ tầng nhưng có thể được sử dụng cho các hỏa tiễn chống chiến hạm tầm xa, một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã hoạch định trao đổi các hệ thống tầm ngắn và thay thế chúng. Điều đó dường như đã xảy ra với việc vận chyển gần đây của YJ-12Bs.

Các hỏa tiễn phòng không đã được xác định bởi Ngũ Giác Đài là một trong hai HQ-9A hoặc HQ-9B hỏa tiễn tầm xa đất-đối-không với phạm vi lên đến 184 dặm.

Các HQ-9 có khả năng bắn hạ máy bay, các phương tiện trên không như máy bay không người lái và hỏa tiễn đạn đạo.

Không quân Hoa Kỳ mới đây đã bay hai pháo đài bay ném bom B-52 có khả năng hạt nhân gần vùng tranh chấp Biển Đông để biểu dương lực lượng.

Hai chiếc B-52 được phái từ căn cứ hỗ trợ Hải quân trên Diego Garcia ở Ấn Độ Dương và bay gần Biển Đông vào ngày 5 tháng Sáu.

Hai ngày trước đó, một nhóm B-52 khác, lần này từ Căn cứ Không quân Andersen, Guam, đã bay đến Ấn Độ Dương nhưng không bay qua vùng Biển Đông.

Hôm thứ Tư, hai chiếc B-52 khác bay từ Guam đến Biển Hoa Nam, đi qua gần quần đảo Senkaku của Nhật Bản ở phía bắc Đài Loan. Trung Quốc tuyên bố Senkakus không có người ở là lãnh thổ của mình.

Viên chức quốc phòng cho biết các hỏa tiễn đạn đạo vẫn còn trên quần đảo Trường Sa.
Fox News cho biết gần đây Trung Quốc có vẽ như loại bỏ hoặc di chuyển các hỏa tiễn phòng không từ đảo Woody. Tuy nhiên, tờ South China Morning Post đã báo cáo tuần này rằng các hỏa tiễn đã được thiết lập trở lại.

Trung Quốc tuyên bố chủ quềng 90% Biển Đông dựa trên những tuyên bố về bản đồ lịch sử mơ hồ. Các đảo được tuyên bố chủ quyền bởi một số quốc gia khác, bao gồm Philippines và Việt Nam.

Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế phán quyết ủng hộ Philippines và chống lại tuyên bố mở rộng của Trung Quốc sở hữu hầu hết Biển Đông vào tháng 7 năm 2016. Trung Quốc đã từ chối chấp hành phán quyết của tòa án và tiếp tục tuyên bố chủ quyền của mình..

Trung Quốc đang xây dựng các căn cứ quân sự trên một bộ ba quần đảo Trường Sa nằm gần Philippines, một đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.

Fox News đưa tin, dựa trên hình ảnh vệ tinh ngày 09 tháng 5, rằng hai pháo đội của hỏa tiễn đất đối không HQ-9 xuất hiện từ các bức ảnh đã được lấy ra từ đảo Woody.

Vị quan chức cấp cao cho biết Ngũ Giác Đài sẽ đáp ứng với sự quyết đoán quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và các nơi khác với một loạt các hành động.

Ngoài các vị trí hỏa đạn đạo, Trung Quốc đã làm tức giận Ngũ Giác Đài bằng cách bắn các tia laser vào các máy bay chở hàng quân sự của Mỹ bay gần căn cứ quân sự Trung Quốc trên vùng Châu Phi ở Djibouti.

Ánh sáng laser làm tổn thương mắt của các thành viên phi hành đoàn trên hai chuyến bay.
Trung Quốc cũng liên quan đến các cuộc tấn công tin tặc trang mạng,gần đây nhất là một cuộc xâm nhập trang mạng chống lại một nhà thầu Hải quân tham gia vào sự nghiên cứu vũ khí tối tân, bao gồm hỏa tiễn đạn đạo tàu ngầm mới.

Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis lần đầu tiên vạch ra những lo ngại của Ngũ Giác Đài về việc Trung Quốc quân sự hóa các hòn đảo trongbài phát biểu ngày 2 tháng 6 tại hội nghị quốc phòng Singapore.

Ông Mattis cho biết: “Quân sự hóa các tính năng nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông bao gồm việc hỏa tiễn chống chiến hạm, hỏa tiễn địa đối không, thiết bị làm nhiễu sóng điện tử, và gần đây hơn là hạ cánh máy bay ném bom tại đảo Woody.

“Mặc dù tuyên bố của Trung Quốc ngược lại, các thiết lập hệ thống vũ khí này được dùng trực tiếp vào mục đích quân sự nhằm mục đích đe dọa và ép buộc,” ông nói.

Để nhấn mạnh vấn đề, ông Mattis lưu ý rằng việc quân sự hóa trực tiếp mâu thuẫn với lời hứa của nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc hiện nay là Tập Cận Bình vào năm 2015 rằng Trung Quốc không có kế hoạch quân sự hóa các đảo.

Đáp lại việc triển khai vũ khí, Mattis cho biết phản ứng ban đầu là hủy bỏ sự tham dự Hải quân Trung Quốc khỏi các cuộc thao dợt hải quân quốc tế của Rim of the Pacific sắp tới liên quan đến lực lượng hơn 40 quân đội.

Ông Mattis nói: “Hành vi của Trung Quốc không phù hợp với các nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận RIMPAC.là một cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, một cuộc thao dợt mang tính cách minh bạch và hợp tác là những điểm trọng yếu.

Ông Mattis công bố tại Singapore, ông dự định sẽ đi Bắc Kinh sớm như là một phần của nỗ lực mở rộng đối thoại với Trung Quốc.

Chỉ huy Trưởng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương mới, Đô đốc Philip Davidson, đã nói với Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện trong một tuyên bố bằng văn bản vào tháng Tư rằng các vũ khí điện tử được thiết trên quần đảo tranh chấpTrường Sa bao gồm nhiều loại radar và khả năng tấn công điện tử trên nđảo Cuarteron Reef, Fiery Cross Reef, Gaven Rạn san hô, Rạn san hô Hughes, Rạn san hô Johnson, Rạn san hô Mischief và Rạn san hô ngầm.

“Các cơ sở này mở rộng đáng kể trong một thời gian nhanh chóng, và khả năng gây nhiễu sóng của PLA trên một phần lớn Biển Đông, gây ra một thách thức lớn cho các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực này”, ông Davidson nói Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện bằng văn bản trả lời cho các câu hỏi.

Với hệ thống vũ khí trên đảo, ông Davidson đã đưa ra cảnh báo rõ ràng: “PLA sẽ có thể sử dụng những căn cứ này để thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, và bất kỳ lực lượng nào được vận chuyển đến các hòn đảo sẽ dễ dàng bị áp đảo bởi lực lượng quân sự Trung Quốc. Nói tóm lại, Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống nếu có chiến tranh với Hoa Kỳ. “

Ông Rick Fisher, một nhân viên cao cấp tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế, cho biết các hỏa tiễn đạn đạo trên quần đảo Trường Sa có thể đã được lưu trữ trên đảo Woody và di chuyển về phía nam

Ông Fisher nói: “Để ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông, Hoa Kỳ phải căn cứ vào các hỏa tiễn đạn đạo tấn công tầm xa trong khu vực đó”.

ÔngFisher cho biết thêm các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc “phải hiểu rằng bất kỳ việc sử dụng vũ khí nào từ các đảo Biển Đông sẽ dẫn đến việc phá hủy các căn cứ đảo bất hợp pháp ngay lập tức.”

Hạm trưởng Hải quân đã nghỉ hưu Jim Fanell cho biết nếu việc thiết lập hỏa tiễn trên quần đảo Trường Sa được xác nhận nó sẽ là một sự gia tăng đáng kể trong mối đe dọa quân sự đối với khu vực.

“Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là thúc đẩy quân đội Mỹ ra khỏi châu Á và thay thế bằng một quân đội PLA có khả năng buộc khôi phục những gì Bắc Kinh tin là lãnh thổ có chủ quyền của họ – toàn bộ đường lưỡi bò ở Biển Đông”, ông Fanell nói.. “Sự thất bại của chính quyền Obama trong việc đối đầu với Trung Quốc đã hạn chế các lựa chọn của Mỹ”.
“Tuy nhiên, việc sử dụng vũ lực không nên được giảm bớt”, ông nói. “Như chúng ta đã thấy với việc sử dụng ‘áp lực tối đa’ của chính quyền ông Trumpg đối với Bắc Hàn, cách tiếp cận tương tự có thể mang lại kết quả chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Ngọc Thạch (Theo Washington Free Beacon

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img