YAHOO NEWS – Trên chiếc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson với tiếng ồn ào cực độ, những phản lực cơ chiến đấu đã phóng lên khỏi sàn tàu và bay đến vùng tranh chấp Biển Đông, bởi vì đô đốc của họ đã tuyên bố rằng sự hiện diện của chiếc hàng không mẫu hạm hùng mạnh này là bằng chứng cho thấy hoa Kỳ vẫn có ảnh hưởng tại khu vực.
“Vấn đề sự có mặt của Mỹ”, Đô đốc John Fuller nói với các phóng viên trên tàu USS Carl Vinson. “Tôi nghĩ rằng rất rõ ràng rằng chúng tôi đang ở Biển Đông. Chúng tôi đang hoạt động.”
USS Carl Vinson, một trong những chiến hạm hoạt động lâu nhất của Hải quân Hoa Kỳ, hiện đang tiến hành những gì các viên chức nói là một sứ mệnh thông thường thông qua các vùng biển tranh chấp, nơi mà nhiều năm xây cất các đảo nhân tạo và xây dựng các căn cứ quân sự của Bắc Kinh đang là làm rung động khu vực.
Sau những lời chỉ trích rằng sự cam kết của chính quyền Trump đối với khu vực Á Châu đã bị vấn đề Bắc Hàn phân tâm, các phóng viên đã được đưa lên chiếc hàng không mẫu hạm vào hôm thứ Tư khi nó di hành qua vùng Biển Đông.

Trong một loạt các đợt cất cánh và hạ cánh khẩn cấp, máy bay xung kích F18 đã nổ vang ầm khi bay lên khỏi boong tàu với tốc đô từ 0 đến 290 ki lô mét mỗi giờ trong hai giây chóng mặt.
Đô đốc Fuller, chỉ huy của Carl Vinson Strike Group, cho biết mẫu hạm dài 333 mét này là một sự trấn an các đồng minh.
Ông nói: “Các quốc gia ở Thái Bình Dương là các quốc gia liên hệ đến hàng hải. “Họ đánh giá cao sự ổn định của hàng hải. Đó là chính xác những gì chúng tôi đang có mặt tại đây và là một hiện diện rất rõ ràng cho thấy Hoa Kỳ đang có mặt trở lại.”
Tuy nhiên, vị trí của đội tấn công bao gồm một chiến hạm có phi cơ và một tàu tuần dương có hỏa tiễn đạn đạo hướng dẫn cũng là một thông điệp trực tiếp tới Trung Quốc, cho dù các viên chức Mỹ có thừa nhận hay không.
Chuyến đi của họ chỉ có một tháng sau khi sở chiến lược quốc phòng của Ngũ Giác Đài Lầu nhận định Trung Quốc là một “đối thủ chiến lược” đe doạ các nước láng giềng của họ trong khi quân sự hóa các đặc điểm ở Biển Đông.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền vùng Biển Đông – nơi được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ và sự vận chuyển thương mại qua đó hàng năm trị giá 5 nghìn tỷ đôla. Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng các rạn san hô thành các hòn đảo nhân tạo có khả năng tiếp nhận máy bay quân sự.
Phi Luật Tân, Việt Nam, Đài Loan, Mã Lai và Brunei cũng tuyên bố có chủ quyền trên vùng biển này.
So với 11 hàng không mẫu hạm đang hoạt động trong Hải quân Hoa Kỳ, Trung Quốc hiện chỉ có một chiếc hàng không mẫu hạm.
Tuy nhiên, siêu cường Á châu (Trung Quốc) đang vươn lên và không cần giấu diếm tham vọng xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh và trở nên quyết đoán hơn trong khu vực.
Tháng trước, Bắc Kinh cho biết họ đã phái một chiến hạm xua đuổi một khu trục hạm có hỏa tiễn đạn đạo của Hoa Kỳ đã “vi phạm” hải phận chủ quyền Trung Quốc khi hải hành gần một bãi biển ở Biển Đông.
Các hải quân quốc gia chính như Hoa Kỳ, Anh và Úc quyết tâm không để Trung Quốc độc quyền kiểm soát sự đi lại trong vùng biển tranh chấp này.
Họ đã thúc đẩy các hoạt động “tự do hàng hải”, trong đó các tàu hải quân di hành gần các hòn đảo quân sự do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Đô đốc Fuller nói: “Chúng tôi sẽ làm theo những quy luật quốc tế và chúng tôi sẽ tôn trọng nó, thậm chí nếu có tranh chấp ở đó.
Chiếc USS Carl-Vinson là chiếc mẫu hạm đã chở xác thủ lãnh Osama Bin Laden chôn cất trên biển. Nó đã bắt đầu vận chuyển thường xuyên ở vùng Tây Thái Bình Dương hồi tháng trước.
Chiếc hàng không mẫu hạm là nhà của 5.300 thủy thủ, phi công, và các phi hành đoàn khác cũng như 72 máy bay.
Hoa Thịnh Đốn đã thông báo kế hoạch đưa mẫu hạm cập bến Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng đầu tiên cho Cộng sản Việt Nam đang bị rung chuyển bởi chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trên biển và đã tạo ra một liên minh ngày càng tăng với hai kẻ thù cũ.
Anh Quốc cho biết hôm thứ Ba rằng sẽ phái một chiến hạm từ Úc qua Biển Đông vào tháng tới để khẳng định quyền tự do đi lại trong việc hỗ trợ Hoa Kỳ.
Phi Luật Tân, một đồng minh của Hoa Kỳ, từng là nhà phê bình mạnh mẽ nhất về chủ trương bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông, đã thành công trong việc giành được một vụ kiện xét xử ở Hague.
Nhưng đã thay đổi đường hướng dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte với giá trị hàng tỷ đô la đầu tư của Trung Quốc.
TT Duterte tuần trước nói rằng không phải là thời gian để chống lại Trung Quốc, và thêm rằng Phi Luật Tân “không nên can thiệp” với Hoa Thịnh Đốn trong sự cạnh tranh của hai siêu cường.
Trong chuyến đi hôm thứ Tư, mẫu hạm USS Carl Vinson đã tiếp đón các phụ tá hàng đầu của TT Duterte và các sĩ quan quân đội của Phi Luật Tân.
Thư ký báo chí của TT Duterte, ông Martin Andanar mô tả chiếc hàng không mẫu “rất ấn tượng” với các thiết bị quân sự “to lớn”.
Khi được hỏi nếu Manila có hoan nghênh các cuộc tuần tra của Mỹ ở khu vực tranh chấp Biển Đông, ông Andanar nói với các phóng viên: “Hoa Kỳ đã là một người anh lớn của Phi Luật Tân, một đồng minh quân sự.”
Ngọc Thạch (Theo Yahoo News)