Friday, March 29, 2024

PUTIN CÓ THỂ BỊ LẬT ĐỔ BẰNG CÁCH NÀO?

  • Ukraine tuyên bố giành lại hai thị trấn ở miền Đông Bắc
  • TT Biden đề xuất 6,9 tỷ USD hỗ trợ Ukraine và NATO
  • PUTIN CÓ THỂ BỊ LẬT ĐỔ BẰNG CÁCH NÀO?
  • Máy bay chở đoàn đàm phán Nga hạ cánh tại Thổ Nhĩ Kỳ
  • TRUMP VÀ NGƯỜI ỦNG HỘ NGHĨ GÌ VỀ CUỘC CHIẾN UKRAINE?
  • Chuyến tàu cuối cùng từ Nga đến EU
  • NƯỚC NGA ĐỐI VỚI MỸ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?
  • Nga thu giữ đồng hồ Thụy Sĩ để trả đũa lệnh trừng phạt
  • PHÁT BIỂU NGUY HIỂM CÓ THỂ DẪN ĐẾN THẾ CHIẾN III?
Photo Credit: The Hill

Ukraine tuyên bố giành lại hai thị trấn ở miền Đông Bắc

Một quan chức Ukraine nói lực lượng của họ giành lại quyền kiểm soát thị trấn Trostyanets và Boromlia ở miền Đông Bắc, đánh dấu bước đột phá trong chiến dịch phản công của Ukraine.

Quân đội Ukraine cũng cho biết đã kiểm soát được hai thị trấn gần thành phố Kharkiv, cũng ở Đông Bắc Ukraine. Kharkiv là thành phố lớn thứ hai của Ukraine.

……………………………………………..

TT Biden đề xuất 6,9 tỷ USD hỗ trợ Ukraine và NATO

Mỹ sẽ phân bổ 6,9 tỷ USD để giúp Ukraine trong cuộc khủng hoảng hiện tại và hỗ trợ các nước NATO, theo dự thảo ngân sách năm tới do TBO công bố hôm 28/3.

Khoản tiền trên sẽ được dùng để “tăng cường năng lực và công tác sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ, đồng minh NATO và các đối tác khu vực” trước hành động hung hăng của Nga.

……………………………………………..

PUTIN CÓ THỂ BỊ LẬT ĐỔ BẰNG CÁCH NÀO?

Sự phản đối của quần chúng tự nó có thể không đủ để tạo ra sự thay đổi chế độ ở nước Nga thời chiến, đó là sự thật ở nước Nga hiện nay.

Khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine diễn ra không có giải pháp rõ ràng thông qua ngoại giao quốc tế, một số nhà bình luận quốc tế đang tự hỏi liệu sự kết thúc của cuộc xung đột có thể đến từ việc Vladimir Putin bị loại khỏi quyền lực ở Nga hay không.

Quân đội Nga trên chiến tuyến Ukraine đang gặp khó khăn, nhiều tướng lĩnh Nga nổi tiếng đã phải bỏ thân tại chiến trường Ukraine cùng với hàng ngàn người lính trẻ đã thiệt mạng và các cuộc biểu tình trên đường phố đã xảy ra hàng ngày ở nhiều thành phố của Nga kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24.02 với sự tham gia của hàng ngàn người mỗi ngày và con số người dân biểu tình trong ôn hòa đã bị nhà nước độc tài nhốt vào tù với con số đã lên gần 20 ngàn người.

Những con số này thực sự không lớn đối với một quốc gia có diện tích như nước Nga, với dân số 145 triệu người.

Môi trường truyền thông độc lập hoàn toàn bị bịt miệng tại nước Nga cũng là lý do mà con số người Nga tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ và số người bị bắt hoàn toàn không chính xác, nhiều người Nga không có cơ hội, điều kiện tiếp xúc với sự thật về cuộc xâm lược, chỉ nghe tin một chiều và những lời tuyên truyền dối trá từ Putin, và họ đã mù quáng ủng hộ nó.

Một luật mới của Nga quy định việc lên tiếng chống lại các chính sách của chính phủ, và thậm chí sử dụng từ ngữ “chiến tranh” hay “xâm lược” sẽ bị xem là một tội hình sự và có thể bị phạt tù tới 15 năm.

Nhưng sự phản đối của quần chúng tự nó có thể không đủ để tạo ra sự thay đổi chế độ ở Nga. Những người Nga trong tổ chức đối lập với Putin đã phải đối mặt với nhiều vụ đàn áp trong những năm gần đây khiến hàng ngũ của họ trở nên mỏng manh và rối loạn, còn thủ lĩnh của họ, Alexei Navalny thì đang phải thụ án tù lên đến hàng chục năm. phải ngồi tù trong nhiều năm tới. Nhiều người Nga theo khuynh hướng tự do, cấp tiến thì chán chường với chế độ độc tài, không tha thiết ở lại để phục vụ đất nước mà tìm đường chạy trốn khỏi đất nước khi họ còn có thể.

Việc đào tẩu của giới tinh hoa quyền lực, thay vì bất đồng chính kiến dân sự, hầu như luôn luôn là điều cần thiết để xóa bỏ một chế độ độc tài. Sự chia rẽ về cơ bản là giữa “những người theo đường lối cứng rắn” muốn bảo vệ chế độ bằng mọi cách để có được quyền lực và lợi ích và “những người khác theo đường lối mềm dẽo”, những người muốn cải cách và đưa đất nước trở lại đúng quỹ đạo, hòa nhập cùng cộng đồng thế giới để phát triển.

Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, trong các chế độ chuyên quyền theo chủ nghĩa cá nhân như Nga và Vladimir Putin – một chế độ độc tài và sắt đá và gần như tất cả quyền lực đều nằm trong tay một người duy nhất – thì các nhà độc tài loại này hiếm khi chấp nhận từ bỏ quyền lực thông qua thương lượng và tự nguyện rời bỏ.

Có thể nói đường lối cứng rắn của Putin đã bóp nghẹt các chủ nghĩa cởi mở ngay khi chúng vừa bắt đầu phôi thai và không có cơ may để hình thành một chủ nghĩa thực sự có thể uy hiếp quyền lực của Putin.

Tuy nhiên, qua tác động của các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của thế giới áp đặt lên nước Nga, kết hợp với mức độ phản đối của người Nga tại nhiều thành phố trên khắp đất nước, đã khiến cho giới tinh hoa theo chủ nghĩa mềm ở Nga đang bị dao động nhiều hơn, và Putin biết rõ điều này hơn ai hết.

Riêng với giới tinh hoa cứng rắn, họ đã ngày càng nhận thức về bạo lực quá mức gây ra cho người Ukraine, là những người mà nhiều người Nga có mối quan hệ gia đình, và thương vong nặng nề trong quân đội Nga khiến họ mất dần niềm tin vào khả năng của chế độ để chống chọi với những thách thức này.

Đối với giới tinh hoa chủ trương mềm mỏng của nước Nga, họ là những ai? Chính là những nhà lãnh đạo kinh tế, tướng lãnh trong quân đội Nga hoặc các lãnh đạo cơ quan an ninh của nhà nước độc tài. Mặc dù nhiều người trong số này có thể không đại diện cho một tương lai dân chủ hơn ở Nga, nhưng họ có thể lật đổ Putin và chấm dứt cuộc xâm lược.

Riêng đối với các cố vấn thân cận của Putin chủ yếu bao gồm các quan chức quân sự và an ninh, được gọi là “siloviki ”. nằm trong ban tham mưu thì họ nghĩ gì?

Đã có nhiều suy đoán rằng các nhà tài phiệt kinh tế của Nga có thể là một bộ phận cử tri bất mãn sẵn sàng lật đổ Putin. Họ đã phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Nga, và chắc chắn họ không hài lòng khi thấy cuộc chiến đã tàn phá quá lớn nền kinh tế đất nước.

Nhưng kể từ khi Putin củng cố quyền lực vào đầu những năm 2000, những người giàu có hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi tư bản hậu Xô Viết và tham nhũng nhà nước đã dựa vào sự chấp thuận của Putin để tích lũy tài sản.

Nói thẳng ra, họ hiểu, họ có rất nhiều thứ để mất nếu chống lại ông ta và cuộc lật đổ bị thất bại, bất chấp các lệnh trừng phạt có thể đang ảnh hưởng đến họ nhiều như thế nào hiện nay. Tuy nhiên, một số người trong số họ nắm giữ tài sản đáng kể thay mặt Putin để che giấu sự giàu có của Putin trước người dân Nga và thế giới, và trong một trường hợp hãn hữu có thể xảy ra, nếu một số những nhà tài phiệt đang nắm giữ trong tay hơn 5% tổng số tài sản ngầm của Putin có cùng một chủ trương thuyết phục Putin từ chức và đưa ra một tối hậu thư thì đây được xem là một kế sách hay nhất, không đổ máu, chuyển giao quyền lực êm thấm.

Quân đội Nga trong lịch sử đã luôn giữ vững thành tích chống lại việc phát động các cuộc đảo chính rất thành công – phần lớn là do sự giám sát của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và sự tiếp tục của những thói quen này trong thời kỳ hậu Xô Viết, cùng với sự xâm nhập nặng nề của các cơ quan an ninh vào hệ thống chính quyền.

Tuy nhiên, những tổn thất đáng kể của quân đội Nga ở Ukraine, cũng như việc các nhà lãnh đạo quân đội bị thay thế hay bị ép buộc từ chức được báo cáo gần đây vì những thất bại trên chiến trường Ukraine, có thể thúc đẩy sự bất mãn trong hàng ngũ cao cấp trong quân đội khiến sẽ có nhiều người đồng lòng ủng hộ một cuộc đảo chính.

Và còn thêm một cơ hội khác không kém phần quan trọng và xác suất thành công cũng tương đối cao, đó là lãnh đạo các cơ quan an ninh của Putin có thế tạo nên một cuộc lật đổ ngoạn mục ngay ở vòng trong kề cận Putin.

Một “cuộc đảo chính bên trong điện Kremlin” là cơ hội có thể xảy ra cao nhất, đặc biệt nếu một số người trong số này hợp lực để cưỡng bức Putin hoặc thuyết phục ông ta từ chức.

Các quá trình này sẽ mất một khoảng thời gian đủ để phát triển chín mùi.

Nhưng nếu không có cuộc đảo chính, con đường tương lai của nước Nga sẽ trở nên khốc liệt hơn với những cuộc đàn áp đẫm máu và gay gắt, đi cùng với đó là một cuộc chiến trường kỳ kéo dài ở miền Đông Ukraine sẽ gây mất ổn định triền miên đất nước Ukraine.

Việt Linh 03/29/2022

……………………………………………..

Máy bay chở đoàn đàm phán Nga hạ cánh tại Thổ Nhĩ Kỳ

Máy bay chở các nhà đàm phán của Nga đã hạ cánh tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để chuẩn bị gặp đoàn đàm phán Ukraine nhằm chấm dứt xung đột đã kéo dài hơn một tháng.

Trước vòng đàm phán lần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể hiện dấu hiệu sẵn sàng thỏa hiệp. Ông nói Ukraine có thể tuyên bố trung lập, đưa ra bảo đảm an ninh cho Nga và xem xét thỏa hiệp về vùng ly khai ở miền Đông để lập tức đạt được hòa bình.

Chiến tranh tại Ukraine đã kéo dài hơn một tháng nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt. Chiến sự khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hơn 10 triệu người Ukraine mất nhà cửa, trong đó gần 4 triệu người phải chạy sang các nước lân cận.

……………………………………………..

TRUMP VÀ NGƯỜI ỦNG HỘ NGHĨ GÌ VỀ CUỘC CHIẾN UKRAINE?

Tại một cuộc biểu tình gần đây, một số người ủng hộ Trump nói rằng Putin nên được tự do tiến hành chiến tranh với bất cứ quốc gia nào mà ông ta muốn, trong khi những người khác ủng hộ việc gửi quân đội Mỹ đến tham chiến tại Ukraine, nhưng đây chỉ là con số rất nhỏ.

Khi Donald Trump cố gắng trau chuốt thông điệp của mình về cuộc xâm lược Ukraine của Nga, nhưng ngôn từ Trump dùng là một chiến dịch quân sự nhỏ, rập khuôn thuyết tuyên truyền của Nga cho cuộc xâm lược chống lại Ukraine, tuy nhiên vấn đề là sự khác biệt giữa những người ủng hộ Trump về sự can dự của Mỹ ở Đông Âu.

Nhưng đa số người ủng hộ Trump có cùng quan điểm cho rằng, việc của Đông Âu, hãy để cho Nga và Ukraine cũng như khối Châu Âu tự giải quyết với nhau, chính điều này có thể giúp giải thích sự mâu thuẫn trong thông điệp của Trump khi các nền dân chủ phương Tây thống nhất lên án Putin, áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao đối với Nga và viện trợ vũ khí cho Ukraine. Còn Trump và những người ủng hộ không muốn Hoa Kỳ can dự đến cuộc chiến, phủi tay trước sự bành trướng và hung hăng của Putin.

Nói chung, Trump đã đổ lỗi cho TT Biden về sự hung hăng của Nga, nhưng Trump vẫn chưa ngừng ca ngợi Putin. 

Có gì mâu thuẫn ở đây với những lời phát biểu của một kẻ hai mặt như Trump, khi một mặt Trump gọi cuộc chiến là “cuộc tấn công kinh khủng của Putin. TT Biden hoàn toàn không thể ngăn chặn cuộc xâm lược đáng hổ thẹn của Nga vào Ukraine. Cuộc tấn công dã man của Putin nhằm vào một quốc gia tự hào và có chủ quyền đã làm chấn động lương tâm của mỗi người thiện chí”.

Tôi nghe câu nói này mà cứ tưởng mình đang nghe TT Ukraine, Volodymyr Zelensky phát biểu.

Một mặt khác, thì Trump cho rằng, Putin không thể bị ngăn cản nếu không có sự can thiệp trực tiếp của quân đội Hoa Kỳ.

Nhưng, đồng thời với những lời tuyên bố mâu thuẫn, bất nhất này, thì những người ủng hộ Trump ở đây phần lớn lên tiếng đồng tình với khẳng định của Trump, cho rằng, Putin sẽ không xâm lược Ukraine nếu Trump được bầu vào nhiệm kỳ thứ hai. Tôi nghĩ có lẽ họ nói chưa hết câu, rằng, chính Trump có thể điều động quân đội Mỹ qua xâm lược Ukraine và sau đó trao đất nước này lại cho Nga quản lý thì đúng hơn.

Vào thời điểm này, thật khó để nói liệu chúng ta nên tham gia nhiều hơn hay ít tham gia hơn. Tất nhiên, mọi người đều cảm thương cho người dân Ukraine vô tội đang phải trải qua khói lửa, sống chết của một cuộc chiến tranh tương tàn như hiện nay.

Trump đã gây thù chuốc oán với vị TT của đất nước non trẻ Ukraine vì đã không tạo nên một scandal thành cơ hội cho Trump để tấn công đối thủ của Trump. Nhưng qua một cuộc chiến chấn động cả lục địa Châu Âu như vậy, Trump cần hiểu thêm một điều, Ukraine không phải là một quốc gia hoàn hảo, nhưng TT của Ukraine lại chính là một ngọn hải đăng của nền dân chủ thế giới, là hy vọng của những nước nhược tiểu, cô thế, còn Trump lại không bao giờ được nhìn nhận như vậy.

Một số nhân vật có ảnh hưởng nhất trong thế giới truyền thông bảo thủ của Trump, bao gồm cả người dẫn chương trình Fox News, Tucker Carlson, đã chỉ trích nặng nề đất nước Ukraine và tỏ ra thiện cảm với Putin để bị bộ máy tuyên truyền của Nga khuếch đại. Nhưng nhiều đảng viên Cộng hòa hàng đầu, bao gồm cả các đồng minh của Trump trong Quốc hội, rất nhiệt tình ủng hộ Ukraine và bày tỏ ác cảm của họ đối với Nga.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, RS.C., một trong những người bạn trung thành nhất của Trump tại Quốc hội, đã kêu gọi ám sát Putin. Nhưng dù ai có nói gì đi nữa, thì tôi vẫn tin rằng TT Biden đã giải quyết tốt chính sách đối ngoại, ít nhất là cho đến hiện nay, ngoại trừ việc phát ngôn cần kiềm chế để tránh gây những khó khăn thêm cho phía Ukraine và chính Hoa Kỳ.

Việt Linh 03/29/2022

……………………………………………..

Chuyến tàu cuối cùng từ Nga đến EU

Tàu Allegro nối giữa St. Petersburg (Nga) và thủ đô Helsinki (Phần Lan), chuyến tàu cuối cùng giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) đã ngừng chạy từ ngày 27/3.

19h tối ngày 27/3, chuyến tàu Allegro cuối cùng khởi hành từ St. Petersburg đến Helsinki. Từng được coi là “biểu tượng của tình hữu nghị” giữa Nga và Phần Lan, Allegro bắt đầu được đưa vào vận hành từ tháng 12/2010. Mỗi ngày, hai chuyến tàu chạy giữa các thành phố.

Đây cũng là một trong những tuyến đường chủ yếu của những người muốn rời Nga sau khi nước này khởi động cuộc xâm lược vào nước láng giềng Ukraine, khi Nga và EU ban hành các lệnh cấm vận hàng không lẫn nhau.

Dù vậy, doanh nghiệp đường sắt nhà nước Phần Lan VR hôm 25/3 tuyên bố sẽ dừng hoạt động của tàu vì chính phủ Phần Lan coi đây là hoạt động “không thiết yếu”. Trước đó, giới chức Helsinki yêu cầu công ty đường sắt Phần Lan VR tiếp tục vận hành tàu để bảo đảm người Phần Lan từ Nga có thể về nước.

……………………………………………..

NƯỚC NGA ĐỐI VỚI MỸ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

Trên hầu hết các trang báo và truyền hình thế giới, mọi người đều đang chú ý đến nước Nga và nhà độc tài của đất nước này, Vladimir Putin, riêng đối với nước Mỹ, thì chính sách đối ngoại và đối đầu của Hoa Kỳ, với hai đối thủ truyền kiếp, Trung Quốc và Nga, bên nào có cán cân nặng hơn với Hoa Kỳ?

Từ khi thành lập nước Cộng hòa Mỹ cho đến cuộc đảo chính Bolshevik năm 1917, nước Nga chỉ được xem là một phần rất nhỏ trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, vì sự tương tác giữa các lợi ích địa chính trị và kinh tế của hai nước rất ít và hầu như không tương thích hay bù trừ cho nhau trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Do những nguyên tắc cơ bản này không thay đổi từ hàng trăm năm qua, nhưng qua vụ xâm lược Ukraine thì vấn đề nhìn nhận một nước Nga như thế nào trong mắt người Mỹ đã hoàn toàn thay đổi 180 độ, và thế giới sẽ không thể kỳ vọng rằng chính sách của hai nước có thể dần trở lại bình thường sau cuộc chiến tại Ukraine. Đối với cả hai quốc gia, việc nhìn nhận nhau như một quốc gia bình thường sẽ là một chuyện gần như không thể, ngoại trừ khi nước Nga có được một chế độ mới, một nhà lãnh đạo mới với một chính sách cởi mở và thân thiện hơn.

Con gấu Nga đang gầm gừ đằng sau hàng rào dân chủ giả mạo nhưng hầu như mọi chính sách khắt khe đều đến từ nhà lãnh đạo độc tài Putin với nỗi tham vọng khơi gợi lại hào quang xưa cũ của một đế chế Nga trước đây. Putin đã cố tình quên đi những thảm kịch nghiêm trọng mà đảng Cộng sản đã gây ra cho những người dân Nga. Biết đến khi nào người dân Nga lớn tuổi mới thực sự quên được những năm tháng bị đàn áp, kềm kẹp dưới chế độ Cộng sản Nga trước đây.

Dân số của Nga chưa bằng một nửa của Mỹ và chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc và đang giảm dần. Bất chấp những nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ sinh, nhân khẩu học của nước này có khả năng chỉ phục hồi chậm vì những tác động rối loạn chức năng của thời kỳ Xô Viết đối với hành vi phân biệt của nam giới đối với phụ nữ có thể dần nhường chỗ cho văn hóa truyền thống của Nga.

Sự tuyệt vọng thể hiện ở thói nghiện rượu cũng sẽ mất một thời gian dài để tiêu tan. Nền kinh tế của Nga có lẽ bằng 1/8 của Mỹ. Văn hóa của nó cũng không thân thiện với loại hình kinh doanh, sự tin tưởng và hợp tác tạo ra sự giàu có rộng rãi cho tất cả mọi người.

Sự cai trị độc đoán chủ yếu diễn ra trong 20 năm dưới thời Vladimir Putin sẽ tiếp tục cung cấp cấu trúc tương đối cực đoan trong đời sống xã hội, đặc biệt là bằng cách đẩy mạnh nhận thức tình cảm dân tộc chủ nghĩa. Điều chắc chắn duy nhất là, vì Nga trải dài từ Đại Tây Dương đến eo biển Bering, vì nước này giáp với cả châu Âu và Trung Quốc, và vì lực lượng quân sự của họ được xây dựng một cách thông minh, đáng sợ, nên không thể không ảnh hưởng đến chúng ta.

Những người theo chủ nghĩa tự do của Hoa Kỳ đã từng tin rằng Liên bang Xô viết sẽ khó có thể bị giải thể, nhưng điều đó đã xảy ra. Và mọi người đều tin rằng Nga sẽ phát triển theo hướng dân chủ tự do. Đúng ra một nước Nga đã có thể chuyển đổi và thâm nhập sâu hơn vào nền dân chủ Tây Phương trong 20 năm qua nếu không có một Vladimir Putin xuất hiện tại nước Nga, ông ta không muốn thế, ông ta không muốn đưa đất nước quay trở lại chế độ Cộng sản cũng không chuyển hẳn sang thể chế dân chủ mà ông ta đã lái con thuyền nước Nga lội ngược dòng lịch sử để trở về một thời đại Vua Chúa của Peter Đại Đế Nga của thế kỷ 17.

Sau khi Đế chế Liên bang Xô Viết sụp đổ, các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trong và xung quanh chính phủ Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi nỗ lực của họ để “dân chủ hóa” nước Nga và các nước cộng sản cũ khác theo đường lối của riêng họ.

Người Nga đã coi Mỹ là kẻ thù từ rất lâu. Rất ít người Mỹ hiểu sự nổi lên năm 1998-99 của Vladimir Putin là sự khẳng định lại sự phá sản, nhục nhã và đầy phẫn uất của Người dân Nga.

Chính quyền George W Bush đã tỏ ra lúng túng trước thực tế mới của một nước Nga chuyên quyền. Chính quyền Bush đã thu hút dư luận Mỹ bằng cách công khai từ chối nghĩa vụ của hiệp ước nhằm hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, nhưng đồng thời cố gắng xoa dịu Nga bằng cách tiếp tục hạn chế chúng trên thực tế.

Đến thời chính quyền Obama đã cố gắng đi xa hơn theo cùng một ranh giới tự mâu thuẫn bằng cách rút hỗ trợ chống tên lửa khỏi Đông Âu và âm thầm hứa sẽ kiềm chế hơn nữa. Nhưng khi Putin chiếm Crimea vào năm 2014, Obama áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, can thiệp nhiều hơn vào Ukraine và đồng ý đóng quân của NATO và quân đội Mỹ ở Ba Lan và các nước vùng Baltic.

Sau đó, để đáp trả, người Nga đã chính thức nhúng tay vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016, đây được xem là cuộc tấn công chính thức vào nền dân chủ Mỹ qua sự đầu tư nhiều mặt vào một tên Lê Chiêu Thống của Mỹ có tên Donald Trump.

Mặc dù nước Nga ngày nay không đặt ra mối đe dọa ý thức hệ nào như Liên Xô cộng sản đã gây ra nhưng nước Nga rõ ràng là một đối thủ lớn ở châu Âu và Trung Đông. Những đóng góp kỹ thuật của Nga giúp cho quân đội Trung Quốc và sự liên kết địa chính trị chung của Nga với Trung Quốc, là điều đáng lo ngại nhất đối với Hoa Kỳ hiện nay.

Nhưng mối hiềm khích thực sự giữa Nga và Mỹ là gì? Còn điều gì khác nữa ngoài sự phát triển èo uột, chậm chạp của nền kinh tế Nga và niềm kiêu hãnh bị tổn thương của người Nga? Tất cả nhận định này đều đúng trước khi Vladimir Putin xuất hiện.

Trong thế kỷ này, Vladimir Putin đã xây dựng lại nhà nước Nga thành một cường quốc lớn của châu Âu với tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Mặc dù nghèo đói và nền kinh tế dựa vào tài nguyên dầu mỏ và khoáng sản, nhưng nhà nước Nga vẫn có nền tảng tài chính vững chắc hơn bất kỳ nhà nước nào ở phương Tây. Đất nước này nằm dưới sự lãnh đạo vững chắc, thống nhất được đại đa số đánh giá cao, những người mà lòng tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết thấp hơn hẳn so với công chúng phương Tây.

Gần như tất cả người dân Nga đều tán thành mạnh mẽ việc chiếm đóng, thu hồi trái phép Crimea. Nga kiểm soát hiệu quả đầu phía đông của Ukraine và cho thấy phương Tây không có khả năng can thiệp quân sự vào Đế chế Liên Xô cũ.

Vladimir Putin từng tuyên bố rằng, sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là một thảm kịch. Và không ai nghi ngờ rằng Putin có thể sẽ cố gắng để tái tạo nó nếu ông ta có thể làm như vậy. Nhưng chắc chắn hơn, là Putin chỉ muốn tái tạo lại một đế chế của sa hoàng và trở lại chế độ quân chủ, với một Đại đế của nước Nga hay là một Hoàng Đế Nga thời cận đại?

Ukraine là nơi giao thoa giữa chính sách đối nội và đối ngoại của Nga. Nước Nga hiện đại đang phải miễn cưỡng công nhận nền độc lập của Belarus, cũng giống như thời kỳ Liên Xô, họ đã phải công nhận nền độc lập của Phần Lan.

Nhưng qua cuộc chiến tại Ukraine, các biện pháp trừng phạt mang tính quốc tế lần này thực sự là cú ra đòn của thế giới mà Putin hoàn toàn không ngờ đến, thế giới phương Tây đã sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh kinh tế hoàn toàn mang tính hủy diệt đối với nước Nga của Putin nhưng không phải người Nga, phương Tây để ngõ cơ hội cho những người Nga chân chính, quyết định loại bỏ một nhà độc tài để cứu lấy đất nước, liệu giới tinh hoa chính trị và quân đội của nước Nga có thực sự muốn nắm lấy cơ hội này hay không?

Việt Linh 03/29/2022

……………………………………………..

Nga thu giữ đồng hồ Thụy Sĩ để trả đũa lệnh trừng phạt

Các đặc vụ FSB ở Moscow đã thu giữ đồng hồ Audemars Piguet trị giá hàng triệu USD ở Moscow nhằm trả đũa lệnh trừng phạt của Thụy Sĩ về việc cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ đến Nga.

Những chiếc đồng hồ có thể có giá hơn hơn 900 ngàn Mỹ kim đã bị phía Nga thu giữ từ cơ sở địa phương của công ty Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ đã từ bỏ lập trường trung lập và làm theo các chính phủ phương Tây khác khi áp đặt lệnh trừng phạt, cấm xuất khẩu hàng xa xỉ sang Nga nhằm phản đối chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Audemars Piguet là một trong ba thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ độc lập lớn nhất, cùng với Patek Philippe và Rolex.

Nga là thị trường xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ lớn thứ 17 vào năm 2021, chiếm 260 triệu franc Thụy Sĩ (hơn 279 triệu USD), theo Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ.

……………………………………………..

NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU NGUY HIỂM CÓ THỂ DẪN ĐẾN THẾ CHIẾN III?

Lời phát biểu của Tổng thống Joe Biden tại Ba Lan hôm thứ Bảy cho rằng cuộc tấn công dữ dội của Vladimir Putin vào Ukraine, nên loại ông ta ra khỏi quyền lực đã gây ra một cơn bão chính trị quốc tế.

Trở lại Washington vào tối Chủ nhật, TT Biden nói với các phóng viên rằng ông không có ý kêu gọi thay đổi chế độ ở Nga – lặp lại một thông điệp được cấp dưới của TT Biden đã nói nhiều lần ngay cả trước khi ông bay trở lại Mỹ.

Nhưng tiếng vang toàn cầu từ các nhận xét bất ngờ này đã khiến chính quyền Biden phải đối mặt với những câu hỏi nghiêm trọng. Một số mang tính chiến lược và có thể ảnh hưởng đến tiến trình tương lai của cuộc chiến và cho đến nay vẫn khó thấy được hy vọng ngừng bắn. Một số vấn đề khó khăn khác có liên quan đến chính trị và vị thế của TT Biden ở quê nhà, giữa làn sóng chỉ trích của Đảng Cộng hòa và quốc tế.

Một số câu hỏi được đặt ra ở đây là: 

– Bình luận của Tổng thống Biden có làm leo thang căng thẳng vốn đã cao trong cuộc đối đầu tồi tệ nhất giữa phương Tây và Nga trong nhiều thập niên qua hay không?

– TT Biden có làm lung lay niềm tin quốc tế vào khả năng lãnh đạo mạnh mẽ của ông trong việc đưa liên minh NATO đoàn kết lại với nhau trong một mặt trận thống nhất chống lại Moscow hay không? 

– Liệu Putin có thể khai thác sự bất mãn về những bình luận của TT Biden ở các thủ đô châu Âu?

– Liệu khái niệm cho rằng TT Biden muốn lật đổ Putin sẽ khiến nhà độc tài của nước Nga sẽ ra tay tàn nhẫn hơn với dân thường Ukraine hay không? 

– Liệu những lời nhận định gay gắt và mạnh mẽ của TT Biden về Putin đã loại trừ hiệu quả mọi hoạt động ngoại giao trực tiếp trong tương lai hoặc các cuộc gặp giữa các cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới – và liệu nó có thể gây nguy hiểm cho hòa bình toàn cầu nếu họ không thể giao tiếp trong một cuộc khủng hoảng tương lai đe dọa đến nhân loại hay không?

– Liệu những lời nhận định gay gắt và mạnh mẽ của TT Biden về Putin có bị quy trách nhiệm khi thế giới chứng kiến thêm những nỗi kinh hoàng diễn ra với mức độ nhiều hơn phủ lên dân thường Ukraine hay không?

Và câu hỏi cuối cùng, liệu những nhận định của tổng thống Biden có thực sự khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn không?

Rõ ràng là từ góc độ mà các quan chức chính quyền trong TBO đều nhận biết rằng đó có thể là một vấn đề lớn có khả năng làm cho cuộc khủng hoảng địa chính trị vốn đã căng thẳng của châu Âu trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Ngoại trưởng Antony Blinken thậm chí còn gay gắt hơn trong chuyến công du tới Jerusalem vào Chủ nhật đã nói rằng: “Chúng tôi không có chiến lược thay đổi chế độ ở Nga. Trong trường hợp này, đó là tùy thuộc vào người dân của nước Nga.”

Theo quan điểm của tôi, thì bất kỳ ý kiến ​​nào cho rằng Mỹ coi cuộc xung đột là một nỗ lực nhằm lật đổ ông Putin sẽ rất nguy hiểm vì nó sẽ nâng cuộc xung đột giữa hai quốc gia trở thành cuộc đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Nga, hay nhẹ hơn một chút là giữa Nga và khối NATO.

TT Biden đã cố gắng tránh kịch bản đó một cách thận trọng – đặc biệt là ngăn chặn kế hoạch của Ba Lan gửi máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất đến Ukraine để tránh ấn tượng rằng NATO đang có vai trò trực tiếp hơn trong cuộc chiến. Tình hình đã trở nên gay gắt hơn khi các lô hàng viện trợ vũ khí cho Ukraine với hỏa tiễn phòng không và chống xe tăng của phương Tây đang thúc đẩy sự kháng cự mạnh mẽ của Ukraine và dường như gây ra thương vong nặng nề cho quân Nga.

Liệu Putin có chộp lấy cơ hội này để tuyên truyền cho Nga hay không?

Không còn nghi ngờ gì nữa, TT Biden đã trao cho Putin một món quà tuyên truyền có thể làm suy yếu công việc khó khăn của Tổng thống Mỹ trong việc duy trì sự tập trung vào Ukraine. Tổ hợp thông tin của Moscow chắc chắn sẽ trình bày cuộc chiến với người dân Nga như một đòn thù địch của phương Tây nhằm che lấp thêm sự thật về lý do của cuộc tấn công vô cớ vào Ukraine. Điều này có thể giảm bớt áp lực chính trị mà phương Tây hy vọng sẽ được xây dựng bằng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhằm thay đổi tính toán của Putin.

Có thể nói là những nỗ lực ban đầu của TT Biden nhằm tránh cá nhân hóa cuộc xung đột với Putin và mô tả cuộc chiến như một cuộc đọ sức trực tiếp giữa Mỹ và Nga đã bị phá hoại bởi những lời lẽ cứng rắn của chính ông đối với nhà lãnh đạo Nga trong những ngày gần đây.

Tôi vẫn đồng ý với nhận định cho rằng, có thể TT Biden đang cảm thấy gánh nặng của hòa bình thế giới trên vai ông và sự đồng cảm sâu sắc đối với những người dân Ukraine chạy nạn chiến tranh đến Ba Lan, hành động và phát biểu bộc phát của TT Biden trong chuyến đi châu Âu có thể được hiểu như một phản ứng của con người trước những đau khổ to lớn của đồng loại.

Nhưng suy cho cùng, lời nói của một Tổng thống cũng phải được lựa chọn cẩn thận. Chỉ cần một khoảnh khắc là có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao nguy hiểm.

Thật không may khi TT Biden lại đưa ra lời phát biểu nguy hiểm vào những thời điểm không thích hợp.

Các đảng viên Cộng hòa đã nắm bắt những bình luận thẳng thắn của Tổng thống hôm Chủ nhật, tìm cách làm giảm ấn tượng rằng TT Biden đã phản ứng tốt với các hành động khiêu khích của Putin cho đến nay trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Rõ ràng, họ không chỉ quan tâm đến an ninh quốc gia mà còn cả chính trị trước cuộc bầu cử giữa kỳ, vốn đang được định hình bởi xếp hạng phê duyệt giảm dần của Tổng thống Biden.

Tất cả chúng ta đều tin rằng thế giới sẽ là một nơi tốt đẹp hơn nếu không có Vladimir Putin. Nhưng, đưa ra một quan điểm có ý loại bỏ Putin lại không phải là chính sách chính thức của Hoa Kỳ.

Phát biểu của TT Biden đã gây ra làn sóng chấn động khắp châu Âu cũng như Washington. 

Bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào trong tương lai mà Putin đồng ý sẽ khó có khả năng xuất hiện từ chính sách ngoại giao của Mỹ hay qua đàm phán với sự có mặt từ phía Mỹ do sự thù địch lẫn nhau sâu sắc giữa Moscow và Washington.

Nhưng bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn cuối cùng nào nhằm ngăn chặn sự leo thang nguy hiểm giữa hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới phụ thuộc vào việc họ trao đổi với nhau như thế nào. Có thể nói, từ thời điểm này trở đi, thật khó để thế giới có thể chứng kiến một cuộc họp thượng đỉnh nào khác giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nga. Điều đó dường như là không thể, trừ khi có một biến chuyển thay đổi tích cực nào đó của người dân Nga tại nước Nga, hy vọng lắm thay.

Việt Linh 03/29/2022

……………………………………………..

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img