Thursday, March 28, 2024

Tranh luận trang bị phi cơ, tàu thuyền cho Lực lượng Cảnh sát cơ động CSVN

Quốc hội CSVN XV hiện đang có những buổi thảo luận liên quan đến dự thảo Luật Cảnh sát cơ động. Nhiều điều, khoản hoặc những phát sinh của dự thảo Luật này cần được các Đại biểu tranh luận để làm rõ trong đó có việc trang bị phi cơ, tàu thuyền cho lực lượng Cảnh sát cơ động…

Vào ngày 21/10/2021 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an CSVN hiện tại là ông Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ CSVN ông Phạm Minh Chính đã trình bày tờ trình về dự thảo Luật cảnh sát cơ động lên Quốc hội CSVN XV nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo đó, dự thảo Luật này gồm 5 chương và 31 Điều, trong đó có Điều 10 quy định Quyền hạn của Cảnh sát cơ động được bổ sung 2 khoản mới. Đó là Khoản 2 cho phép Cảnh sát cơ đông:

“Được mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên phi cơ dân sự trong trường hợp:

  1. a) Chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm có sử dụng vũ khí;
  2. b) Bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
  3. c) Sử dụng phi cơ riêng do cấp có thẩm quyền huy động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.”

Và khoản 3 cho Cảnh sát cơ động:

“ Ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động.”.

Cũng liên quan đến dự thảo Luật Cảnh sát cơ động, hôm nay ngày 26/10, các Đại biểu Quốc hội CSVN khóa XV đã có buổi tranh luận về vấn đề nên hay không nên trang bị thêm cho lực lượng Cảnh sát cơ động phi cơ, tàu thuyền? Tức là nằm ở Khoản 2 Điều 21 dự thảo Luật Cảnh sát cơ động quy định: “Cảnh sát cơ động được trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phi cơ, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”  

Nhiều Đại biểu cho rằng trong hoàn cảnh ngân sách Nhà nước đang eo hẹp thì không nên trang bị phi cơ, tàu thuyền riêng cho Lực lượng Cảnh sát cơ động. Lực lượng này nên phối hợp, dùng chung những trang bị đó với lực lượng quân đội bởi đã có sẵn. Ngoài ra, nếu trang bị riêng cho Lực lượng Cảnh sát cơ động thì phải làm phi trường, cảng biển riêng như vậy khá tốn kém nguồn lực Nhà nước.

Một số Đại biểu khác thì cho rằng nên trang bị phi cơ, tàu thuyền riêng cho Lực lượng Cảnh sát cơ động bởi lực lượng này có nhiệm vụ chống khủng bố, bạo loạn, đảm bảo an ninh trật tự ….góp phần giữ gìn an ninh quốc gia thì không thể vì ngân sách Nhà nước eo hẹp mà tiết kiệm.

Cần lưu ý tại Việt Nam, Lực lượng Cảnh sát cơ động luôn xuất hiện đông đảo để hỗ trợ nhà chức trách địa phương thực hiện những cuộc cưỡng chế đất đai. Đơn cử như ở Cồn Dầu ( Đà Nẵng 2008), Văn Giang (Hưng Yên 2012), Tiên Lãng (Hải Phòng 2012) hoặc mới đây nhất là vụ “Khủng hoảng Đồng Tâm 2020”. Những cuộc xuống đường của người dân Việt Nam chống bá quyền Bắc Kinh hay phản đối Formosa –Hà Tĩnh sả thải gây ô nhiễm môi trường biển, Lực lượng Cảnh sát cơ động đều có mặt../.

 

THIÊN HÀ

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img