Thursday, March 28, 2024

Trung Quốc muốn “gặm” luôn Miến Điện

Cali Today News – Những trận chiến khốc liệt gần đây giữa quân đội chính phủ Myanmar và phiến quân Kokang do Trung Quốc trang bị đã xói mòn quan hệ song phương mạnh mẽ của hai nước.

Một số vụ xung đột ở Myanma đã xảy ra trong khu vực Kokang, là nơi có đông dân người Hoa, mà rất ít ai biết đến và bị hiểu lầm nhiều nhất trong một quốc gia bấy lâu nay bị chiến tranh tàn phá. Được gián tiếp trang bị với vũ khí của Trung Quốc và chiến đấu dọc theo biên giới miền núi của hai quốc gia, cuộc nổi dậy vùng Kokang đã là nguyên nhân của sự suy thoái quan hệ ấm cúng giữa Trung Quốc và Myanmar.

Nhiều người dân sống ở Kokang phải di chuyển đến các thị trấn khác để sinh sống. Photo Courtesy:AP

Mấy tuần gần đây, nhiều cư dân “mạng” Miến Điện đã đăng tin trên Facebook hỏi rằng: “liệu Kokang có còn được xem là công dân Myanmar hay không”. Trong lúc cuộc chiến đã leo thang giữa lực lượng chính phủ và quân nổi dậy Kokang, một số người trên mạng có tinh thần quốc gia dân tộc, đã đưa ra bình luận rất tai hại trên hệ thống truyền thông xã hội của họ, trang mạng xã hội Weibo, và báo chí địa phương về sự cần thiết phải giúp đỡ các anh em “Kokang” của họ . Tờ Thời Báo Tòan Cầu “The Global Times”, bằng Hoa ngữ, đã phát hành một bài xã luận hồi tháng 2 rằng: “không có căn cứ nào để so sánh Kokang với Crimea”, nhưng một nhóm người tị nạn đã tràn qua Trung Quốc là một điều bất lợi cho sự ổn định biên giới của Trung Quốc”, và như vậy là có nỗi lo sợ biến cố “một cuộc xâm lăng” của Trung Quốc như “kiểu Crimea” của Nga, sát nhập tỉnh Kokang vào với Trung Quốc.
Trên thực tế, tỉnh Kokang là một trong 135 “cuộc đua quốc gia” được chính phủ Myanmar công nhận chính thức. Tỉnh này của họ nguyên thủy được Trung Quốc nhượng lại cho đế quốc Anh, sau đó làm thuộc địa của Myanmar, theo Công ước Bắc Kinh năm 1897 để thắc chặc quan hệ, TQ thưởng phần đất Kokang này cho Myanmar, hồi đó được gọi là Miến Điện. Lúc xưa, Anh quốc cũng chưa bao giờ có thể đưa vùng hẻo lánh xa xôi này về được dưới sự quản lý hành chính thực dân của mình.

Các chính phủ độc lập liên tiếp của Myanmar thậm chí cũng không hơn gì Anh quốc trong việc đưa Kokang về dưới sự cai trị trung ương. Vào những năm 1950, gần như toàn bộ khu vực đã bị các lực lượng Quốc Dân Đảng Trung Hoa (KMT= Kuomintang)) chiếm đóng sau khi họ bị đánh bại bởi lực lượng cộng sản của Mao Trạch Đông.

Vào thời đó, họ Yangs (Dương), gia đình cầm quyền tại tỉnh Kokang, đã trở thành thành viên của doanh thương và chính trị ưu tú của Myanmar. Trong số đó là ông Jimmy Yang, còn có tên là Yang Zhensheng, xuất thân trường Shan Chiefs ở Taunggyi và được bầu làm Đại Biểu cho Kokang vào năm 1950. Ông Yang là người Trung Hoa cấp tiến đã cộng tác với Quốc Dân Đảng (KMT), cùng lúc này, một vị lãnh tụ của một nhóm vũ trang, tên Peng Jiasheng, đã về trong Trung Hoa để được huấn luyện, họ hứa sẽ hỗ trợ điều hành Quốc Dân Đảng từ trong Myanmar. (1949, KMT bại trận Quốc – Cộng, thoát qua Đài Loan lập chính phủ, hoạt động cho đến ngày nay).

Không ngờ rằng, năm 1968, Peng trở lại làm người chỉ huy một đơn vị của Đảng Cộng sản Burma (CPB= Communist Party of Burma) do Trung Quốc bảo trợ, lúc đó hầu như kiểm soát được gần hết tỉnh Kokang. Bước tiến của CPB bị chận lại sau một cuộc chiến quyết liệt kéo dài từ tháng 12 năm 1971 đến tháng 1 năm 1972 khi lực lượng cộng sản này cố gắng đánh chiếm một cây cầu vùng Salween, tỉnh Kunlong. Nếu họ thành công thì khu vực Đông Bắc của tỉnh Shan sẽ bị họ (CPB) kiểm soát.
Sự thành công của lực lượng chính phủ ở Kunlong một phần là do sự giúp đỡ của một chỉ huy trưởng “dân quân” địa phương, và ông này lại là một ông trùm ma túy, tên là Lộ Hsing-han, vì ông ta rất rành biết địa hình khu vực. Sau đó, Quân đội Miến Điện đền ơn và đã giúp ông ta tải thuốc phiện tới các phòng bào chế ở biên giới Thái Lan, từ nơi này thuốc phiện được tinh chế thành heroin và xuất khẩu sang các thị trường thế giới.

Đến khi ông Lộ chống lại chính phủ năm 1973 thì ông ta bị bắt tù. Đến thời gian ân xá vào năm 1980 ông được thả ra; và ông ta thành lập một trong những tập đoàn thương mại đa dạng và mạnh mẽ nhất Myanmar là tập đoàn Asia World, chủ tịch là Steven Law còn có tên là Htun Myint Naing là con trai của ông Lộ. Hiện tập đoàn này nằm trong danh sách chế tài của Hoa Kỳ.
Ông Peng và các lực lượng của ông ta làm hòa với chính phủ sau khi các phe phi chính phủ nổi loạn chống giới lãnh đạo Burma (Miến Điện,1989.) bị quân đội chính phủ kiềm chế. Giống như tất cả các đơn vị cũ khác của CPB (Đảng Cộng Sản Burmha), lực lượng của Peng ở Kokang, bấy giờ được gọi là Quân đội Liên minh Dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA), đã ký một thỏa thuận ngừng bắn với chính phủ.

Với hòa bình đã tạm thời phục hồi, Peng xây dựng một vương quốc ma túy lớn ở Kokang và các khu phụ cận. Nhưng việc đấu đá nội bộ với các lãnh chúa địa phương khác nhanh chóng dẫn đến sự hỗn loạn và bất ổn, khiến chính phủ phải dùng quân đội can thiệp vào năm 2009. Peng đã trốn sang Trung Quốc rồi cũng trở lại khu vực Kokang vào đầu năm 2015 với tư cách là người lãnh đạo MNDAA mạnh hơn và được trang bị vũ khí tốt hơn.

MNDAA bây giờ là một phần của liên minh phiến quân ở miền bắc Myanmar, bao gồm các lực lượng sắc tộc Palaung, Kachin và Arakan – và được hỗ trợ bởi Quân đội Wa Đoàn Kết, là một lực lượng rất mạnh. Bất luận kết quả thế nào của cuộc xung đột hiện tại, nó sẽ là một nhiệm vụ rất khó khăn cho bất cứ ai nắm quyền ở Naypyidaw, Thủ Đô Myanmar (Miến Điện).

Tỉnh Kokang cũng như vùng đồi núi “Wa Hills” ở phía Nam, là những phần lãnh thổ của Myanmar chưa bao giờ thực sự bị kiểm soát bởi bất cứ chính quyền trung ương nào, ngay cả dưới thời thuộc địa, và kể cả hiện tại cũng chưa bị trực tiếp chỉ huy hay cai trị bởi Bắc Kinh./

Sơn Hà

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img