Thursday, March 28, 2024

Sau Khi Tiêu Hủy Án Lệ Roe v. Wade,Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ  Can Thiệp Vào Vấn Đề Súng, Tôn Giáo và Thay Đổi Khí Hậu  

Nguyễn Minh Tâm dịch theo THE NEW YORKER

Cali Today News – Lời khai của nhân chứng trong tuần trước tại buổi điều trần ở Ủy Ban Điều Tra Hạ Viện  về vụ bạo loạn ngày 6 tháng Giêng là đòn asau cùng, vạch trần sự xấu xa của triều đại Tổng thống dưới thời ông Trump. Nhân chứng kể lại rằng ôngTrump nổi giận đùng đùng, và hành động như một bạo chúa khi ông muốn đàn em của ông phải xông vào tòa nhà Quốc Hội, điện Capitol, để làm loạn, lật ngược kết quả bầu cử. Ông giận quá, nên ông ném cả thức ăn của bữa ăn trưa ông đang dùng vào tường văn phòng làm việc.  Ngoài việc ông tìm cách thực hiện một cuộc đảo chính, chúng ta phải cám ơn ông Tổng thống thứ 45 này vì nhờ ông bổ nhiệm ba Chánh Án vào TCPV trong năm 2022, nên Tối Cao Pháp Viện Mỹ vừa mới làm một cuộc cách mạng, biến Tòa Án Tối Cao trở thành một tòa án cực kỳ bảo thủ.  

Chỉ trong vòng một tuần lễ của tháng Sáu, các ngài Chánh Án xu hướng bảo thủ công khai xác định quyền bính của mình đã được ổn định thành một pháo đài chắc chắn bằng cách đưa ra một loạt nhiều án lệ bảo thủ. Đó là những án lệ nới rộng quyền mang súng, tiêu diệt hoàn toàn quyền phá thai của phụ nữ, chọc một lỗ thủng lớn nhằm phá bỏ truyền thống lâu đời trong thể chế chính trị Mỹ là sự tách biệt giữa tôn giáo và thế quyền, ngoài ra Tòa này còn cắt giảm khả năng đối phó với sự thay đổi của khí hậu. Tòa án Tối cao không còn xử sự như một định chế chú tâm vào việc tạo sự ổn định xã hội, và nhiệm vụ chính của Tòa này là đảm bảo sự ổn định đó cho xã hội. Nhưng khi TCPV hành động quá nhanh, quá bạo như cắt bỏ một số quyền hiến định (quyền phá thai của phụ nữ) và nâng đỡ một số quyền khác (quyền mang súng) việc đó sẽ đưa đến sự va chạm, đụng độ giữa tòa cấp dưới (tiểu bang), khi đó tòa án sẽ phải xử trí ra sao? Một số người bị thiệt hại vì  chương trình làm việc của Tòa Án Tối Cao họ sẽ để mắt soi mói xem những người được Tòa Án nâng đỡ đang làm gì để che chở cho những người này, Tóa Án Tối Cao không thể cùng một lúc làm vừa lòng tất cả mọi người nếu Tòa này cứ tiếp tục đi theo chủ trương bảo thủ.  

Một thời gian ngắn sau khi TCPV đưa ra phán quyết tiêu diệt quyền phá thai, trong vụ kiện giữa Dobbs v. Jackson Women’s Health Organization tiêu hủy án lệ Roe v. Wade, một họ đạo Do Thái ở Florida nộp đơn kiện phán quyết này. Họ cho rằng phán quyết trên đã vi phạm hiến pháp tiểu bang Florida. Luật mới của tiểu bang xem việc phá thai trước khi thai nhi thành hình là vi phạm luật của Đạo Do Thái. Và như vậy, phán quyết của TCPV vi phạm tự do tôn giáo. Đơn kiện viện dẫn rằng theo luật của đạo Do Thái sự sống chỉ bắt đầu từ khi đứa trẻ được sanh ra, chứ không phải lúc còn ở trong bụng mẹ. Và do đó, bà mẹ phải được quyền phá thai nếu việc mang thai có hại cho sức khỏe, hay làm cho họ lo lắng, buồn phiền. Vì vậy, đơn kiện kết luận rằng phán quyết cấm phá thai đã xâm phạm vào quyền tự do tôn giáo của người theo Do Thái Giáo.  

Sẽ tiếp tục còn có nhiều vụ kiện sau khi đưa ra phán quyết về vụ Dobbs kể trên vì nhiều nơi cho rằng lệnh cấm phá thai vi phạm hiến pháp của tiểu bang. Quyền tự do của cá nhân ở một số tiểu bang được bảo vệ cẩn thận, kỹ càng hơn cả hiến pháp liên bang. Ví dụ ở Massachusetts, từ 12 năm trước, Tối Cao Pháp Viện tiểu bang đã tuyên bố hôn nhân đồng tính là hợp pháp chiếu theo đạo luật Marriage Equality của tiểu bang. Mặc dù tòa án ở những tiểu bang Cộng Hòa chiếm đa số vẫn tìm cách cấm cản người dân tìm cách phá thai. Tháng trước, Tối cao pháp viện của tiểu bang Iowa chỉ đơn giản hủy bỏ quyết định họ đã làm hồi năm 2019, xác nhận quyền phá thai là một quyền hiến định trong tiểu bang này. Từ đó, tiểu bang Iowa có quyền cấm những thủ tục chống phá thai.  

Nhưng đơn kiện của nhóm người theo đạo Do Thái mới chỉ là hồi chuông báo động khởi đầu mà thôi, bởi vì lúc gần đây Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ còn mon men can thiệp vào lãnh vực tôn giáo của người dân. Có hai phán quyết mới đây của TCPV liên quan về vấn đề này. Ở tiểu bang Maine, Tòa án đưa ra phán quyết nói rằng chính quyền tiểu bang phải cung cấp tiền trả học phí cho học sinh đi học ở những trường đạo, bởi vì chính quyền không đủ tiền cung cấp cho các trường công lập để dạy học cho tất cả các học sinh, một số phải bỏ sang học ở trường đạo. Tòa án Tối cao cũng đưa ra một phán quyết liên quan đến một huấn luyện viên thể thao ở tiểu bang Washington thường hay quỳ gối cầu nguyện mỗi khi có trận thi đấu. Học khu cấm ông huấn luyện viên không được làm việc này vì e ngại công chúng hiểu lầm là học khu đỡ đầu, bảo trợ cho hoạt động tôn giáo. Nhưng tòa tối cao đưa ra phán quyết nói rằng người huấn luyện viên  có quyền quỳ gối cầu nguyện. Kết quả bà Chánh Án Sonia Sotomayor – phe cấp tiến- phải viết một bản ý kiến chống lại phán quyết này như sau: “Tòa Tối cao đã để cho sở thích cá nhân về tôn giáo lên cao hơn … ý kiến chung của xã hội, vì chính quyền muốn duy trì sự tách biệt giữa giáo hội (thần quyền) và chính quyền (thế quyền) đúng như tinh thần chế độ dân chủ.  

Và trong vụ án liên quan đến quyền tự do ngôn luận, phát biểu ý kiến, Tối Cao Pháp Viện đã đưa ra phán quyết nói rằng thành phố Boston phải cho phép trưng lá cờ Cơ Đốc Giáo trước cửa Tòa Thị Chính, nếu thành phố này đã từng cho phép các nhóm khác trưng lá cờ của nhóm trước tòa thị chính, chẳng hạn như lá cờ “pride” của nhóm đồng tính.  

Việc nới rộng quyền tự do tôn giáo của TCPV là một quá trình lâu dài, nhưng trong vòng hai năm gần đây, chủ trương này gia tăng rất nhanh kể từ khi phe bảo thủ chiếm được đa số tuyệt đối trong TCPV Hoa Kỳ. Khi đại dịch COVID mới bắt đầu hồi năm 2020, Tòa án tối cao đã nhiều lần bác bỏ lệnh của tiểu bang không được tụ tập đông người ở nhà thờ. Nhưng sau khi Chánh án Amy Coney Barrett được chấp thuận vào TCPV mùa thu năm 2020, và xu hướng bảo thủ chiếm đa số, chính năm vị Chánh Án từng biểu quyết tiêu hủy án lệ Roe v. Wade- đã bỏ phiếu đứng về phía các tổ chức thuộc giáo hội Công Giáo, và Do Thái Giáo Chính Thống phản đối lệnh hạn chế tụ họp gắt gao của chính quyền tiểu bang đối với những nơi thờ phượng, cần phải xem những nơi này là các hoạt động thiết yếu. (Chính quyền ban lệnh lock down, tránh tụ họp đông người để chống sự lây nhiễm của bệnh dịch). Tương tự như vậy, trong lịch sử người ta thường thấy tòa án thường từ chối không để các tổ chức tôn giáo phản đối lệnh buộc học sinh phải chích ngừa mới được vào trường học.  Nhưng kể từ năm ngoái, nhiều tòa án đứng ra xin miễn chích ngừa vì lý do tôn giáo. Theo nghiên cứu của tạp chí luật của trường đại học Yale, do giáo sư Zalman Rosthchild thực hiện thì việc xin đặc miễn không chủng ngừa COVID vì lý do tôn giáo, nhân danh quyền tự do hành động, đã trở thành quá nhiều. Quyền “free- speech, hay free exercise đã bị lạm dụng quá đáng.”. Trong thực tế, người ta còn dùng cả quyền “free exercis” của các nhóm tôn giáo để có thái độ kỳ thị đối với những người thuộc nhóm chuyển giới- LGBT. Ngoài ra, nhiều người sẽ còn lạm dụng lý do tôn giáo để đòi quyền được phá thai, khi đó, tòa án sẽ phải vất vả rất nhiều với những vụ kiện.  

Lấy ví dụ giáo phái The Satanic Temple – TST- trụ sở ở thành phố Salem, Massachusetts nói rằng họ có bảy trăm  hội viên ở nhiều nơi trên thế giới. Tòa án và Sở Thuế IRS đã công nhận giáo phái này là một tổ chức tôn giáo, và họ không xem quỷ Satan là thần linh. Họ dùng biểu tượng của giáo phái để chỉ ám chỉ sự phản đối chế độ độc tài, hà khắc. Giáo phái  đã nộp đơn kiện nhiều lần phản đối lệnh cấm phá thai dựa trên nguyên lý cốt lõi của giáo phái, đó là “Thân xác của con người là bất khả xâm phạm, không thể bị ý muốn của kẻ khác làm ảnh hưởng, lung lạc.”. Lập trường của giáo phái này cho rằng việc tiểu bang bắt phải đi theo chương trình tư vấn, phải chờ đợi nghe khuyên bảo trước khi đi phá thai là một sự vi phạm vào quyền tự do tôn giáo. Giống như thủ tục làm lễ thông công hay lễ rửa tội, không bao giờ bắt phải chờ đợi một thời gian.  

Chúng ta thường chỉ nghe nói đến việc tôn giáo chống lại hành động phá thai. Việc tôn giáo chống lại lệnh cấm phá thai chẳng qua cũng chỉ là sự phản ảnh câu hỏi nhiều người thường đặt ra: Khi nào thì sự sống của con người thực sự bắt đầu? Việc nên sanh đứa con hay không chủ yếu là tùy thuộc vào lòng tin tôn giáo. Rất có thể những vụ kiện chống lệnh phá thai sẽ không thành công bởi vì để tránh những điều dối trá không phải là điều chúng ta mong chờ nơi Tối Cao Pháp Viện hiện nay. Chúng ta đang mong giải quyết trách nhiệm của nhân vật đã tạo ra thành phần đa số bảo thủ trong Tối Cao Pháp Viện. Ủy Ban Điều Tra Đặc Biệt và Bộ Tư Pháp có lẽ nên bắt ông Trump phải trả lời một số câu hỏi về hành vi của ông ta. Không kể đến việc Chánh án mới Ketanji Brown Jackson vừa chính thức trở nên thành viên mới của TCPV, chúng ta đang phải gánh chịu những thiệt hại do các phán quyết của TCPV hiện nay. Hậu quả sẽ liên lụy đến thế hệ mai sau.  

 

Ngày 18/7/2022  

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img