POLITICO – Khi người Mỹ nói về khu vực bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn, họ thường dùng từ Châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific), một từ thông dụng của tổ chức APEC CEO mà Tổng thống Donald Trump tham dự vào tuần này tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Trump đã đưa ra một từ khác đáng chú ý hôm thứ Ba, và nó đã nhanh chóng trở thành khẩu hiệu cho chuyến công du Châu Á 5 quốc gia của ông: “Ấn Độ-Thái Bình Dương”. (Indo-Pacific)
TT Trump nói tại một cuộc họp báo chung với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in, “Liên minh của chúng tôi là quan trọng hơn bao giờ hết đối với hòa bình và an ninh tại bán đảo Triều Tiên và khu vực “Ấn Độ-Thái Bình Dương”. (Indo-Pacific)
Từ này đã lưu hành trong lãnh vực chính sách đối ngoại trong nhiều năm – đôi khi nó được sử dụng bởi cựu Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Gần đây, từ này được người Nhật quảng bá rộng rã với ý niệm rằng họ sống trong một vùng kéo dài đến Ấn Độ, một quyền lực đang gia tăng có thể tạo ra một lực đối trọng với Trung Quốc.
Rory Medcalf, người đứng đầu của trường đại học an ninh quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Úc, đã viết về từ này vào năm 2013, “Nó được dùng để giảm bớt ảnh hưởng Trung Quốc, hoặc làm dịu bớt tác động của Trung Quốc trong một đại dương lớn hơn (bao gồm Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương). “Tôi không nghĩ rằng đó là một kế hoạch của Mỹ và những nước khác. Tôi nghĩ đó là một phản ánh thực tế. “
Việc sử dụng nhãn hiệu Ấn Độ-Thái Bình Dương của chính phủ, bắt đầu bởi chuyến đi của TT Trump với bài diễn văn của Ngoại trưởng Rex Tillerson và cuộc họp của cố vấn an ninh quốc gia HR McMaster. Sự kiện này đặt Hoa Kỳ vào vị trí mà các đồng minh khu vực mong muốn cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc – không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở Úc, Indonesia, Việt Nam và các nước khác.

Các viên chức chính quyền vẫn chưa đưa ra một cái nhìn chi tiết chính xác về ý nghĩa một “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa.” Ông Trump đang được mong đợi sẽ nói đến vấn đề chính mối quan hệ giữa Mỹ với khu vực tại Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, hội nghị thượng đỉnh cao cấp tại Việt Nam.
Một viên chức cao cấp của ông Trump cho biết các tuyên bố chính thức của Tòa Bạch Ốc sử dụng từ Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific) “chắc chắn không phải” một nỗ lực để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, một viên chức này cũng cho biết đã có nỗ lực phối hợp của chính quyền TT Trump để xác định mối bang giao Mỹ-Ấn. “Chúng tôi có mối quan hệ mạnh mẽ và phát triển với Ấn Độ,” viên chức này nói. “Chúng tôi nói về một Ấn Độ-Thái Bình Dương vì một phần từ đó phản ảnh tầm quan trọng của sức mạnh đang lên của Ấn Độ”.
Ông Trump có mối thân tình với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, và đã chào đón ông Modi tới Tòa Bạch Ốc bằng một cái ôm choàng vào tháng Sáu vừa qua.
Ely Ratner, cựu cố vấn của Châu Á của Phó Tổng thống Joe Biden, hiện đang làm việc tại Hội đồng Bang giao Đối ngoại, nói: “Tôi coi nó là sự nâng cao vai trò của Ấn Độ và thu hút các nước có cùng ý nghĩ.
Khi ông Trump là một ứng cử viên tổng thống, ông đã chỉ trích Trung Quốc âm mưu vận dụng tiền tệ và không tốt trong các cuộc đàm phán kinh tế. Tuy nhiên ông đã nồng nhiệt, thân thiện với Bắc Kinh kể từ khi nhậm chức. Ông Trump đã tìm kiếm sự hợp tác với Trung Quốc nhằm đối phó mối đe dọa vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn và dường như đã đạt được một mối quan hệ cá nhân thân thiện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi hai người gặp nhau vào mùa xuân năm ngoái tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông Trump ở Florida. Cả hai gặp nhau lần thứ tư tại Bắc Kinh.
Trong khi Trung Quốc dường như không chấp nhận nhãn hiệu khu vực làm tăng giá trị của địch thủ (Ấn Độ), ông Medcalf cho biết, thế giới nhìn “Ấn Độ-Thái Bình Dương” ít nhất cũng một phần là do Bắc Kinh. Các nỗ lực quốc tế của Trung Quốc, đặc biệt là sáng kiến chính sách đối ngoại và kinh tế “vành đai và con đường”, liên quan đến hàng chục quốc gia lân cận, đã thúc đẩy các nước láng giềng tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Ông Medcalf nói một chính quyền do Clinton lèo lái có thể đã “dễ chấp nhận” để khuyến khích sử dụng từ này một cách thường xuyên hơn. Tuy nhiên,ôngTrump đi vào Tòa Bạch Ốc với rất ít kinh nghiệm về chính sách đối ngoại và khi giữ vị trí một vài năm lâu hơn ở Tòa Bạch Ốc có thể ông dể thuyết phục các đồng minh.
Medcalf cho biết: “Điều này không thể tránh được, và nó có thể xảy ra. Có lẽ nó đã được dễ dàng hơn với chính quyền Trump thuyết phục một số các nhà quyết định chính yếu để xem xét khu vực theo phương cách khác nhau một cách kiên định. Đó là một khuynh hướng thực sự trong những phương cách mà Mỹ đang tham gia, và đó là một điều tốt. “
Ngọc Thạch (Theo Politico)