Friday, March 29, 2024

Sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông thực sự ý nghĩa gì?

THE DIPLOMAT – “Sự quyết đoán của Trung Quốc” đã trở thành một từ ngữ nổi tiếng – nó được các cơ quan truyền thông, những nhà chuyên môn và các chính trị gia thường xuyên sử dụng, tuy nhiên ít có sự nghiên cứu làm rõ ý nghĩa của khái niệm này.  Tình trạng tương tự khi nói đến quyền lực của Trung Quốc. Mặc dù nói chung người ta cho rằng “Trung Quốc đang bành trướng,” nhưng ngạc nhiên thay có rất ít sự nghiên cứu có hệ thống về quyền lực của Trung Quốc đã được thực hiện một cách toàn diện và nghiêm túc.

Như vậy, chúng ta đã có một mệnh đề rằng Trung Quốc sự “quyết đoán” và “thay đổi quyền lực” là lý do tại sao. Trên thực tế, chúng ta không biết hành động của Trung Quốc một cách chính xác khi rơi vào từ ngữ “quyết đoán” hay nó thực sự có ý nghĩa gì. Tương tự như vậy, chúng ta không biết Trung Quốc đã có được quyền lực tới đâu, và chúng ta thậm chí không chắc chắn làm thế nào để đánh giá sức mạnh của Trung Quốc. Tệ hơn nữa,  chưa có thảo luận nhiều về các câu hỏi này.

Cuốn sách gần đây “Sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông” (tác giả Richard Q. Turcsanyi) đã có nói đến những vấn đề này. Nó định nghĩa khái niệm “sự quyết đoán của Trung Quốc”, thành lập những phương sách hoạt động nào đủ điều kiện để được đưa vào chính sách, và sau đó kiểm nghiệm những giải thích tại sao Trung Quốc thực hiện các chính sách như vậy. Biển Đông được coi là nghiên cứu điển hình vì đây là khu vực gần như có sự đồng thuận rằng Trung Quốc hành động một cách quyết đoán.

Sự quyết đoán của Trung Quốc: Cái gì, khi nào và ở đâu

Để bắt đầu, hành động “quyết đoán” là một hành động khi Trung Quốc (trong trường hợp này) chủ động theo đuổi lợi ích của mình và hành động dũng cảm để đạt được mục tiêu của mình, ngay cả khi họ mâu thuẫn với lợi ích của các phe phái khác. Hành động quyết đoán của Trung Quốc phải khác biệt đáng kể so với hành động của các quốc gia khác và theo các qui tắc trước đây. Do đó, khi nói về sự quyết đoán của Trung Quốc, chúng ta nói về hành vi mới và độc đáo của họ có tính chất và số lượng khác biệt với hành vi của các nước khác.

Tìm kiếm các trường hợp chính sách đáp ứng các tiêu chỉ này trong khu vực Biển Đông, chúng tôi nhận thấy rằng những sự kiện từ năm 2009-2010 – khi cuộc thảo luận “quyết đoán” bắt đầu phát triển và chúng ta chưa thấy sự “quyết đoán” này xuất hiện.  Chỉ từ năm 2011, chúng ta mới có thể tìm ra những trường hợp khi Trung Quốc hành động quyết đoán. Tổng cộng, chúng ta có thể  xác định năm ví dụ như: sự kiện cắt giây cáp, bãi cát Scarborough, cảng Second Thomas Shoal, vụ giàn khoan dầu, thiết lập đảo nhân tạo và quân sự hóa các căn cứ tiền đồn Trung Quốc.

Năm trường hợp này là cơ sở để nghiên cứu về cách thức và lý do tại sao Trung Quốc hành động “tự quyết” ở Biển Đông.

Photo courtesy: AP

Sức Mạnh của Trung Quốc và Vai Trò của Họ

Có nhiều giải thích khác nhau về câu hỏi tại sao Trung Quốc hành động một cách quyết đoán; tuy nhiên, không có thử nghiệm nghiêm ngặt nào được thực hiện cho đến nay. Giải thích rằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc đã làm cho họ có hành động quyết đoán là giả thuyết có lý giải nhất, và do đó nó cũng là trung tâm vấn đề.  Khi nói đến năm trường cụ thể quyết đoán trên, chỉ trong một trường hợp, đòi hỏi một khả năng mới, sự quyết đoán cho phép Trung Quốc hành động. Đó là sự kiện giàn khoan dầu, khi Trung Quốc đưa ra công kỷ nghệ khoan nước sâu tối tân nhất, và nó được bảo vệ hoạt động bởi lực lượng bán quân sự mới được thống nhất và tăng cường. Trong tất cả bốn trường hợp quyết đoán khác, Trung Quốc đã có thể đã hành động theo cùng một phương cách áp dụng hằng năm hoặc thậm chí hàng thập niên trước.  Tuy  thế,  những cải tiến về quyền lực trong  năm trường hợp hành vi quyết đoán diễn ra, Trung Quốc vẫn còn xa để vượt qua Hoa Kỳ. Nói cách khác, quyền lực của Trung Quốc không vượt qua bất cứ lằn ranh thẩm định đặc biệt nào của giai đoạn “quyết đoán”.

Hơn nữa, khi xem xét kỹ hơn cuộc thảo luận trong nước Trung Quốc, cả lãnh đạo và cộng đồng Trung Quốc đều không có ý nghĩ  quốc gia họ sẽ vượt qua Hoa Kỳ. Do đó, không có sự “chuyển đổi quyền lực” diễn ra, và nhận thức ở Trung Quốc là ít nhiều phù hợp với thực tế.

Các giải thích khác: Hướng tới Lý thuyết ‘Sự quyết đoán phản ứng’

Sau khi cho thấy rằng “chuyển đổi quyền lực” chỉ có thể giải thích được một trong năm trường hợp thí dụ trên của sự quyết đoán, cuốn sách có nói đến các giả thuyết khác. Chính trị nội bộ là một trong những phương sách thường được sử dụng trong nhiều cách khác nhau để giải thích sự quyết đoán của Trung Quốc – đó có phải là vai trò của Tập Cận Bình đã tập trung cải thiện vào sự mất kiểm soát của lãnh đạo trung ương, các nỗ lực nhằm làm sao lãng các vấn đề trong nước, hoặc chủ nghĩa dân tộc đang phát triển. Không có ý tưởng nào trong số này đưa ra một giả thuyết có thể thuyết phục

 Hành vi quyết đoán đã bắt đầu vào cuối thời đại cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trước thời kỳ Chủ tịch Tập Cận Bình. Đồng thời, xét đến tầm quan trọng của các tranh chấp Biển Đông và việc tập trung quyền lực nhanh chóng trong tay ông Tập, có một điều không thể tưởng tượng được là lãnh đạo trung ương sẽ không nắm được vấn đề những gì đang xảy ra trong khu vực. Các chỉ dẫn cho thấy mức độ hài lòng của công chúng rất cao ở Trung Quốc, nói chung và thậm chí cả khi nói đến các sự kiện như tranh chấp lãnh thổ. Hơn nữa, sự hài lòng của công chúng và các chỉ số hiệu quả quốc gia đã được cải thiện vào thời điểm xảy ra những sự kiện này. Chỉ có chủ nghĩa dân tộc đang phát triển có thể được xem như là một yếu tố góp phần, nhưng hầu như không được nhận thấy.

Mặt khác, lời giải thích được tìm thấy có giá trị đối với bốn trong số năm sự kiện quyết đoán ở Biển Đông. Trong mỗi trường hợp này, Trung Quốc phản ứng một cách quyết liệt với những gì mà họ coi là một sự phát triển mới.  Sự kiện trước mắt là lệnh của tòa án ở Hague, hành động của người Philippines tại bãi cát Scarborough (đặc biệt là sự hiện diện của Hải quân Phi Luật Tân) và tàu Thomas Shoal thứ hai (nỗ lực sửa chữa tiền đồn của Philippin) và một đợt khảo sát hàng hải khác. Hơn nữa, các hành động quyết đoán của Trung Quốc đã diễn ra sau khi Hoa Kỳ bắt đầu chuyển trục tới Châu Á”,  được nhìn thấy ở Trung Quốc khi tình trạng địa hình chính trị ngày càng tồi tệ.

Do đó, tranh luận về lý thuyết về “sự phản ứng quyết đoán” của Trung Quốc, ít nhất là khi nói đến các sự kiện ở Biển Đông. Cần nhấn mạnh rằng điều này không nói gì về việc Trung Quốc có hợp pháp hay không trong hành động của họ, hoặc những quốc gia khác đòi hỏi chủ quyền và hành động của họ có được thi hành một cách khôn ngoan hay không.  Trung Quốc – từ quan điểm của họ – đã không hành động quyết đoán ngay khi có được quyền làm như vậy, nhưng chỉ chọn sử dụng các khả năng của họ khi cảm thấy tình huống yêu cầu (hoặc cho phép) hành động như vậy. Tuy nhiên, đây vẫn là một câu hỏi để trống: làm thế nào mà quyền lực của Trung Quốc sẽ phát triển cùng với sự hiện diện của Hoa Kỳ (TT Donald Trump) trong cùng khu vưc, và điều này đã có thể được đánh giá ảnh hưởng không tốt đến sức mạnh của Mỹ (qua 5 trường hợp quyết trên).

Ngọc Thạch (Theo The Diplomat)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img