Cali Today News – Hôm qua thứ Sáu 9/9/16 đánh dấu 40 ngày mất của Mao Trạch Đông người thành lập ra nhà nước Cộng Sản Trung Hoa vào năm 1949 và cầm quyền mãi cho đến lúc chết tức là ngày 9/9/1976.
Uy tín của Mao cũng có lúc bị lu mờ do hậu quả của các biến động và suy sụp do chủ nghĩa cực đoan suốt giai đoạn Cách Mạng Văn Hoá từ 1966 cho đến 1976 lúc Mao qua đời. Những thế hệ đàn em tiếp nối di sản của Mao dựa trên sự công nhận chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Hoa cho 70% của Mao là đúng và loại đi 30% sai.
Có nhiều cách nhìn để người ta còn thấy di sản của Mao còn ‘ngự trị’ lên Trung Cộng hiện nay ra sao?
Người dân Trung Cộng nói chung vẫn còn tôn kính Mao Trạch Đông. Hàng triệu du khách vẫn tới thăm viếng sinh quán của Mao hàng năm tức là làng Thiều Sơn tỉnh Hồ Nam (Hunan) và xác ướp ông ta vẫn nằm dài trong lồng kính tại Quãng trường Thiên An Môn trung tâm của Bắc Kinh. Hình ảnh lãnh tụ của Mao vẫn còn treo tại cổng Thiên An Môn nơi này Mao khai sinh ra Đảng CS Trung Hoa ngày 1/10/1949 và hình Mao luôn có trên tờ bạc của Trung Cộng hiện nay.
Tất cả cộng lại cho Mao trở trành biểu tượng quốc gia, từ kỹ nghệ hiện đại và phương pháp làm ăn càng ngày càng tư bản hoá hiện nay của Trung Cộng đa phần đều xoay theo lý tưởng Cộng Sản triệt để của Mao về đạo đức công nông và lý tưởng vô sản.
Di sản về đoàn kết quốc gia của Mao từng làm sức mạnh cho Cộng Sản Trung Hoa những lực lượng tôn thờ Mao và lý tưởng của Mao để thắng được chính phủ quốc gia của Tưởng Giới Thạch cũng như các lãnh chúa, củng cố sự cai trị các vùng Tân Cương và Tây Tạng.
Di sản của Mao mở rộng qua việc thu hồi các cựu thuộc địa Hồng Kông của Anh và Ma Cao của Bồ Đào Nha cách đây gần 1 thập kỷ và nhất là chính sách bá quyền mở rộng lãnh thổ trên Biển Đông hiện nay.
Chỉ còn một vùng thoát khỏi sự kiểm soát của Bắc Kinh đó là đảo quốc tự trị Đài Loan nơi mà lực lượng của ông Tưởng chạy ra đây và xây dựng vào năm 1949 cho đến nay.
Bóng Mao tuy đã mất nhưng vẫn còn thấy qua quyền hành độc tôn của Đảng Cộng Sản bao trùm lên mọi đời sống mọi lãnh vực tại Trung Cộng hiện nay. Quyền lực chính trị của Đảng CS vẫn duy trì “bàn tay sắt” lên tất cả. Sự thách thức cho các lực lượng phò dân chủ vào năm 1989 tại trung tâm Thiên An Môn đã bị chà nát một cách tàn bạo và hiện nay là điều cấm kỵ cho người dân tưởng niệm hay nhắc nhở.
Trung Cộng hiện tại vẫn bỏ tù nguyên khôi Nobel là Lưu Thiếu Bảo người trí thức từng kêu gọi chấm dứt vai trò độc đảng tại Trung Cộng. Các phong trào nhóm dân sự ngoài sự kiểm soát của Đảng CS đều bị tấn công và đàn áp tệ hại.
Các nhóm hoạt động luật sư vào tháng Sáu 2015 đã gữi tới cộng đồng các nhà hoạt động dấy động phong trào chống lại sự độc quyền của Đảng CS nhưng triển vọng cho phong trào chỉ là con số không.
Sức mạnh đàn áp của quân đội chính là lực lượng lý tưởng của Mao từng cho quyền lực chính trị phải đến từ súng đạn. Quân Giải Phóng Nhân Dân vẫn mãi là lực lượng tin cậy của Đảng và Chính phủ Trung Cộng. Ngoài sự độc quyền trong nước, hiện nay Quân Giải Phóng Trung Hoa đã “vươn vòi” ra khỏi nước với tham vọng quân sự hoá toàn cầu. Hiện nay Trung Cộng có ít nhất trong tay 2.3 triệu quân là lực lượng quân sự đông nhất thế giới.
Nhiều năm nay quân phí hàng năm tăng tưởng lên tới hai con số, đứng hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Trung Cộng còn tham vọng tân trang và kỹ thuật hoá khả năng quân đội sau trận chiến lớn đối với VN vào năm 1976.
Sự yếu kém của hệ thống bắt đầu nảy sinh
Không phải con thuyền “lý tưởng Mao Trạch Đông” vẫn mãi ‘thuận buồm xuôi gió’ vậy mãi. Di sản của Mao còn có những người kế nhiệm cố chấp, độc quyền và đần độn đã đưa hàng trăm triệu người bị áp bức và đời sống bất ổn, nổi loạn mặc dù an ninh nhà nước dùng hết khả năng để đàn áp họ.
Một loạt các hậu quả sau cùng thử thách di sản của cách mạng Mao là hành động sa thải nhân công và cắt giảm chi tiêu của toàn bộ một bộ máy kinh tế cồng kềnh khi những chỉ dấu tăng trưởng đang chậm lại.
bản dịch Đinh Hoa Lư (Thehawkeye.com)