Tuesday, March 21, 2023
spot_img

Nóng!…Nghệ An: Dân đụng độ căng thẳng với Chính quyền

Cali Today News – Khoảng 5 giờ sáng ngày 30/7/2016, đụng độ căng thẳng đã xảy ra giữa lực lượng công an, cảnh sát cơ động và người dân xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An làm nhiều người bị thương.

Nhà máy xi măng Sông lam tại xã Bài Sơn - Đô Lương (ảnh; baonghean.vn)
Nhà máy xi măng Sông lam tại xã Bài Sơn – Đô Lương (ảnh; baonghean.vn)

Nguyên nhân của cuộc đụng độ bước đầu được người dân cho biết là do nhà đầu tư là Tập đoàn The Vissai có sự hậu thuẫn của chính quyền Nghệ An đã tiến hành lấy đất, lấy biển, triệt đường sống của người dân để xây dựng cụm dự án gồm; Công ty CP xi măng Sông Lam, Trạm nghiềm xi măng và Cảng quốc tế tại xã Nghi Thiết huyện Nghi Lộc với giá đền bù rẻ mạt nên người dân thấy không thỏa đáng, không chấp nhận và quyết liệt giữ đất giữ biển. Song hành đó, người dân còn lo ngại đến vấn đề ô nhiễm môi trường…

Nguyên nhân và diễn biến dẫn đến đụng độ…

Một phụ nữ và cũng là người dân ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc có người nhà bị đánh oan trong cuộc đụng độ đã cho Cali Today biết, vụ việc căng thẳng từ chiều ngày 29/7/2016 khi đại diện chính quyền địa phương đến khuyên dân với giọng điệu vừa thỏa hiệp vừa buông lời dọa dân. Người phụ nữ nói:

“Hôm qua ngày 29/7/2016, đại diện chính quyền xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc về gặp dân trong xã để động viên dân ký vào hồ sơ, chấp nhận khoản đền bù để người ta (chủ đầu tư) tiến hành làm dự án nhưng người dân không chịu vì đền bù không thỏa đáng. Chủ tịch xã Nghi Thiết một, hai nói với dân rằng nếu không cho người ta đổ đất thì công an đánh đập dân thì dân ráng chịu.”

Người dân và lực lượng công an, cảnh sát cơ động đụng độ nhau, gạch đá ném qua lại (ảnh; lấy từ video Ant Sơn Chu Manh)
Người dân và lực lượng công an, cảnh sát cơ động đụng độ nhau, gạch đá ném qua lại (ảnh; lấy từ video Ant Sơn Chu Manh)

Người phụ nữ kể tiếp, sáng ngày 30/7/2016, cha của chị năm nay đã 64 tuổi đi lấy thuốc thì thấy khoảng hơn 200 công an, cảnh sát cơ động đứng ở đầu đường chặn không cho dân đi mà dân ở đây đi ra hay đi vào cũng chỉ duy nhất một con đường này. Cha của chị cố vượt qua lực lượng ngăn chặn thì;
“Có một thằng cơ động đạp cha tôi một cái ngã nhào vì tưởng ông đi biểu tình vụ đất đai nhưng cha tôi ốm đau nên không chống lại người ta. Thấy cha tôi bị đánh nên dân hô hào lên và va chạm với lực lượng công an, cảnh sát cơ động. Có bốn thằng công an lôi cha tôi đi khoảng 50m rồi quăng ông lên xe như quăng cục đá và chở đi đâu không biết. Cháu của tôi và dân đập cửa xe, hô hào thả ông ra thì thấy ông nằm sấp trong xe, không cựa quậy được. Hiện tại tôi được biết cha tôi nằm ở một công ty ở Nghi Thiết, Nghi Lộc tại địa phương này.”
Theo người phụ nữ thì khoảng 4 giờ sáng công an và cảnh sát cơ động đã có mặt tại khu vực xã thực hiện việc chắn đường không cho dân đi. Mà dân xã Nghi Thiết buổi sáng đi buôn mực tươi, những chiếc xe trở đầy mực chính là tài sản, vốn liếng của người dân ước chừng mỗi người cũng mấy chục triệu đồng nếu không cho đi tiêu thụ sẽ mất trắng hết. Bực tức vì bị chặn đường không cho đi làm ăn phần bức xúc thêm vụ đền bù đất đai không thỏa đáng nên người dân càng phẩn uất hơn.

“Dân nói đền bù như vậy là bực tức, hai bên tức giận nên hai bên có va chạm. Nói chung dân ở đây bị công an đánh đập dẫn đến thương tích là 5 người, đi bệnh viện, máu đầu chảy ra…người dân khoảng hơn trăm người trong khi công an nói chung hơn hai trăm người rồi người của công ty nữa nhiều lắm. Người dân ở đây con cái là đi nước ngoài (xin việc làm) hết rồi nên đa số chỉ là người già, đàn bà còn đàn ông khoảng mấy chục người.”
Lời chia sẻ của người phụi nữ đúng với những gì Cali Today hỏi thêm một người đàn ông, cũng là dân ở xã Nghi Thiết có chứng kiến vụ đụng độ. Người đàn ông nói:

“Khoảng 4 giờ sáng chúng (công an và cảnh sát cơ động) đưa cọc sắt , dây, ngăn đường không cho dân đi, dân đi làm ăn chúng cũng không cho đi. Công an dùng dùi cui đánh dập dân bị thương thì lúc đó dân mới vùng lên chống lại.”

Người đàn ông chia sẻ thêm, quá trình đụng độ xảy ra thì phía công an bị thương khoảng 15 người trong khi dân số bị thương nặng khoảng 5 người còn số bị thương nhẹ thì không biết được là bao nhiêu.

Dự án bắt đầu từ năm 2015, với mục tiêu đưa Nhà máy xi măng Sông Lam, Trạm nghiền xi măng (công suất 4 triệu tấn/năm) và Cảng biển chuyên dụng quốc tế (đón tài công suất 70.000 tấn) vào vận hành 2016, nên Tập đoàn The Vissai kết hợp với chính quyền Nghệ An ráo riết lấy đất dân và lấn biển để thực hiện dự án đã gặp rất nhiều trở ngại. Trong những trở ngại đó là việc đền bù cho người dân chưa thỏa đáng và vấn đề ô nhiễm môi trường. Người đàn ông nói:

“Duy nhất là do đền bù không thỏa đáng. Họ đền bù mỗi hộ đi biển là 48 triệu đồng, còn những hộ chịu ảnh hưởng trong vùng thì hỗ trợ 6 tháng, mỗi tháng 30kg gạo. Dân không chịu vì như vậy là quá thấp và một vấn đền nữa là ô nhiễm môi trường.”

Người dân và lực lượng công an, cảnh sát cơ động đụng độ nhau (ảnh; lấy từ video Ant Sơn Chu Manh)
Người dân và lực lượng công an, cảnh sát cơ động đụng độ nhau (ảnh; lấy từ video Ant Sơn Chu Manh)

Căn cứ theo những chi tiết thiết kế và thi công thì dự án Nhà máy xi măng Sông Lam và Trạm nghiềm xi măng chỉ cách nơi dân sinh sống khoảng chừng từ 100m hoặc mấy trăm mét nên việc người dân sợ ô nhiễm và lo cho con cháu mai sau là chính đáng. Bên cạnh đó, người dân hoài nghi Tập đoàn The Vissai đã có sự gian dối trong việc lấy mặt bằng thi công như lời người phụ nữ chia sẻ:

“Nó lấy nhiều đất lắm, không kể hết được, ngày trước nó nói chỉ lấy bên mé đường và bên mép nhà tôi bây giờ nó nới ra lấy luôn cả đất biển. Người dân ở đây sống gần biển, sống nhờ biển chứ không có làm ruộng mà bây giờ nó lấy cả đất biển khiến dân ở đâu kêu khóc không biết lấy gì mà sống. Dân bức xúc đòi hỏi để biển lại cho dân…Dân không chấp nhận cho nó lấy đất lấy biển, người dân không chấp nhận đền bù để nó lấy đất lấy biển mà bây giờ không có sự đồng ý của dân mà nó dám đưa đất đến đổ.”

Ngoài ra, Cali Today còn biết thêm là cách đây khoảng hơn một tháng, tức là dự án đang còn ở giai đoạn lấy mặt bằng thì đã có căng thẳng xảy ra cũng do việc đền bù chưa thỏa đáng cho dân mà nhà đầu tư vẫn cứ cho thi công ào ạt, họ đưa máy xúc, máy cẩu đến và người dân ra ngăn cản. Chính quyền Nghệ An có huy động công an đến đàn áp nhưng không thành. Theo người dân, chính quyền ban đầu cũng có vì dân nhưng sau chắc vì dự án đưa hối lộ nhiều quá nên chính quyền đứng về phía dự án luôn.

“Dân bức xúc quá, chủ tịch xã còn bị dân lọt quần lột áo cho mặc quần xì mà về nữa là, vụ việc này cách đây khoảng hơn một tháng rồi.”, người đàn ông kết lời./.

THIÊN HÀ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT