Saturday, December 9, 2023
spot_img

Tình hữu nghị Trung Quốc và Bắc Hàn đang đi vào đoạn cuối?

DAILY CALLER – Các lực lượng Trung Quốc và Bắc Hàn đã từng chiến đấu cùng nhau trên chiến trường, nhưng các mối quan hệ đã sứt mẻ, có thể khó hàn gắn

Trung Quốc có một mối quan hệ phức tạp với Bắc Hàn, đồng thời đó cũng là một di sản chiến lược và trách nhiệm đồng minh trên pháp lý. Tuy nhiên, nó đã biến đổi nhiều hơn so với trước đây trong những năm vừa qua. Những cuộc khiêu khích thường xuyên của Bắc Hàn khiến Bắc Kinh thất vọng, và các quyết định của Trung Quốc để gây sức ép lên Bắc Hàn để hòa hợp với Hoa Kỳ đã làm phật lòng Bình Nhưỡng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Bắc Hàn coi thường nhau, theo nguồn tin của các cá nhân thân cận cả hai chính phủ.

Khi Chủ Tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền năm năm trước, ông đã đưa ra một viễn ảnh lớn cho Trung Quốc gọi là “Giấc mơ Trung Quốc”.  Đây là một kế hoạch đầy tham vọng để khôi phục lại vị thế quyền lực lớn của Trung Quốc và làm cho TQ trở thành một nước lãnh đạo toàn cầu có trách nhiệm và được tôn trọng. Đồng thời kể từ khi nhà độc tài Bắc Hàn, Kim Jong-un nắm quyền kiểm soát sau cái chết của cha mình, nhà lãnh đạo trẻ đã nâng cao các chương trình hỏa tiễn đạn đạo và vũ khí hạt nhân với tốc độ nhanh chóng.  Bình Nhưỡng đã tạo ra sự bất ổn trước ngưỡng cửa Trung Quốc với các cuộc thử nghiệm, tập trận, có khuynh hướng hiếu chiến và khiêu khích sự thù địch.

Lần duy nhất cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, Max Baucus đã nghe chủ tịch Trung Quốc sử dụng ngôn ngữ “không phải trong ngành ngoại giao” khi ông ta nói về  ông Kim Jong-un, Baucus tiết lộ với Hệ Thống Truyền Thông Anh Quốc,: “Tôi chỉ nghe Chủ Tịch Tập Cận Bình nói về một người với giọng gay gắt. Đó là lúc ông chỉ trích Kim Jong-un, cách đây vài năm, “Baucus giải thích thêm,” Ông ấy không thích Kim Jong-un. Điều đó rất rõ ràng.

Ông Tập đã “sôi sục với sự giận dữ” sau khi Bắc Hàn quyết định phá hoại hội nghị thượng đỉnh quốc tế quan trọng được tổ chức tại Trung Quốc vào năm ngoái bằng cách thử nghiệm nhiều hỏa tiễn đạn đạo. Ngay sau hội nghị kết thúc,Bình Nhưỡng cho tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ năm.  Rồi thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 của Bắc Hàn cũng làm mích lòng Trung Quốc không ít. 

Photo Credit: AP

Theo một nguồn tin thân cận với chính phủ Trung Quốc, Bắc Kinh quyết định hạn chế thương mại với  Bình Nhưỡng, cũng như hạn chế các dịch vụ ngân hàng và đóng cửa các doanh nghiệp Bắc Hàn.  Dường như không chỉ là nỗ lực để tuân hành các yêu cầu và những nghị quyết trừng phạt mới nhất của Liên Hiệp Quốc.

Một số hành động của Trung Quốc có thể được xem là phản ứng trước áp lực từ chính quyền của TT Donald Trump, nhưng yếu tố khác có thể thúc đẩy nỗ lực của Trung Quốc là để chế ngự nước láng giềng hạt nhân.

“Cheng Xiaohe, giáo sư tại Đại học Renmin, Bắc Kinh, người có quan hệ với chính phủ và quốc phòng Trung Quốc nói với BBC, “Đó là phản ứng trực tiếp trước những khiêu khích vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn ngay trước khi diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh BRIC do Trung Quốc tổ chức. Tôi tin rằng chính phủ TQ đã nổi giận. Đó là một sự phản ứng trực tiếp mà chính phủ Trung Quốc đã thông qua để trừng phạt Bắc Hàn. (BRIC là một khối kinh tế gồm có: Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi)

Các học giả nhận định, tình hữu nghị giữa hai nước cộng sản đang đi vào đoạn cuối.

“Trung Quốc từng có một mối quan hệ đặc biệt với Liên Bang Xô Viết, nhưng Trung Quốc đã có chiến tranh với đất nước đó. Trung Quốc cũng có một mối quan hệ rất đặc biệt với Việt Nam, nhưng hai nước đã có các cuộc chiến tranh trong quá khứ.  Tôi nghĩ rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Bắc Hàn còn tệ hơn, “ông nói. “Không có bạn bè vĩnh viễn trên chính trường.  Phải, không có bạn bè vĩnh viễn.”

Ông Cheng giải thích rằng vì lợi ích quốc gia, chứ không phải các ý thức hệ, các hệ tư tưởng, quyết định quan hệ hợp tác quốc tế.  Lợi ích quốc gia của Trung Quốc hiện nay đòi hỏi một “bán đảo Triều Tiên ổn định, không vũ khí hạt nhân”. Ông nêu ra một  sự khiêu khíc khác, chẳng hạn như một  hỏa tiễn đạn đạo, hoặc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, có thể đẩy mối quan hệ đến bên lề vực thẳm.

Ông Kim cũng được tường trình là không ưa thích người Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Nhà độc tài trẻ tuổi này đã gọi ông Tập là “đồ chó đẻ” (son of a bitch) trong một cuộc họp với các viên chức cao cấp của Bắc Hàn, ông Ri Jong Ho là một cựu viên chức Bắc Hàn phụ trách bảo vệ các quỹ cho chế độ, đã đào thoát cách đây 3 năm, tiết lộ trong một cuộc họp gần đây.

Không rõ mối thù hằn giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng có thể làm cho hai nước xung đột với nhau không.  Tuy nhiên một bài viết trên tờ báo khổ nhỏ, The Global Times, và được tái xuất bản trên trang “web” quân sự chính thức của Trung Quốc, đề nghị Bắc Kinh đánh vào Bắc Hàn nếu Bình Nhưỡng vượt qua ” lằn ranh cuối cùng. “

“Trung Quốc có một điểm tối quan trọng là họ sẽ bảo vệ bằng mọi giá nền an ninh và sự ổn định ở phía đông bắc Trung Quốc”, bản báo cáo nói. “Nếu chạm đáy, Trung Quốc sẽ sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có kể cả các phương tiện quân sự để phản công lại. Vào thời điểm đó, không phải là vấn đề thảo luận việc liệu Trung Quốc có chấp nhận đòn tấn công của Mỹ hay không, nhưng mà sẽ là Quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (PLA ) khởi động các cuộc tấn công vào [các cơ sở hạt nhân của CHDCND Triều Tiên].

Các tường trình của các cơ quan truyền thông Trung Quốc đã cảnh cáo Bắc Hàn chống lại việc tiến hành các cuộc thử nghiệm hạt nhân.

Trung Quốc đã mất sự kiểm soát Bắc Hàn nhưng Bắc Kinh vẫn có khả năng tạo ra áp lực to lớn lên Bình Nhưỡng như các quan hệ thương mại chính của Bắc Hàn và các nhà máy quân sự và kinh tế ở Á Châu. Nhưng cũng giống như chính quyền của TT Trump đang cố gắng tìm ra một giải pháp, thì Trung Quốc cũng đang cố gắng phát triển một chính sách cho Bắc Hàn.

Ngọc Thạch  (Daily Caller)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img