Cali Today News – Trung Cộng hiện nay đang chuyển mình từ một quốc gia cô lập, đang phát triển để trở thành một ‘người khổng lồ’ về kinh tế, cùng đóng vai trò quan trọng với thế giới bước vào ngưỡng cửa thế kỷ trong nhiều vấn đề chính trị. Nền kinh tế của Trung Cộng hiện nay đứng thứ hai trên thế giới trong khi tiêu tốn cho quân sự tăng vọt nhanh từ con số 20 tỷ USD vào năm 1989 vọt lên 215 tỷ USD vào năm 2015 một con số bằng tổng số tiêu phí quốc phòng của Nga, Đức cùng Liên Hiệp Anh gộp lại.
Sự sợ hãi cũng là hệ quả từ một tập hợp quá nhiều lời đồn thổi, khoa trương, phóng đại và hiểu sai sự thật của dư luận về Trung Cộng bên trong Hoa Kỳ. Nhiều “huyền thoại” kéo dài ca tụng Trung Cộng đã che dấu đi bao điều tệ hại từ một đất nước quá nhiều tham nhũng đã hằn sâu vào đầu óc con người cùng sự phát triển ì ạch về kinh tế sau cùng là một dân tộc đang bị lão hoá.
Những huyền thoại này đã vô tình xây dựng nên hình ảnh một Trung Cộng sẽ hất chân vị trí siêu cường số một của Hoa Hỳ trên thế giới hiện nay. Phá tan những huyền thoại về sức mạnh số một của Trung Cộng là một hành động quan yếu để hiểu rõ về vị trí đang lên của nuớc này, vai trò phải có của họ đối với cộng đồng quốc tế cùng bản chất của mối liên hệ Hoa -Mỹ ra sao?
Huyền Thoại #1: Trung Cộng là siêu cường về quân sự?
Qua hai thập niên phát triển nhanh chóng về kinh tế đã giúp cho giới lãnh đạo Trung Cộng đẩy nhanh công cuộc hiện đại hoá nhiều mặt cho Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa. Suốt qua trình 10 năm từ 1995 cho đến 2015 Trung Cộng duy trì ngân sách quốc phòng trung bình hai con số về tỷ lệ tăng trưởng. Theo Viện Nghiên Cứu về Hoà Bình Thế Giới Stockholm uớc luợng ngân sách quốc phòng của nuớc này có con số là 214 tỷ Mỹ Kim cho năm 2015, đứng hạng hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Chi tiêu quân sự này bằng 48% tổng chi tiêu quân sự của tất cả các quốc gia Á Châu và Đại Duơng gộp lại.
Dù cho mức chi tiêu tăng cao như vậy có khả năng nâng cao khả năng quân sự của Trung Cộng, nhưng bản chất của mức độ nâng cao này đã lộ ra những giới hạn của sức mạnh quân sự của Trung Hoa. Siêu Cường có ý nghĩa nhất là sức mạnh có khả năng phóng ra những dự án có tầm mức toàn cầu, nhưng hiện nay khả năng của Trung Cộng chỉ ‘lay hoay’ ở vùng Đông Á. Những dự án xây đảo nhân tạo gây rắc rối , những đường băng những tháp hải đăng trên đó mà thôi. Việc phóng đại sức mạnh của Trung Cộng ở Biển Đông, nhưng là những gì rất dễ bị tấn công và các hoạt động giảm dần nếu ra ngoài đường Chín Đoạn. Tương tự khả năng của chiến lược Chống Tiếp Cận (Anti-access/area denial) do Bắc Kinh nghĩ ra gồm những kỹ thuật diệt tàu Mỹ khi trận chiến xảy ra trong vùng, nhưng chỉ cần ra khỏi biên giới lại kém hiệu quả ngay.
Mong chế độ chính trị này còn hiện hữu, để Trung Cộng còn phát triển khả năng ‘siêu cường’. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên là chiếc Liêu Ninh đuợc mua vào năm 2012 nhưng là chiếc tàu cũ của Soviet tân trang lại nên còn nhiều giới hạn về kỹ thuật. Dầu sao, Trung Cộng bắt đầu gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong việc đóng một hàng không mẫu hạm do chính tay Bắc Kinh thiết kế cùng với công nghệ của chính mình. Phát triển phòng ngự bản địa kết hợp với sự bành trướng nghiên cứu cùng phát triển công nghệ khắp nơi cho Bắc Kinh phương tiện thu ngắn khoảng cách kỹ thuật với Mỹ.
Ngoài ra còn có các rào cản khác đó là Trung Cộng không thể một mình vươn qua nỗi khó khăn về tiền bạc. Trung Cộng chính thức hết chiến tranh vào năm 1979. Từ đó đến nay quân đội của họ vẫn chưa được thử sức lại lần nào, các sĩ quan thiếu kinh nghiệm chiến trường khi so sánh với quân đội Hoa Kỳ. Hệ thống Quân Đội Nhân Dân Trung Hoa (PLA) hiện nay tuy có tái tổ chức lại nhưng trong đoản kỳ sẽ bị lâm vào hoàn cảnh trầm trọng của hệ thống quan liêu, mệnh lệnh trong chỉ huy và kiểm soát, những vấn đề cần chỉnh đốn lại. Qua những giới hạn này, Trung Hoa cần vài thập niên nữa mới bắt kịp khả năng cần có cho một sức mạnh siêu cường trên bình diện toàn cầu.
Huyền thoại # 2: phải chăng số nợ trên 1 trillion đô la cho Hoa Kỳ là đòn bẩy lật được Mỹ?
Huyền thoại về số nợ mà Hoa Kỳ thiếu của Trung Cộng hiện nay có thể giúp Bắc Kinh làm đòn bẩy “lật” được Mỹ là hiểu sai và thổi phồng mà thôi. Vấn đề nước ngoài mua nợ là trao đổi thông thường giúp duy trì sự cởi mở trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Có nhiều lý do cho các chính phủ thường duy trì nợ. Nợ nước ngoài thường bao gồm một phần của dự trữ ngoại hối quốc gia, giúp cho các nước này trả tiền hàng hoá nước ngoài và đầu tư ra ngoại quốc. Ngân hàng Trung ương thường mua nợ để duy trì tỷ giá hối đoái, để ngăn ngừa bất ổn về kinh tế là nơi có rất ít nguy cơ cho giá trị. Trung Cộng cũng mua nợ của Mỹ cũng với lý do tương tự.
Có điều quan trọng phải hiểu, Trung Cộng không đơn thuần giữ một số lượng lớn nợ Hoa Kỳ chỉ là chuyện nợ mà thôi; nợ của Mỹ chính là nhu cầu “cất giữ tài sản” cho Bắc Kinh. Vừa tiện lợi vừa an toàn vì đồng đô la đang giữ vị trí thống soái trong dự trữ ngoại hối trên thế giới, là ngoại tệ trao đổi chính cho quốc tế hiện nay. Trung Cộng là nước đứng đầu trong danh sách chủ nợ của Hoa Kỳ với số lượng lên đến 1,244.6 tỷ đô la; Nhật đứng hạng hai, suýt soát với số lượng 1,137.1 tỷ đô la. Thật ra con số lớn nhất của nợ chính phủ Mỹ nằm ở quốc nội nó chiếm tới 60%, là vai trò chính điều khiển nền tài chánh cũng như hầu hết các cơ sở kinh tế quốc nội nước Mỹ.
Có nhiều sự lo âu hiện nay bao quanh chuyện Trung Cộng đang giữ ‘hầu bao’ nuớc Mỹ và “gom nợ” lại bất cứ lúc nào? nhưng cách dùng chuyện nợ để gây sức ép là chuyện còn hạn chế đối với Mỹ. Bình thường chủ nợ có thể chi phối những nước “con nợ” nếu những ‘con nợ’ này không có chọn lựa nào khác.
So vói trường hợp Mỹ lại khác, nợ là vấn đề vô cùng hấp dẫn trong nền kinh tế toàn cầu. Mỹ luôn luôn rộng rãi “mời” người mua sẵn sàng mua trái phiếu trong Kho Bạc Mỹ. Trung Cộng giờ đem bán số nợ này đi, cuối cùng ảnh hưởng tới Mỹ cũng giới hạn. Ví dụ, vào tháng Tám 2015, Bắc Kinh giảm bớt trái phiếu với Ngân Khố Mỹ 180 tỷ đô la nhưng ảnh hưởng của chuyện này lên Ngân Khố Mỹ chẳng bao nhiêu.
(con tiep)
Đinh Hoa Lư