Thursday, March 28, 2024

Tàu sân bay Mỹ ghé Đà Nẵng: nghệ thuât đi dây của Việt Nam

Anh Khoa lược dịch



(VNTB) – Sự trỗi dậy của Trung Quốc có nhiều hệ luỵ nhất đối với địa chính trị toàn cầu trong ba thập kỷ qua, tạo ra vừa hy vọng lẫn sợ hãi.



Là một nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên được hưởng lợi từ sự thịnh vượng ngày càng tăng của Trung Quốc và cảm nhận được sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc. Do đó, trong khi cố gắng duy trì mối quan hệ ổn định và hòa bình với Trung Quốc để tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, Hà Nội cũng tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và các cường quốc khác để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, đặc biệt ở Biển Đông.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Hà Nội. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Trung năm 2018 đạt 106,94 tỷ Mỹ kim, chiếm 22,2% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam trong cùng kỳ năm trước. Đồng thời, Trung Quốc đang trở thành nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng của Việt Nam. Cuối năm 2018, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 của Việt Nam với 2.168 dự án và 13,4 tỷ Mỹ kim vốn đăng ký tích lũy.  Nếu bao gồm Hồng Kông, Trung Quốc sẽ xếp thứ tư, chỉ sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Bắc Kinh cũng là nguồn cấp khách du lịch quan trọng đối với Việt Nam. Vào năm 2018, 4,6 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến thăm Việt Nam, chiếm 32% lượng khách du lịch nước ngoài của Việt Nam trong cùng năm.

Mối quan hệ kinh tế chặt chẽ đồng nghĩa là Việt Nam duy trì lợi ích đó bằng mối quan hệ lành mạnh và ổn định với Trung Quốc. Thế nhưng, tranh chấp Biển Đông đã đặt ra những sóng gió không ngừng đối với các mối quan hệ song phương, buộc Việt Nam phải có lập trường đối đầu với Trung Quốc về các vấn đề chủ quyền và quyền đi lại trên biển.  Đối mặt với chênh lệch sức mạnh hai bên, Hà Nội trong khi tìm cách phát triển sức mạnh kinh tế và hiện đại hóa lực lượng vũ trang, quốc gia này cũng thấy cần tăng cường quan hệ chiến lược với các cường quốc để tạo đối trọng với Trung Quốc. Trong nỗ lực này, Việt Nam không tìm thấy đối tác nào phù hợp hơn Mỹ.

Từ góc nhìn của các chiến lược gia Việt Nam, Mỹ là quốc gia duy nhất có cả sức mạnh và ý chí chính trị cần thiết để kiềm chế tham vọng chiến lược của Trung Quốc, kể cả ở Biển Đông.  

Sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Mỹ – Trung trong vài năm qua tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ chiến lược của Hà Nội với Washington khi lợi ích chiến lược của hai bên được hội tụ trong nhận thức chung về mối đe dọa Trung Quốc.

Những nỗ lực của Việt Nam dường như được Mỹ đáp lại, Washington coi Việt Nam là đối tác an ninh mới nổi. Trong Báo cáo Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ vào tháng 6 năm 2019 đã tuyên bố rằng họ đang ưu tiên các mối quan hệ mới với Việt Nam, Indonesia và Malaysia – những nhân vật chủ chốt trong ASEAN và là trung tâm trong nỗ lực của Mỹ nhằm đảm bảo hòa bình và bảo vệ sự thịnh vượng  trong Ấn Độ-Thái Bình Dương.  

Đối với Mỹ, Việt Nam không chỉ là một cơ hội kinh tế. Với những chuyển biến quân sự đáng kể trong thập kỷ qua, Việt Nam là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất ở Đông Nam Á. Hơn nữa, với tư cách là một quốc gia yêu sách lớn ở Biển Đông và lịch sử kháng chiến lâu dài chống lại sự thống trị và bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong khu vực, hỗ trợ Mỹ kiềm chế tham vọng địa chiến lược của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 5 năm 2016, Tổng thống Obama đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đầu tháng 8 năm 2018, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ thông tin, Hà Nội có hợp đồng trang thiết bị quân sự trị giá 94,7 triệu Mỹ kim với Mỹ theo chương trình Bán hàng quân sự nước ngoài (FMS) và Bán hàng thương mại trực tiếp (DCS). Những chương trình này đã giúp Việt Nam cải thiện hơn nữa năng lực hàng hải để đối phó với các thách thức an ninh ở Biển Đông. Do đó, vào tháng 5 năm 2017, Hà Nội đã nhận được sáu tàu tuần tra nhanh Metal Shark trị giá 18 triệu Mỹ kim cho Cảnh sát biển.  

Vào tháng 2 năm 2019, Đô đốc Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Mỹ, ông Phil Davidson, nói rằng Việt Nam đang mua thiết bị từ Hoa Kỳ, bao gồm máy bay không người lái Boeing Insitu ScanEagle, máy bay huấn luyện Beechcraft T-6 Texan II,…

Dù vậy, các quan chức Việt Nam vẫn lo ngại rằng nếu Việt Nam đi quá nhanh và quá xa trong quan hệ chiến lược với Mỹ, họ sẽ gây phản ứng trả đùa từ Bắc Kinh.

Theo góc nhìn từ phía Hà Nội, sự gần gũi về địa lý của Trung Quốc và tầm quan trọng của nó đối với sự thịnh vượng kinh tế và an ninh của Việt Nam sẽ khiến cho Việt Nam trở nên bấp bênh về mặt chiến lược khi quan hệ Việt-Trung xấu đi, đến mức mối quan hệ mạnh mẽ với Mỹ sẽ không thể để bù đắp.

Như vậy, trong khi cố gắng tăng cường mối quan hệ với Washington, Hà Nội có xu hướng để mắt đến các phản ứng của Bắc Kinh để cân đối điều chỉnh mối quan hệ với Washington. Chẳng hạn, vào giữa tháng 10 năm 2018, Việt Nam đã lặng lẽ hủy 15 hoạt động tham gia quốc phòng với Mỹ dự kiến ​​vào năm 2019 liên quan đến trao đổi quân sự, hải quân và không quân. Quyết định này dường như là một trong những động thái của Hà Nội đối với cuộc cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh, khiến Việt Nam gần như không thể củng cố mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với một cường quốc mà không bị thế lực kia khó chịu.

Hà Nội vì vậy đã vừa cố gắng thúc đẩy mối quan hệ với Mỹ với tốc độ vừa phải, trong hợp tác chiến lược với Mỹ. Đây cũng là lý do khiến Việt Nam do dự trong việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ.

Quyết định giữ mối quan hệ Việt-Mỹ tiến xa đến mức nào được hình thành từ nhận thức của Việt Nam về mối đe dọa Trung Quốc, cách Trung Quốc hành xử ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc tiếp tục càn quấy ở Biển Đông, bằng tàu khảo sát như đã diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10 năm ngoái, Việt Nam sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ.

Tuần này, USS Theodore Roosevelt sẽ trở thành tàu sân bay thứ hai của Mỹ đến thăm Việt Nam, sau chuyến thăm lịch sử của USS Carl Vinson hai năm trước. Quyết định của Việt Nam tiếp nhận chuyến thăm của tàu sân bay trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung cho thấy tự chủ chiến lược của Việt Nam và tư thế chiến lược ngày càng lớn lao hơn. Điều này cũng giúp Việt Nam gửi tín hiệu nhất quán tới cả hai cường quốc: đối với Mỹ, Hà Nội tiếp tục đánh giá cao mối quan hệ chiến lược song phương và Việt Nam sẵn sàng hoan nghênh sự tham gia của Mỹ ở Biển Đông nếu các cam kết đó phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Đối với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là lập trường quyết đoán hơn về Biển Đông, coi thường Việt Nam vì lợi ích quốc gia có thể gây tác dụng ngược và đẩy Việt Nam tiến xa hơn vào vòng tay của Mỹ, bất kể Việt Nam có quan trọng và lâu dài như thế nào với Trung Quốc.

Nguồn: https://www.thinkchina.sg/us-aircraft-carrier-visit-and-vietnams-delicate-balancing-act

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img