Phần 1: Phải chăng vai trò “cảnh sát toàn cầu” của Mỹ đã hết?
Cali Today News – Công dân tại Dallas có thể lo ngại nhiều án mạng tại Chicago, nhưng cư dân sống tại Windy City (Chicago) lại không bao giờ chịu để cho cảnh sát tại Dallas đơn phương tới đây ổn định tình hình. Tương tự, Hoa Kỳ có thể lo ngại về nội chiến tại nước nào đó và có thể viện trợ nhân đạo, cung cấp nhiều các hoạt động ngoại giao cùng giúp đỡ các bên đang tranh chấp giải quyết bất đồng.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ không thể dùng lực lượng quân sự của mình giúp cho một bên, phía mình thích và giết bên khác do mình không thích, ngay cả việc không thể giúp đỡ yếu ớt cho phía chúng ta thích để gây hậu quả cho phía bên kia kiểm soát được chính phủ. Quân đội chúng ta chỉ có nhiệm vụ bảo vệ bờ biển và không phận để ngăn chận những xâm nhập bất hợp pháp từ bên ngoài vào biên giới chúng ta mà thôi.
Nhiều giới ủng hộ chính sách can thiệp của người Mỹ vào thế giới gần đây biện luận rằng, quyền lực chúng ta đến từ trách nhiệm, và Hoa Kỳ phải có bổn phận giúp đỡ các nước yếu kém; bỏ rơi họ bị mất vào tay các nước bất hảo là hành động vô đạo đức cùng làm nguy hại đến an ninh cho chính chúng ta. Biện luận này có thể gây xúc động cho người Mỹ, những trái tim hào hiệp hay giúp người thế cô, sức yếu.
Tuy nhiên những điều cần yếu để trở thành một cảnh sát quốc tế, theo phân tích chỉ hợp với hoàn cảnh cách đây vài thập niên. Giờ đây không còn đúng nữa. Trái lại, trong vài trường hợp, kết quả mang lại hoàn toàn không có gì, có khi lại đẩy tình hình tồi tệ thêm khi chúng ta góp tay vào. Những thập niên gần đây rõ ràng chúng ta không thấy có thời gian nào hoà bình cả:
-Trước khi chúng ta đánh Iraq vào năm 2003, nước này bị cai trị bởi một bạo chúa. Nhưng hình ảnh Iraq hôm nay là cả một thảm nạn ghê hồn do hàng trăm ngàn người dân Iraq thiệt mạng và chẳng thấy ánh sáng hoà bình nơi đâu?
-Trước khi chúng ta (USA) đánh A Phú Hãn (Afghanistan) vào tháng 10/2001, nước này đang có nội chiến. Nhưng nội chiến chỉ xảy ra trong biên giới nước họ. Khi chúng ta đánh xong A Phú Hãn chỉ thấy các nhóm khủng bố tăng nhiều thêm. Giờ đây nhóm Taliban sống lại và hiện đang đe doạ chính phủ Kabul.
-Libya sống dưới chế độ độc tài toàn trị cho đến năm 2011. Mỹ và đồng minh đã dội bom làm sụp đổ chế độ độc tài và giết chết lãnh đạo này- nhưng hiện Libya lại triền miên sống trong nội chiến do hai chính phủ cùng lúc ai cũng giành tuyên bố là chính phủ hợp pháp?
-Syria, Pakistan, Yemen, Somalia và nhiều nước nhỏ ít người biết đến tại Phi Châu nhiều năm triền miên sống trong bất ổn, bạo lực, cùng tình trạng và vô chính phủ. Nhưng nếu đem lực lượng quân sự Mỹ vào chỉ tăng thêm các nhóm nổi loạn, bạo lực ở đây?
Các nơi trên là những nơi mà lực lượng Mỹ tung quân đến với cái ý nghĩa gọi là “bổn phận đạo đức” thay mặt giải quyết cho những người vô tội tại những vùng hứng chịu thảm nạn do bạo lực, chiến tranh gây ra. Nhưng kết quả cuối cùng không chiều theo ý chúng ta do tình hình cuối cùng lại càng tệ hại?
Thực tế rõ ràng cho chúng ta hay rằng vai trò “cảnh sát toàn cầu”do chúng ta muốn hoàn toàn thất bại. An toàn quốc nội cho dân Mỹ không được phục vụ đúng mức và tình thế xấu đi rõ rệt. Đây không phải là lúc nhận ra thất bại để tìm ra chính sách khác? Hiện tại có những lựa chọn khả thi cho chúng ta nhưng vẫn chờ cho đến lúc chúng ta nhận thức ra rằng vai trò cảnh sát quốc tế của người Mỹ nhiều thập niên qua đã sai, lúc này các chính sách khả thi kia mới đến với chúng ta được.
Daniel L. Davis/ tướng Mỹ hồi hưu từ mặt trận A Phú Hãn
bản dịch Đinh Hoa Lư (National Interest)