Trump: nước Anh Brexit trước, nước Mỹ ‘theo sau’ (phần 1)
Cali Today News – Cựu TT Anh, Tony Blair nói với CNN rằng hậu quả của Brexit chẳng khác gì “một cuộc đại loạn về chính trị.” Theo ông Blair, hai cánh trung tả và trung hữu cần “tái khám phá lại những phản ứng cực đoan mạnh mẽ bị lèo lái từ cơn giận dử…cuộc cách mạng chống lại những gì từng được xem là thông minh, nhưng hiện thực cái mà dân chúng đang chọn lựa quả hết sức khó khăn trong những hoàn cảnh cũng khó khăn không kém”
Dĩ nhiên, có nhiều khác biệt khi so sánh giữa cuộc trưng cầu của dân Anh hiện nay và cuộc bầu cử đang tới của Mỹ.
Cử tri Anh vừa ra một ‘đòn’ choáng váng cuối trong cuộc ‘tình duyên bất đắc dĩ’ với Âu Châu nay xoay lại với một loạt các vấn đề địa phương bao gồm chủ nghĩa đại hoài nghi về EU của Đảng Bảo Thủ đang cầm quyền hiện nay, họ không còn tin vào các chính trị gia cùng các nhà nước Châu Âu và tỉnh giấc mơ màng với sự thoái bộ nước Anh trên thế giới hiện nay.
Nhưng so sánh về những con số thực tế, kết quả trưng cầu đưa tới 2 kết quả gần nhau, đó là 52% muốn “ra đi” so với 48% muốn “ở lại”, chứng tỏ sức mạnh cử tri có khả năng gây chấn động đến cả một hê thống chính trị, làm tan vỡ những gì từng xem là hợp lý cùng các lý thuyết chính trị thông thường hiện nay. Chưa có bằng chứng nào bảo đảm rằng cử tri Hoa Kỳ sẽ biểu tỏ sự chống đối cùng mong ước để đoán trước vào cuộc bầu cử TT Hoa Kỳ, trong khi cái đa số trong cuộc đại trưng cầu dân ý Britons thực hiện vào ngày thứ Năm là một đa số mỏng manh. Hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ là cuộc chạy đua từ tiểu bang này qua tiểu bang khác, hơn nữa các cử tri đoàn có thể làm dịu bớt cơn ‘thịnh nộ’ của cử tri khác với cơn giận dử của dân Anh chỉ đi đến một trong hai chọn lựa là “ở’ và “đi’ không thôi.
Nhưng những biến cố tại Châu Âu, ít nhất cũng gây vài lo ngại cho Đảng Dân Chủ?
Những cuộc thăm dò dư luận vừa qua tại Anh đã đánh giá quá thấp cơn giận dử của cử tri các vùng cơ sở hẻo lánh bên ngoài các vùng đô thị, đó là tấm gương cho Hoa Kỳ, nơi mà bà Clinton đang dẫn đầu theo các cuộc thăm dò.
Thêm vào đó, “Brexit” đã chiến thắng nhiều nơi do đảng Lao Động không liên lạc được với giới lao động truyền thống tại các thành phố hậu kỹ nghệ để kiếm thêm phiếu “ở lại”, dù cho họ có sự ủng hộ mạnh của lãnh đạo chăng nữa.
Đây chưa đáng để ngạc nhiên khi cho rằng trưng cầu dân ý có một sức mạnh chính trị tuyệt vời–là một sự phê phán thẳng thừng , khắc nghiệt, đối với tự do thương mại hay là một mệnh lệnh “đem nước chúng ta về “, nó chỉ chứng minh rằng sức mạnh của giới công nhân áo xanh tại các tiểu bang nghèo miền đông bắc nước Mỹ hiện nay (Rust Belt States).
Chắc hẳn rằng, đây là một tin hiệu mà Trump đã lợi dụng để đánh mạnh theo sau sự thành công kia và là trung tâm cho tuyên bố của ông hòng gây chú ý trên bản đồ bầu cử của Hoa Kỳ. Vị tỉ phú này còn luôn mong đánh bại Clinton khi cử tri được ông hỏi ai là người sẽ lo cho kinh tế Mỹ tốt nhất?
Chứng khoán toàn cầu theo nhau trụt hạng ‘không phanh’ sau cuộc trưng cầu tại Anh, bao tài sản tiêu ma kể từ sau Cuộc Đại Suy Thoái vào năm 2008. Nếu sự mất mát này chứng minh được tính đoản kỳ, thì ảnh hưởng cuộc trưng cầu đối với kinh tế Hoa Kỳ cũng là đoản kỳ.
Nhưng nếu kẻ đưa đuờng mang “Brexit” lại ngay trong thời khủng hoảng kinh tế tại Châu Âu thì nó sẽ làm ‘lịm tắt’ bao hi vọng tăng trưởng kinh tế, và kinh tế Mỹ có thể bị ảnh hưởng nặng hơn càng làm phức tạp và khó khăn cho gia đình Clinton thắng được “nhiệm kỳ 3” tại Toà Bạch Ốc cho Đảng Dân Chủ. Trong khi Trump sẽ chụp lấy cơ hội những trì trệ kinh tế do hậu chấn của Brexit mang lại để cho rằng:sự hoạch định kinh tế của TT Obama là thất bại và đã đến lúc cần thay đổi mới hơn.
Nhưng có vài điều cảnh báo cho Trump:
Dầu ông ta đang nhanh chóng có những lợi thế do ‘trận địa chấn” chính trị của Anh Quốc mang lại–nhằm giúp ông Trump đặt chuyện này vào một cuộc cách mạng để chống lại các tinh hoa lãnh đạo thế giới hiện nay và tự phong cho mình là nhân vật chính–một giai đoạn kéo dài nào đó của sự hỗn loạn thế giới cũng đủ chống lại ngôi sao tỷ phú địa ốc này.
Chính khung cảnh hỗn loạn như vậy mới ủng hộ cho lời tuyên bố của bà Clinton cho rằng đến lúc chọn một tổng thống thích hợp nhất với một người có quá nhiều kinh nghiệm chính quyền và từng liên hệ với nhiều lãnh đạo thế giới trong thời gian chức vụ ngoại trưởng như bà mà thôi.
Người ứng viên chắc chắn của Đảng Dân Chủ đã có biện luận trong tuyên bố của bà như sau: “Hiện nay tình trạng bấp bênh đang cần một lãnh đạo bình tĩnh, điềm đạm và có nhiều kinh nghiệm tại Toà Bạch Ốc để bảo vệ túi tiền cùng cuộc sống cho người dân Mỹ, để yểm trợ cho bạn bè cùng đồng minh, để cùng đứng lên chống lại quân thù và bảo về lợi ích của chúng ta”.
Ban tranh cử của bà Clinton làm việc cật lực để chứng tỏ một sự tương phản giữa Clinton và Trump do bà có khả năng lãnh đạo nhất trong thời gian có khủng hoảng xảy ra. Ban tranh cử của bà Clinton cũng tìm cách tìm cách hạ giảm sự tương đồng hoàn cảnh chính trị giữa Anh và Hoa Kỳ.
“Chúng ta phải nhận ra vấn đề quan trọng nhất đây là bầu cử nước Mỹ xảy ra trên nước Mỹ chứ không phải Yorkshire hay Cardiff nước Anh,” Jake Sullivan cố vấn cao cấp cho bà Clinton từng nói thế tại một phiên họp. Sullivan còn phủ nhận ý tưởng cho rằng bà Clinton phải tìm cách vượt cho qua một trận “thuỷ triều” của người dân trong tháng Muời Một, do bà phải mất nhiều tháng trời trong cuộc vận động tranh cử để cuối cùng làm quen đươc nhiều khó khăn khi đối mặt với đông người lao động Mỹ.
Hậu quả kinh tế do Brexit trong đoản kỳ có khả năng bị giảm bớt do rối loạn về địa chính trị nhưng chưa biết tình hình ra sao trong thời gian tới.
Cuộc trưng cầu dân ý vừa qua đã làm nổi lên một khuynh hướng tương tự cho Châu Âu sẵn sàng chia hai phe trong dân chúng trong các nước hoài nghi của về sức mạnh của đồng Euro, đe doạ làm rệu rả nền kinh tế cũng như khối đoàn kết chính trị của EU từng là trụ cột cho sự ổn định xuyên Đại Tây Dương hơn 70 năm nay và là đồng minh thân tín của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ khi đang đối diện với những thách từ một Trung Cộng đang trỗi dậy từ Á Châu và tại Âu Châu một nước Nga ngoan cố một Trung Đông đầy những toán loạn quân hỗn tạp, Hoa Thịnh Đốn khó lòng chạy đua tìm cách bảo vệ an ninh cho Tây phương.
Thêm vào đó, cuộc trưng cầu này đang ló ra sự rạn nứt giữa Hoa Kỳ và người đồng minh cố cựu gần nhất là Vương Quốc Anh, sự rạn nứt này là ác mộng cho vị tổng thống Mỹ tương lai.
Chỉ vài giờ sau cuộc bầu cử, Thủ Tuớng thứ nhất của Scotland Nicola Sturgeon thông báo soạn thảo bộ luật mới cho phép một cuộc trưng cầu dân ý vùng biên giới phía bắc ủng hộ “ở lại’ đó là vùng Scots chỉ thắng một ít cho “ở lại’ từ năm 2014.
Dù cho còn lâu xứ Scotland mới bắt chước trưng cầu, chúng ta chắc phải đi đến nhiều câu hỏi về sức mạnh quân sự của Anh và số phận nước Anh cùng Scotland cùng các căn cứ hạt nhân tại Scotts nơi chủ nghĩa dân tộc đang chống đối và cũng là cơ sở của NATO–tổng thống sắp tới của Hoa Kỳ chắc phải ‘vật lộn’ nhiều với chúng.
bản dịch Đinh Hoa Lư