Monday, December 11, 2023
spot_img

Trung Quốc giành lợi thế ngoại giao về Biển Đông

AFP – Hôm Chủ Nhật, Trung Quốc đã giành lợi thế trong chiến dịch nhằm làm giảm bớt sự kháng cự từ các quốc gia Đông Nam Á khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Các quốc gia Đông Nam Á đã đồng ý đưa ra một tuyên bố dùng từ ngữ lỏng lẻo về cuộc tranh chấp và đồng ý với các điều khoản của Bắc Kinh trong cuộc đàm phán.

Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). Photo credit: AP

Sau hai ngày tranh luận căng thẳng tại thủ đô của Phi Luật Tân, các bộ trưởng ngoại giao của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đưa ra một thông cáo chung được soạn từ ngữ một cách kỹ lưỡng để tránh làm phật lòng Trung Quốc.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi các bộ trưởng gặp gỡ Bộ Trưởng Ngoại Giao của Trung Quốc – ông Vương Nghị. Tuyên bố này đồng ý về một khuôn khổ để tiến hành các cuộc đàm phán trong hàng thập niên bao gồm các điều khoản quan trọng được Trung Quốc ủng hộ.

“Đây là một kết quả quan trọng từ những nỗ lực chung.” Ông Vương Nghị phát biểu với báo chí khi ông tổ chức lễ ký thỏa thuận.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết các phần biển chiến lược quan trọng, đem lại lợi tức hàng trăm nghìn tỉ Mỹ Kim vận chuyển hàng hải mỗi năm và được cho là bên dưới còn có một lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ.

Những tuyên bố chủ quyền này gây tranh chấp với các thành viên ASEAN khác như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei và Đài Loan.

Trung Quốc đã bành trướng đáng kể sự hiện diện của mình trong khu vực những năm gần đây bằng cách xây dựng các hòn đảo nhân tạo lớn mà có khả năng làm căn cứ quân sự, làm tăng mối quan ngại là sớm muộn gì họ chính là quốc gia kiểm soát vùng biển.

Hai nhà ngoại giao đã nói rằng một chiến thắng của Bắc Kinh vào hôm Chủ Nhật là các thành viên ASEAN đã không nói trong tuyên bố chung của họ rằng bộ nguyên tắc ứng xử với Trung Quốc là “ràng buộc về pháp lý”.

Việt Nam – quốc gia phản đối Trung Quốc mạnh mẽ nhất trong vấn đề này – đã nhấn mạnh trong hai ngày đàm phán rằng ASEAN yêu cầu bộ quy tắc ứng xử này phải được ràng buộc bằng pháp lý, nếu không thì bộ quy tắc này không có giá trị.

Các bộ trưởng ASEAN đã thất bại trong việc đưa ra một tuyên bố chung như dự kiến sau cuộc họp hôm Thứ Bảy bởi những khác biệt về vấn đề biển. Việt Nam thúc đẩy để dùng những từ ngữ mạnh mẽ hơn trong tuyên bố, trong khi Campuchia lại ủng hộ phía Trung Quốc.

Một nhà ngoại giao đã nói với AFP vào hôm Chủ Nhật khi cuộc đàm phán kéo dài hơn dự kiến rằng “Việt Nam đã rất kiên quyết, và Trung Quốc đang sử dụng Campuchia cho lợi ích của họ.”

Căng thẳng trên biển Đông đã ảnh hưởng đến ASEAN từ lâu, hoạt động trên cơ sở đồng thuận nhưng phải cân bằng lợi ích cho những quốc gia đang tranh chấp và các nước ủng hộ Trung Quốc.

Các nhà phê bình đã cáo buộc Trung Quốc chia rẽ ASEAN với những chiến thuật hung hãn và các chính sách ngoại giao về kinh tế đầu tư để lôi kéo sự ủng hộ từ các quốc gia như Campuchia và Lào.

Dưới thời cựu tổng thống Benigno Aquino, Phi Luật Tân đã từng là một trong những quốc gia lên tiếng chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ nhất, họ đã đệ đơn kiện lên Tòa án Liên Hiệp Quốc.

Tòa án đã phán quyết rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Mặc dù Trung Quốc đã ký kết Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển nhưng quốc gia này vẫn bỏ qua các điều luật.

Hiện nay, dưới thời của đương kim tổng thống Rodrigo Duterte, Phi Luật Tân đã rút lại bản án để cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh. Điều này đã dẫn đến hàng tỉ Mỹ Kim đầu tư và viện trợ từ Trung Quốc.

“Những áp lực từ phía Trung Quốc đối với các chính phủ ASEAN đã có kết quả.” Chuyên gia về biển Đông và là thành viên của Chương trình Châu Á tại Chatham House ở London – ông Bill Hayton đã trả lời với AFP như thế.

Theo ông Bill Hayton và các nhà phân tích khác thì thỏa thuận về một khuôn khổ vào hôm Chủ Nhật cũng tương tự với một ký kết cách đây 15 năm khi các bên bắt đầu đàm phán.
Tài liệu năm 2002 đã dùng những từ ngữ mạnh mẽ hơn để chống lại Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích thì Trung Quốc đã sử dụng 15 năm qua để củng cố các tuyên bố của mình trong khi tiếp tục làm cho ASEAN đưa ra những phản đối yếu dần.

Phụ tá cộng sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Singapore Rajaratnam – ông Ei Sun Oh đã nói với AFP: “Có vẻ như Trung Quốc chưa bao giờ thất bại trong việc làm giảm tiếng nói của diễn đàn ASEAN.”

Nhà học giả và phân tích Phi Luật Tân – ông Richard Heydarian đã bày tỏ ý nghĩ mạnh mẽ khi nói về những thay đổi hôm Chủ Nhật: “Nhìn chung thì đây là một chiến thắng ngoại giao cho Trung Quốc.”

Nam Phố

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img