Cali Today News – Nga đang gia tăng vào sự tranh luận ở Biển Đông, vấn đề mà Hoa Kỳ cho là một trong những chuyện căng thẳng nhất trong các vấn đề: kế hoạch nguyên tử của Bắc Hàn, chuyện diệt trừ khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.
Bộ trưởng ngoại giao của nhóm G7 đang kêu gọi thực hiện phán quyết của toà án La- Hague về Biển Đông, bất kể Trung Quốc phủ nhận quyền tài phán của toà án quốc tế. Vùng Biển này là vùng có chứa 28 tỷ thùng dầu. Trong khi đó Nga đang cố gắng nhảy vào cuộc để thực hiện tham vọng của mình ở Biển Đông.
Theo các chuyên gia cho biết rằng, việc tranh giành chủ quyền biển đông của các nước sẽ dẫn đến một cuộc xung đột quân sự với quy mô lớn. Trung Quốc tự cho mình có chủ quyền vùng Biển Đông, nơi có 5,3 tỷ thương mại mỗi năm, trong khi đó họ đang gặp sự chống đối từ Mã Lai, Việt Nam, Brunei, Thái Lan, Nam Dương và Phi Luật Tân.
Nga đứng về phía Trung Quốc cho quyền lợi riêng mình ở vùng Biển Đông
Nga nhắc lại sự quan trọng không đứng về phía nào trong sự tranh chấp, nhưng thực tế gần gũi hơn với Trung Quốc và Việt Nam. Nga đang cũng cố thêm quân đội của họ tại vùng Á Châu Thái Bình Dương mặc dầu không nói rằng đó là việc quan trọng giúp cho năng lực và quân đội nước bạn đương đầu với các đối thủ tranh chấp.
Nga có thể không trực tiếp can thiệp vào sự tranh chấp Biển Đông, nhưng có vẻ họ có chiến lược và quan tâm đến kết quả của các cuộc tranh chấp. Nga cũng có vẻ gần gũi bênh vực Trung Quốc và Việt Nam hơn.
Lợi ích của Trung Quốc khi Nga hâm nóng sự thân thiện với đối thủ Việt Nam.
Trung Quốc không phải là nước duy nhất mà Nga tìm kiếm mối quan hệ. Quan hệ Nga-Việt gần đây cũng đã có những cải thiện đáng kể, thậm chí đạt được mức độ hợp tác chiến lược. Nga đang hợp tác với Việt Nam trong việc phát triển các dự án khí đốt chung trên Biển Đông và giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ. Mối quan hệ gần gũi của Nga với Việt Nam thực sự phục vụ lợi ích cho Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.
Đó là một lợi ích cho Bắc Kinh khi tránh được sự đồng minh của Hoa Kỳ và Nga, hơn nữa Nga có thể thay thế Mỹ như là một đồng minh của Việt Nam. Trong lâu dài tình bạn giữa Nga– Việt Nam là một món quà trời cho Trung Quốc.
Nga hoạt động như một lá chắn ngăn cản Việt Nam tìm kiếm mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ với Mỹ, khi Moscow đáp ứng nhu cầu của Hà Nội trong việc chuyển giao vũ khí. Do đó, Nga ngăn cản Hoa Kỳ tiếp cận thêm một nước láng giềng của Trung Quốc như một đối tác quân sự. Trung Quốc dường như không phản đối sự hợp tác quân sự Nga-Việt ngày càng tăng, vì nó nhận ra những rủi ro của Hà Nội đang chuyển đổi chính sách của họ sang Washington và bắt đầu đưa hệ thống phòng thủ của Ngũ Giác Đài đến gần biên giới.
Vẫn còn mù mờ để biết được ý muốn và chiến lược đường dài tại Biển Đông của Nga, tuy nhiên không chối cải rằng sự tham dự của Moscow có dấu hiệu rõ hơn mỗi ngày.
Sự tiến gần của Nga đến Việt Nam không những lợi ích cho Hà Nội trong vấn đề cải tiến hệ thống phòng thủ, nó còn giúp chuyện tranh chấp lãnh thổ, và Moscow có thể giúp Trung Quốc – Việt Nam cải thiện trong vấn đề bang giao. Việt Nam cũng được lợi ích khi hợp tác với Nga hơn là Hoa Kỳ vì đi với Mỹ sẽ đặt Hà Nội vào chính giữa sự tranh chấp của Trung Quốc và Hoa Kỳ, một vấn đề đang gay cấn
Hơn nữa Việt Nam đã quen thuộc cách sử dụng vũ khí của quân đội Nga và có lợi khi có khả năng sử dụng những vũ khí tối tân. Phần Nga, họ thoải mái trên đường dài trong khu vực địa phương và toàn cầu khi sự thân thiện nồng ấm hơn giữa Bắc Kinh và Hà Nội, và Nga cũng đóng vai trò có ảnh hưởng hơn trong sự tranh chấp vùng Biển Đông và mở ra các giải pháp đa phương.
Nga có thể có lợi ích do sự kéo dài cuộc tranh chấp lãnh thổ dính líu đến Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia khác. Tuy nhiên tình trạng này cũng cho Nga có nhiều cơ hội tạo nên chổ đứng vững vàng hơn trong vấn đề cân bằng vũ lực tại Á Châu.
Ngọc Thạch (Theo Valuewalk)