Thursday, March 28, 2024

Thái độ của ASEAN bất nhất với phán quyết LHQ về tranh chấp Biển Đông

Cali Today News – Phán quyết của Toà Trọng Tài LHQ về tranh chấp Biển Đông chống lại Bắc Kinh đang có sự ủng hộ mạnh nhất của Mỹ. Mỹ đang vận động các nước Tây Phuơng và Á châu ra sức ép để buộc Bắc kinh tuân thủ các pháp lệnh sắp tới đây của LHQ.

Photo courtesy: abcnews.go.com
Photo courtesy: abcnews.go.com

Do Hoa Kỳ không phải là thành viên của Công Ước LHQ về Luật Biển UNCLOS nên Hoa Kỳ không có sức ép trực tiếp nào với Bắc Kinh. Hoa Thịnh Đốn chỉ nhờ vào sức vận động vào quốc tế trong đó có 10 nước ASEAN. Liên Minh Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN nhiều năm nay từng cố gắng để có được những giải pháp ngoại giao trong tranh chấp này, nhưng ít có tiến bộ do sự chia rẽ trong 10 thành viên của khối trong đó có cả Phi. Như thế sự đồng thuận hoàn toàn cho Phán Quyết này xem chừng khó khăn vô cùng.

Khi TT Obama gặp lãnh đạo các nước ASEAN vào tháng Hai tại California họ đều đồng thuận “tôn trọng các tiến trình ngoại giao và luật pháp” phù hợp với quy ước LHQ, nhưng các thành viên ủng hộ Trung Cộng như Lào và Cambodia chẳng hề đề cập gì đến “toà Trọng Tài”.

Chỉ riêng Việt Nam từng chống lại Trung Cộng về vấn đề tranh tụng Biển Đông nên biểu lộ sự ủng hộ Phi khá rõ ràng trong phán quyết sắp tới của LHQ. Hà Nội từng tuyên bố ủng hộ sự đòi hỏi “tuân thủ hoàn toàn” thủ tục của công ước.

Còn lại những nước khác, họ tỏ ra khá thận trọng do lo sợ xa rời với Trung Cộng, một quốc gia ‘nặng ký’ nhất trong vùng. Mã Lai và Brunei rất ít đề cập dù họ cũng là hai nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh.
Indonesia và Singapore không là thành viên tranh chấp nhưng nói khá nhiều về vấn đề này. Tuần qua Ngoại Trưởng Singapore là Vivian Balakrishnan cho rằng phán quyết rất có ý nghĩa do chúng ta không thể đồng ý với nguyên tắc cho rằng ai mạnh cũng đúng. 

Đối với Ngoại Truỏng Indonesia thì từ chối vấn đề có áp đặt phán quyết cho cả hai phía hay không. Dù chưa tiên đoán được lập trường của Phi ra sao vào thời gian tân chính phủ chính thúc đảm nhiệm chức vụ vào ngày 30 tháng Sáu này, nhưng vị tổng thống mới Rodrigo Duterte đã lên tiếng trước tỏ ý mong muốn khởi động lại đàm phán song phuơng với Bắc Kinh. Nhìn chung, ông ta cho rằng mọi nước đều nên tôn trọng luật lệ quốc tế.

Tổng hợp lại thái độ của ASEAN khá rời rạc, không thể làm cho Bắc Kinh bận tâm lắm trong khi sẽ phủ nhận phán quyết của LHQ. Nhưng cái lợi thế của Bắc Kinh là sự ‘ngỏ lời’ về đàm phán song phuơng của Tân tổng thống Phi đang làm lợi cho Bắc Kinh rất nhiều.

Đinh Hoa Lư (theo abcnews)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img