Thursday, January 23, 2025

Trump hoàn toàn thèm muốn kiểm soát Greenland và kênh đào Panama 

(CaliToday) – Tổng thống đắc cử Donald Trump trong 2 ngày qua nói rõ mong muốn mở rộng lãnh thổ Hoa Kỳ, tuyên bố Mỹ có cả lo ngại an ninh và lợi ích thương mại sẽ được giải quyết tốt nhất bằng việc kiểm soát hoặc làm chủ Kênh đào Panama và Greenland.

Giọng điệu của Trump không sặc mùi đùa cợt châm biếm nào như gần đây cho rằng Canada nên trở thành “tiểu bang thứ 51” của Mỹ, kể cả gọi Thủ tướng nước này là “Thống đốc Justin Trudeau.”
Thay vào đó, khi công bố bổ nhiệm Đại sứ mới tại Đan Mạch – quốc gia kiểm soát các vấn đề đối ngoại và quốc phòng của Greenland – Tổng thống vào Chủ Nhật nói rõ, đề nghị mua vùng đất này trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông có thể trở thành một thỏa thuận mà người Đan Mạch không thể từ chối trong nhiệm kỳ tới.
Ông dường như thèm muốn Greenland vì vị trí chiến lược của nó vào thời điểm băng tan ở Bắc Cực đang mở ra sự cạnh tranh thương mại và hải quân mới, cũng như vì trữ lượng khoáng sản đất hiếm cần thiết cho công nghệ tiên tiến.
“Vì mục đích An ninh Quốc gia và Tự do trên toàn Thế giới”, ông Trump viết trên mạng xã hội, “Hoa Kỳ cảm thấy rằng quyền sở hữu và kiểm soát Greenland là điều hoàn toàn cần thiết”.
Trump tỏ ra thèm muốn Greenland vì vị trí chiến lược của hòn đảo khi băng tan ở Bắc cực đang mở ra cạnh tranh thương mại và hàng hải lớn, cũng như trữ lượng khoáng sản cần thiết đối với kỹ thuật tân tiến.
“Vì mục đích An ninh Quốc gia và Tự do trên toàn Thế giới,” Trump tuyên bố trên mạng xã hội. “Hoa Kỳ cảm thấy hoàn toàn cần thiết nên sở hữu và kiểm soát Greenland.”
Tổng thống đắc cử vào tối thứ Bảy cáo buộc Panama tăng giá tàu thuyền Mỹ đi qua kênh đào, và đe doạ, nếu điều đó không thay đổi, ông sẽ từ bỏ hiệp ước thời Jimmy Carter trong đó trao lại toàn bộ quyền kiểm soát khu vực kênh đào cho Panama. “Các lệ phí mà Panama tính thật vô lý hết sức,” Trump ghi, chỉ vài ngày trước khi phí tăng vào ngày 1 tháng 1. “Việc ‘’cắt cổ’ quốc gia chúng ta phải bị chấm dứt ngay lập tức.”
Tổng thống đắc cử tiếp tục bày tỏ lo ngại kênh đào có thể rơi vào “tay kẻ xấu,” rõ ràng ám chỉ Trung Quốc – quốc gia thứ hai sử dụng kênh đào nhiều nhất. Một công ty có trụ sở tại Hồng Kông kiểm soát hai cảng gần kênh đào, nhưng Trung Quốc không kiểm soát được chính kênh đào.
Không có gì ngạc nhiên khi chính phủ Greenland ngay lập tức bác bỏ yêu cầu của Trump, giống như vào năm 2019, khi ông lần đầu tiên đưa ra ý tưởng này. “Greenland của chúng tôi,” Thủ tướng Mute B. Egede cho tuyên bố. “Chúng tôi không bán và sẽ không bao giờ đem bán. Chúng tôi không được thua cuộc đấu tranh giành tự do lâu dài.”
Văn phòng Thủ tướng Đan Mạch thận trọng hơn, trong một tuyên bố cho rằng quốc gia “mong muốn được làm việc với chính quyền mới,” và không đưa ra thêm bình luận nào về ý kiến của ông Trump.
Sau khi ông Trump một lần nữa nhắc đến Kênh đào Panama trong bài phát biểu vào Chủ Nhật, Tổng thống Panama José Raúl Mulino tuyên bố trong một đoạn băng ghi hình, “mỗi mét vuông của Kênh đào Panama và các khu vực lân cận đều thuộc Panama và sẽ tiếp tục như vậy.”
“Chủ quyền và nền độc lập của đất nước chúng tôi không thể thương lượng,” tuyên bố nói thêm.
Nhưng những tuyên bố của Tổng thống đắc cử, và những lời đe dọa không mấy tinh tế đằng sau chúng, là lời nhắc nhở khác rằng, phiên bản “Nước Mỹ trên hết” của ông không phải là một tín điều cô lập.
Cách diễn giải hung hăng của ông về cụm từ này gợi lên chủ nghĩa bành trướng hoặc chủ nghĩa thực dân của Tổng thống Theodore Roosevelt, người đã củng cố quyền kiểm soát Philippines sau Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Và nó phản ánh bản năng của một nhà phát triển bất động sản đột nhiên có sức mạnh của quân đội lớn nhất thế giới để hỗ trợ chiến lược thương lượng của mình.

Ông Trump thường tỏ dấu hiệu không phải lúc nào cũng xem chủ quyền biên giới các quốc gia khác bất khả xâm phạm. Khi Nga xâm lược Ukraine, phản ứng đầu tiên của ông không phải là lên án hành động xâm lược trắng trợn, mà cho rằng, quyết định của Tổng thống Vladimir V. Putin là một hành động “thiên tài.”

Ngay cả bây giờ khi đang tìm kiếm một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Trump chưa bao giờ nói rằng biên giới quốc gia này phải được khôi phục, một yêu cầu quan trọng của Hoa Kỳ và NATO — ông chỉ hứa một “thỏa thuận” để chấm dứt giao tranh.

Trong trường hợp của Greenland và Panama, cả lợi ích thương mại và an ninh quốc gia đều có tác động.

Mong muốn của ông Trump đối với Greenland được nêu rõ trong nhiệm kỳ đầu tiên, khi một người bạn giàu có ở New York của ông, Ronald S. Lauder, người thừa kế công ty mỹ phẩm New York, gieo rắc ý tưởng này vào đầu ông.

Hội đồng cố vấn An ninh Quốc gia của Trump vào năm 2019 đột nhiên đi sâu vào chi tiết về việc Hoa Kỳ sẽ tiến hành sẽ mua lại đất đai có quy mô như vậy như thế nào. Trump tiếp tục nhấn mạnh quan điểm này với Đan Mạch, và quốc gia liên tục bác bỏ.

Trump không phải là tổng thống đầu tiên thèm muốn Greenland. Tổng thống Harry S. Truman muốn mua Greenland sau Đệ nhị Thế chiến II, nằm trong chiến lược Chiến tranh Lạnh nhằm ngăn chặn lực lượng Liên Xô. Trump có thể đưa ra một lập luận tương tự, đặc biệt là khi Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tranh giành quyền kiểm soát các tuyến đường Bắc Cực cho hoạt động vận chuyển thương mại và tài sản hải quân.

Trong khi đó, các chuyên viên Bắc Cực không coi nỗ lực của ông Trump đối với Greenland là trò đùa.

Hương Giang

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

MỚI CẬP NHẬT

spot_img