Sunday, March 26, 2023
spot_img

Những điều cần biết thêm về phán quyết của Toà The Hague trong tranh chấp Biển Đông (KỲ 2)

Kỳ 1: Những điều bạn cần biết thêm về phán quyết của Toà The Hague về tranh chấp Biển Đông

6. Phản ứng của Trung Cộng?

Các phân tích gia hiện nay chia ra nhiều ý kiến về phản ứng của Trung Cộng. Một số tin rằng phán quyết sẽ đẩy Bắc Kinh vào tư thế “hung hăng” hơn do quyết định của toà quá cứng rắn chống lại quyền lợi Trung Cộng.

Hậu quả trước mắt là phản ứng giận dữ của Trung Cộng đối với phán quyết. Tờ Xinhua đã tấn công lại ngay với lời lẽ cho là ” toà án bệnh hoạn”, chỉ phán quyết những điều ‘rỗng tuếch, vô hiệu lực”?

Lâu nay Trung Cộng giữ lập trường cho chủ quyền “đường chín đoạn” trong biện luận tàu bè nước họ lưu thông từ đời Hán từ 2000 năm trước.

Trung Cộng sẽ có hình thức trả thù phán quyết bằng cách cho nhiều phi cơ hạ cánh tại các đường băng, tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông, hay ra công nạo vét nhanh tại vùng đảo Bãi Cạn (Scarborough Shoal) đang tranh chấp với Philippines.

Vào thập niên 1970s và thập niên 1980s máu đã đổ tại vùng này. Trung Cộng và VN (VNCH và CSVN ) từng có chiến trận với nhau, hàng trăm quân nhân thiệt mạng và nhiều tàu bị đánh chìm tại những cuộc đụng độ trên.

Theo bà Glaser, phân tích gia thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Mỹ (CSIS), Bắc Kinh sẽ tìm cách tránh “hành động làm mất ổn định”. Cụ thể Bắc Kinh sẽ chủ động triệu tập hội nghị G20 vào tháng Chín này. Theo bà, “Bắc Kinh phải gắng làm sao thành công hội nghị này…để khỏi mất uy tín cho Tập Cận Bình.”

“[Nhưng] có thể tình thế sẽ thay đổi theo hướng khác nếu Trung Cộng cảm thấy họ bị ‘bắt nạt’. Hiện họ cho đang ‘trở thành nạn nhân’, do đó đảng của họ phải ra lệnh ‘tự vệ’ cho ‘chủ quyền từng tấc đất’. Trong truờng hợp này chúng ta sẽ thấy Trung Cộng hành động hung hăng hơn.”

vẫn theo lời Glaser, “đặt trường hợp Bắc Kinh cho nhiều phi cơ chiến đấu hạ cánh …chuyện này sẽ tăng căng thẳng với Hoa Kỳ, đưa toàn vùng này vào tình trạng đáng sợ hơn.”

Ashley Tonwshend, một chuyên gia nổi tiếng tại Trung Tâm Nghiên Cứu Hoa Kỳ thuộc Đại Học Sydney, tin rằng Bắc Kinh sẽ tìm “con đường trung dung: không đầu hàng nhưng cũng không làm tình hình leo thang căng thẳng.”

Có thể Bắc Kinh sẽ chọn cách tăng thêm diễn tập quân sự để phô trương sức mạnh. Dù sao, cách này không kích động thêm căng thẳng.

Ông Townshend kinh nghiệm rằng, “Trung Cộng thường có xu hướng (về Biển Đông):khi thuận lợi là làm tới, nhưng gặp chống đối thì tìm cách câu giờ, hoà hoãn.”

7. Philippines phản ứng ra sao?

Các phân tích gia hiện nay thường phân vân vào thái độ của tân TT Phi là Rodrigo Duterte trong phán lệnh của Toà Trọng Tài rõ ràng bênh vực cho Philippines? Chính bà Glaser cũng phân vân, ” Khi “chúng ta chưa biết Durterte sắp làm gì? Phi còn là một ẩn số.” Tổng thống Rodrigo Duterte y như “con bài nhiều mặt”, mà bà chưa biết ông sẽ phản ứng ra sao?

Dutertes từng thề sẽ chơi ván trượt tại vùng tranh chấp để thách Bắc Kinh. Nhưng có khả năng hiện nay ông đang tìm cách ‘hạ thấp tầm mức’ phán lệnh để thắt chặt quan hệ với Trung Cộng?

Duterte thường ủng hộ thương thảo song phương (?)(trong nguyên tác đã dùng sai là Multilateral đúng ra là bilateral ) để giải quyết vấn đề. Liên hệ gần gũi với Bắc Kinh lại cho Manila có cơ hội vay được tiền của Trung Cộng và được đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng lại còn giúp bớt đi căng thẳng trong vùng.

8. Ai về phe Trung Cộng?

Nga hiện nay là nước ủng hộ Bắc Kinh trên lập trường thương thảo trực tiếp.

Bắc Kinh tự cho mình là ‘nạn nhân’ trong âm mưu Hoa Kỳ nhằm hạn chế sức mạnh của Trung Cộng. Bắc Kinh tăng gia lùng sục tìm cho ra nước ủng hộ mình, dù họ không can hệ gì vào vụ này. Cuối tháng Năm vừa rồi các nước (lạ lùng) như Vanuatu, Lesotho và Palestine đuợc Bắc Kinh khoe là ‘ủng hộ’ Trung Cộng.

Phát ngôn viên Hua Chunying của Bắc Kinh khoe khoang, “Các quốc gia đó không hành động vì quyền lợi ích kỷ, họ thông cảm chuyện Biển Đông mà đứng về phía Trung Hoa.”

Phía Úc, Townshend có ý nghĩ khác. Ông cho rằng, có nhiều lý do lịch sử để lo ngại Trung Cộng khi họ “Có sức mạnh để áp đặtlên các nước ngoài nói và không nói những gì họ muốn”

Nhưng theo ông, ” Khó mà tin được chuyện Trung Cộng là NẠN NHÂN ‘thứ thiệt’ khi các bạn nhìn những gì họ đang làm qua tốc độ cũng như nội dung việc họ làm trên các đảo Bắc Kinh đang chiếm đóng tại Biển Đông.” ./.

Bản dịch của Đinh Hoa Lư (The Guardians) 14/7/2016

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT