Thursday, March 28, 2024

Trung Quốc quyết tâm xây dựng một Biển Đông riêng mình

Hoa Thịnh Đốn (AP) – Căng thẳng của việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông có thể đã dịu bớt trong năm vừa qua, nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục bận rộn.
Hình chụp từ vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng trên diện tích 72 mẫu Anh (28 hecta) ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong năm 2017 để trang bị các tiền đồn căn cứ không quân và hải quân lớn hơn.

Cơ quan Asia Maritime Transparency Initiative ở Hoa Thịnh Đốn theo dõi sự phát triển ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc và một số quốc gia có tranh chấp chủ quyền. Cơ quan này cho biết hôm thứ Ba Trung Quốc đã có xây dựng những chổ chứa máy bay (hangars), các kho tiếp liệu ẩn dưới đất, các hầm chứa hỏa tiễn đạn đạo, các dàn radar và các cơ sở khác.

Hoạt động này xảy ra khi Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán kéo dài với các nước Đông Nam Á về “Quy tắc Ứng xử” vùng Biển Đông. Căng thẳng với Hoa Kỳ về vấn đề này cũng giảm bớt, mặc dù Hoa Thịnh Đốn vẫn chỉ trích hành động của Bắc Kinh.

Photo Credit: Bloomberg

Việc xây cất là bước tiếp theo của chiến dịch thành lập các hòn đảo nhân tạo đã hoàn thành vào đầu năm 2016 ở Trường Sa, một chuỗi đảo mà Malaysia, Đài Loan, Philippines, Việt Nam và Brunei đều có công bố có chủ quyền. Theo Ngũ Giác Đài, Trung Quốc đã bổ sung hơn 3.200 mẫu Anh (1,248 hecta) đất cho bảy địa thế TQ đã chiếm trong khu vực.

Trung Quốc dường như cũng đã ngừng các hoạt động khác ít quan trọng để mở rộng các hòn đảo trong Hoàng Sa nằm cách xa về phía bắc. Hoa Kỳ và những quốc gia khác đã cáo buộc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hoá khu vực và thay đổi địa lý để nuôi dưỡng các ý định mở rộng khắp nơi trên vùng Biển Đông. Đồng thời Bắc Kinh tuyên bố các hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa được trang bị phi trường và các cơ sở quân sự cốt yếu để phục vụ các mục đích dân sự và tăng cường an toàn cho các tàu đánh cá và thương mại hàng hải.

Greg Poling, giám đốc của cơ quan Asian Maritime Transparency Initiative cho biết Trung Quốc đã mở cửa ngoại giao sau cuộc bầu cử Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã đưa ra lập trường hoà giải đối với Bắc Kinh về tranh chấp lãnh thổ. Bắc Kinh cũng ít tập trung hơn vào vấn đề chính quyền Tổng thống Donald Trump đang đương đầu với mối đe doạ vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn và các tranh chấp thương mại với Trung Quốc.

Poling cho biết: “Các vấn đề này đã bị loại khỏi sự ưu tiên, nhưng chúng ta không nên nhầm lẫn rằng Trung Quốc đang mềm dẻo để theo đuổi các mục tiêu của họ. Họ đang tiếp tục xây cất những gì họ muốn”.

Các công trình xây cất được chú ý nhất là công trình trên Fiery Cross Reef ở Trường Sa, bao gồm các chổ chứa máy bay,(hangar) dọc theo sân bay với phi đạo dài 10,000 feet, các cấu trúc dưới lòng đất có thể chứa bom, đạn dược hoặc các cơ sở tiếp liệu khác Ngoài ra còn có các hầm chứa các bệ phóng hỏa tiễn, những hệ thống truyền thông và radar.

Cơ quan này cũng lưu ý rằng Trung Quốc đã vận chuyển máy bay quân sự mới tới đảo Woody thuộc quần đảo Hoàng Sa. Vào cuối tháng 10, quân đội Trung Quốc đã phát hành hình ảnh của những chiếc máy bay chiến đấu J-11B ở đó để tập trận. Vào giữa tháng 11, máy bay vận tải Y-8 đã được phát hiện trên cùng một hòn đảo có khả năng thu thập thông tin điện tử.

Trung tướng Thủy quân Lục chiến Christopher Logan, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, nói hôm thứ Năm rằng ông không thể bình luận vào chi tiết các lượng định của Hoa Kỳ về khu vực nhưng “việc quân sự hóa các tiền đồn như vậy sẽ làm tăng căng thẳng và tạo ra sự không tin tưởng nhiều hơn giữa các quốc gia đòi chủ quyền trong vùng Biển Đông.

Bấm vào đây để xem những videos cần xem

Hoa Kỳ không đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông nhưng tuyên bố họ có lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm rằng các tranh chấp lãnh thổ được giải quyết một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế và cũng hổ trợ cho quyền tự do hàng hải và an ninh đường biển. Trung Quốc đã phản đối cho là Hoa Kỳ can thiệp vào sự tranh chấp của Châu Á.

Ngọc Thạch (Theo Bloomberg)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img