ABC News – An ninh và thương mại là các chủ đề sẽ được đưa ra trong chuyến công du chính thức đầu tiên của Tổng Thống Donald Trump tới Châu Á, bắt đầu vào Chủ nhật tại Nhật Bản.
Các chương trình vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn dường như là vấn đề chiếm ưu thế trong phần đầu tiên chuyến đi của TT Trump, bao gồm các điểm dừng tại thủ đô của Nam Hàn và Bắc Kinh cũng như Tokyo. Vấn đề thương mại sẽ được thảo luận qua các điểm dừng trong khu vực Bắc Á Châu và ở Đông Nam Á Châu của hội nghị thượng đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu – Thái Bình Dương, APEC tại Việt Nam và hội nghị các nhà lãnh đạo Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Philippines. (APEC, Asia-Pacific Economic Cooperation)
Sự khẳng định rằng các bình luận và “tweet” của Tổng Thống Mỹ tỏ ra hiếu chiến, điều này chứng tỏ hàng thập niên chính sách Hoa Thịnh Đốn đối với Bắc Hàn. Nó cũng cho thấy quyết định phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn là một biện pháp phòng thủ, không chỉ là biện minh mà là một ví dụ chống cự đáng khen ngợi..

Các phương tiện truyền thông chính phủ Bắc Hàn đã tranh luận mãnh liệt vấn đề này trong tuần qua.
“Nó trở nên rõ ràng hơn ai là một kẻ quấy rối hòa bình”, tờ báo của đảng cho hay hôm thứ Tư trong bài xã luận, “Tự Hoa Kỳ, là nguyên do những nguy cơ liên tục xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên,và hòa bình, an ninh luôn nguy bị hăm dọa.”
Bài xã luận viết thêm rằng nếu Bắc Hàn không phát triển vũ khí hạt nhân, thì “chủ quyền và lòng tự hào quốc gia của nước này sẽ bị Hoa Kỳ” vi phạm tàn nhẫn “.
Bắc Hàn từ lâu đã nói và tin rằng những lời nói không kiểm soát của TT Trump đã đưa ra một chiều hướng để ông ta nhận được sự thông cảm từ các nhà có tiềm năng phê bình trong giới truyền thông Hoa Kỳ, các giới học giả và các chính phủ nước ngoài
Tại một cuộc họp báo ngắn về chuyến đi, một viên chức cao cấp của chính quyền Hoa Kỳ cho biết Tòa Bạch Ốc tin rằng Trung Quốc đã làm rất nhiều việc và “Hoa Kỳ đang hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc về vấn đề Bình Nhưỡng hơn bao giờ hết”. Tuy nhiên Hoa Kỳ mong đợi nhiều hơn từ của Bắc Kinh và Bắc Hàn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các sắc tính của các cuộc họp đó.
Thương Mại
ÔngTrump thường quan niệm Châu Á, Trung Quốc và Nhật Bản trong thực tế là nguồn gốc của những tai ương cho kinh tế Mỹ. Thâm hụt thương mại liên tục của Hoa Kỳ với hầu hết các nước Châu Á và mối đe doạ thường xuyên của TT Trump việc áp đặt lệnh trừng phạt hoặc tăng thuế đối với hàng xuất khẩu từ khu vực này làm cho thương mại trở thành một vấn đề đầy phức tạp.
Ông nói hôm thứ Tư: “Chúng ta bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc qua sự căn bản. “Họ quá lớn và không tốt đến mức ngượng ngập khi nói con số này là bao nhiêu, tuy nhiên chúng ta biết con số này là bao nhiêu, và tôi không muốn ai ngượng ngùng bốn ngày trước khi tôi đến Trung Quốc, nhưng đó thật là đáng sợ.”
Ông Trump đã liên tục gọi Trung Quốc là một kẻ thao túng tiền tệ trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông vào năm 2016. Ông nói rằng “họ đang giết chúng ta” bằng cách làm giảm đồng Nhân Dân Tệ,( NDT) để gây khó khăn cho các công ty Mỹ cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh đang cố gắng, để ngăn chặn giá trị của đồng NDT hạ xuống. Ông đe dọa áp đặt mức thuế lên đến 45 phần trăm đối với hàng hóa của Trung Quốc.
Tuy nhiên, kể từ khi ông nhậm chức, sự cần thiết sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong việc đối phó với các mối đe dọa từ Bắc Hàn đã giúp ông kiềm chế nóng giận trong sự tiếp xúc với Trung Quốc. Chính quyền của ông đang áp đặt Bắc Kinh để cho phép các công ty Mỹ truy cập nền kinh tế quốc doanh và tổ chức các cuộc đàm phán để giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Nhưng ý định này đã bị kiềm chế vì Trung Quốc đang thao túng tiền tệ.
Quyết định của TT Trump đưa Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Thương mại Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã để lại 11 thành viên khác không còn tham gia vào quỹ thị trường tiêu thụ 12.000 tỷ USD của hợp đồng. Các quốc gia còn lại của TPP, từ vùng rộng lớn của Canada đến vương quốc dầu mỏ Brunei nhỏ bé, đang cố gắng có một đường hướng để tiến lên mà không có Hoa Kỳ. Một thoả thuận có thể đạt được vào thời điểm hội nghị thượng đỉnh kinh tế khu vực APEC ở Việt Nam. (TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement nguyên thủy 12 quốc gia)
Các thoả thuận song phương (quốc gia với quốc gia) cho rằng TT Trump thích các hợp đồng đa quốc gia như TPP có thể được thảo luận trong thời gian dừng ở Tokyo, Bắc Kinh và các thủ đô vùng khác. Điều đó bao gồm một hiệp định thương mại tự do với Nam Hàn, mà ông Trump đang tìm kiếm đàm phán lại. Ông nói hôm thứ Tư rằng điều rất quan trọng là Hoa Kỳ phải thảo luận lại các thoả thuận thương mại của mình.
Ông nói: “Các giao dịch thương mại của chúng ta thật ghê sợ. “Chúng đã được thực hiện trong những bối cảnh và điều kiện không tốt cho chúng ta. Thật đáng tiếc, nó rất buồn đối với đất nước chúng ta.
Vùng Biển Đông
Một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất của thế giới là vùng Biển Đông. Đây là một nơi đang gặp khó khăn, một nơi TT Trump có thể cho thấy sự lãnh đạo và cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực theo tầng lớp cao cấp. Hoặc Hoa Kỳ thiếu cả hai đặc tính đó.
Trung Quốc, nước lớn nhất và năng nổ nhất trong số sáu quốc gia đang tranh chấp trong vùng Biển Đông, đã cảnh cáo các nước khác bằng cách chuyển bảy rạn san hô ngầm và đảo san hô thành hòn đảo – với ba với đường phi đạo máy bay quân sự – bằng một kỳ công xay cất thật ấn tượng. Thậm chí Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn trên những hòn đảo mới được xây cất trong quần đảo Trường Sa trong vùng tranh chấp đang nóng bỏng.
Trong khi Trung Quốc phủ nhận tham vọng bá quyền trong tuyến hàng hải chiến lược, họ khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hầu như toàn bộ vùng biển và tuyên bố sẵn sàng chiến đấu cho mỗi tất đất của vùng Biển Đông đang tranh chấp. Họ đã bỏ qua một phán quyết mang tính ước quan trọng của một tòa án trọng tài liên quan đến Liên Hiệp Quốc năm ngoái vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, trong khi Hoa Kỳ và những quốc gia khác đã ủng hộ củ LHQ.
Theo chỉ thị của TT Trump, Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục “tự do hoạt động hàng hải” và các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông trong sự c thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người tự hỏi liệu ông Trump sẽ hành động mạnh hơn không khi ông đang cần sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong việc kiềm chế tham vọng vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn, một vấn đề đứng đầu mối quan tâm an ninh quốc gia của Mỹ.
Sư chuyển động của các tranh chấp lãnh thổ cũng đã thay đổi. Tổng Thống Philippines, Rodrigo Duterte đã cố gắng rút lui khỏi liên minh chặt chẽ của nước ông với Mỹ và đang tiếp xúc với Trung Quốc và Nga. Duterte, người sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh ASEAN mà TT Trump sẽ tham dự, đã ngăn chặn các cuộc tuần tra chung với Hoa Kỳ trong vùng biển đang tranh chấp và giảm nhiều đi sự chỉ trích của ông về Trung Quốc về các tranh chấp trên vùng Biển Đông.
Nhà phân tích Richard Heydarian của Manila cho biết: “Bạn có chủ tịch ASEAN, Philippines, và Trung Quốc, nước yêu sách năng nổ hàng đầu, có nghĩa rằng tình hình hoàn toàn ổn định, không có lý do để có sự can thiệp từ bên ngoài. “Vì vậy, sẽ khó nói và phức tạp về Biển Đông hơn là Bắc Hàn, nơi mà có sự đồng thuận của các bên cho rằng đó là một vấn đề.”
Thạch Phạm