Thursday, March 28, 2024

Trump, Pence có chuyến thăm tới đài tưởng niệm Martin Luther King Jr.

Người dân Hoa Kỳ hôm nay tưởng nhớ tới biểu tượng dân quyền Martin Luther King Jr. bằng ngày nghỉ lễ đánh dấu sinh nhật của ông trên toàn nước Mỹ.

TT Trump và PTT Mike Pence hôm thứ Hai đã có chuyến thăm không báo trước trước đến đài tưởng nhớ Martin Luther King Jr ở Washington, DC.

Trump không có sự kiện nào trong lịch trình Toà Bạch Ốc chính thức của mình. Tuy nhiên, tổng thống đã rời Toà Bạch Ốc chỉ sau 11 giờ sáng để đến đài tưởng niệm Martin Luther King Jr  để tưởng nhớ, và đặt vòng hoa.

Tổng thống và phó tổng thống đã dành khoảng hai phút tại địa điểm này trước khi trở lại Toà bạch Ốc.

Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ tới biểu tượng dân quyền Martin Luther King, Jr. vì đã đứng lên đấu tranh cho quyền tự do, cho dù màu da hay nơi chúng ta sinh ra, chúng ta đều được Chúa tạo ra bình đẳng, Trump đã tweet.

Trong tuyên bố của mình, Trump lưu ý rằng trong 2 năm qua, hơn 5 triệu việc làm mới đã được thêm vào và tỷ lệ thất nghiệp cho người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Á và người Mỹ không có bằng tốt nghiệp trung học đạt mức thấp kỷ lục.

Martin Luther King, Jr. sinh ra ở Atlanta vào năm 1929, là con trai của một mục sư Tin Lành. Ông sở hữu bằng tiến sĩ thần học, và vào năm 1955, đã tổ chức thành công đợt biểu tình lớn đầu tiên của phong trào dân quyền: Cuộc Tẩy chay Xe buýt Montgomery (Montgomery Bus Boycott). Chịu ảnh hưởng bởi Mohandas Gandhi, King chủ trương bất tuân dân sự bằng bất bạo động để phản đối nạn phân biệt chủng tộc. Những cuộc biểu tình ôn hòa mà ông lãnh đạo ở miền Nam Hoa Kỳ thường bị đáp trả bằng bạo lực, nhưng King và những người ủng hộ ông vẫn kiên trì, và phong trào bất bạo động của họ đã đạt được bước tiến.

Là một nhà hùng biện tài năng, King đã thu hút những người Thiên Chúa Giáo và người Mỹ, đồng thời nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng từ chính phủ liên bang và những người da trắng sống ở các bang phía bắc. Năm 1963, ông dẫn đầu đợt tuần hành đến Washington, trong chuyến đi này, ông đã có bài phát biểu nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ” (I Have a Dream). Năm 1964, phong trào dân quyền đã đạt được hai thành công lớn nhất: phê chuẩn Tu chính án 24, theo đó hủy bỏ thuế khoán (poll tax, tương tự thuế thân/ thuế đinh ở Việt Nam – NBT), và thông qua Đạo luật về Quyền Công dân năm 1964, cấm phân biệt chủng tộc về việc làm và giáo dục, cũng như cấm phân biệt chủng tộc ở những nơi công cộng. Tháng 10 cùng năm, King được trao giải Nobel Hoà bình. Ông đã tặng số tiền thưởng trị giá 54.600 USD cho phong trào dân quyền.

Vào cuối thập niên 1960, King đã công khai chỉ trích việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam và đã nỗ lực để giành được các quyền kinh tế cho nhóm người Mỹ nghèo khổ. Vào thời điểm đó, phong trào dân quyền đã bắt đầu phân mảnh, khi các nhà hoạt động như Stokely Carmichael bác bỏ tầm nhìn của King về việc hội nhập bất bạo động để ủng hộ sự tự lực và tự vệ của người Mỹ gốc Phi. Năm 1968, King dự định khôi phục phong trào của mình thông qua cuộc “Tuần hành của Người Nghèo” (Poor People’s March) đến Washington, nhưng vào ngày 04/04, chỉ vài tuần trước khi cuộc biểu tình dự kiến bắt đầu, ông đã bị một tù nhân người da trắng là James Earl Ray ám sát ở Memphis, Tennessee.

Vào năm 1964, nhà lãnh đạo dân quyền người Mỹ gốc Phi, Tiến sĩ Martin Luther King, Jr., đã được trao Giải Nobel Hoà bình vì hành động phản kháng bất bạo động của ông đối với nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Ở tuổi 35, vị mục sư sinh ra ở Georgia là người trẻ nhất từng được nhận giải thưởng này.

TH

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img