Wednesday, September 27, 2023
spot_img

Trump: nước Anh Brexit trước, nước Mỹ ‘theo sau’ (Phần 1)

Cali Today News – Cử tri nước Anh vừa có một chọn lựa trong một đại hội chính trị đã gây nên một chấn động quá mạnh làm choáng váng cả hệ thống chính phủ đang điều hành đất nước.

Donald Trump nhân cơ hội này cũng ‘cá cược’ rằng nước Mỹ sẽ làm y như vậy.

Ngoài việc từ bỏ EU, cử tri Vương Quốc Anh còn làm cho vị thủ tướng ủng hộ EU là David Cameron phải ra đi theo sau ngày trưng cầu dân ý vào thứ Năm vừa rồi.

Cử tri Anh đã tạo nên một dòng “thác lũ” của biến cố, gây ra sự hỗn loạn cho kinh tế toàn cầu, bắt Tây Phương phải chú tâm lo lắng, ảnh hưởng mạnh đến cuộc bầu cử TT Mỹ vào tháng Mười Một cùng thách thức luôn nền an ninh cho Hoa Kỳ cho nhiều năm.

Cuộc chạy đua về trưng cầu cho Anh vừa qua chẳng khác gì cuộc chạy đua bầu cử tại Mỹ, do ‘nung nấu’ từ giận dữ, e ngại bị các chính trị gia lọc lừa, thù ghét giai cấp chính trị cùng sự trỗi dây của chủ nghĩa dân tộc. Nó cũng nung nấu từ các cảm giác âm ỉ của cử tri thuần tuý lâu nay do không còn quyền hành gì đối với các chính sách giúp ích cho cuộc sống. Sự thành công này đã làm rộ lên câu hỏi liệu sức mạnh kiểu trưng cầu dân ý của Anh có ảnh hưởng tương tự vào cuộc bầu cử tháng Mười Một tại Mỹ chăng?
Ứng viên TT dự kiến của đảng CH, Donald Trump, đã đến Anh thăm lại các sân golf của ông ta vừa lúc kết quả trưng cầu được công bố. Đây là dịp cho ông Trump tuyên bố vào sáng thứ Sáu rằng nước Mỹ sẽ bước tiếp nối theo sau y hệt?

“Vào tháng Mười Một này, người dân Mỹ sẽ có cơ hội tái tuyên bố độc lập cho chính họ. Người Mỹ sẽ có một cơ hội để bầu chọn chính sách thương mại, nhập cư và đối ngoại ưu tiên đặt vào quyền hành của mọi công dân trong nước chúng tôi”, Ông Trump tuyên bố tiếp:

“Người dân chúng tôi sẽ có quyền loại bỏ thứ luật lệ của tập đoàn đặc quyền cai trị thế giới hôm nay, và có được cơ may thay đổi cùng đem lại một chính phủ do dân, của dân, cho dân.”

Quả nhiên, cử tri Anh Quốc đã mang lại một sự từ chối về chính trị, thương mại phá tan nát mọi thứ về chính trị, thương mại cùng tinh hoa về truyền thông giống y những gì mà Trump luôn chống.

Cử trị Anh cũng lạnh lùng với lời khuyên của chính TT OBama đừng nên rời bỏ EU vì sẽ đưa đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như sẽ làm yếu thêm nền kinh tế đang hồi phục chậm chạp của Mỹ, càng nản lòng thêm hi vọng cho ứng viên kế vị mà ông vừa ủng hộ là Hillary Clinton.

Phản ứng đầu tiên của bà Clinton về tin tức nước Anh, trước tiên bà đánh mạnh vào ý tưởng của Trump mặc dầu bà Hillary không nêu đích danh. Bà kêu gọi người dân Mỹ hãy đoàn kết qua lá phiếu “để chứng tỏ sức mạnh đoàn kết của nước Mỹ là một quốc gia không dễ gì chia rẽ được”

Bà Clinton cũng lưu ý tới các rủi ro về nền kinh tế toàn cầu sau cuộc trưng cầu của nước Anh. Bà nói “Công việc ưu tiên của chúng ta là phải làm sao đoán chắc sự rủi ro kinh tế do những biến cố kia sẽ không đánh đau vào các gia đình đang làm việc tại đây trong nước Mỹ này.”

Cử tri Anh Quốc đã thực hiện một cuộc trưng cầu rõ ràng là chấn động, họ hoàn toàn gạt bỏ tất cả tiếng nói, lời khuyên can của giới lãnh đạo đất nước vì hậu quả tai hại sẽ xé toang hệ thống chính trị từng mang lại hoà bình, thịnh vượng cho Vương Quốc Anh từ sau Đệ Nhị Thế Chiến tới nay.

Tương tự như lời cảnh báo trước đây cho ngày bầu cử tại Hoa Kỳ, đặc biệt theo nhóm chính trị gia phía Clinton họ đang lo ngại ý tưởng “Nước Mỹ Ưu Tiên Một” của Trump một ý tưởng sẽ làm tan nát hệ thống toàn cầu khi nước Mỹ hoàn toàn quay lưng lại với nhiệm vụ cùng với bảo đảm an ninh cho Tây Phương

Nhưng tại Anh quốc tuần này, các chính khách bên ngoài nước Anh tất cả đang tập trung tâm trí bàn cãi vào cuộc đại trưng cầu của dân Anh. Giới chức quốc tế, thí dụ Quỹ Tiền Tệ Thế Giới IMF cảnh báo hậu quả Brexit, nhưng cử tri Anh Quốc vẫn ‘phớt tỉnh’ quay đầu và vẫn chọn cách “RA ĐI”

CÒN TIẾP

bản dịch Đinh Hoa Lư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img