Monday, March 18, 2024

Những điều bạn cần biết thêm về phán quyết của Toà The Hague về tranh chấp Biển Đông ( Kỳ 1)

Cali Today news – Bắc Kinh khẳng định chủ quyền chiếm hết vùng biển tranh chấp này. Giờ đây toà trọng tài quốc tế đã ra phán quyết bênh vực cho Philippines trong vụ kiện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong vùng biển này

1-Vấn đề gì đang xảy ra?

Phán quyết trọng tài quốc tế The Hague đã bênh vực mạnh mẽ cho Philippines trong vụ kiện tranh chấp biển đảo tại Biển Đông, phán rằng những mõm đá trồi lên trên mặt biển, trong đó có một số chỉ thấy được khi thuỷ triều còn thấp, do Trung Cộng tuyên bố chủ quyền. không được dùng làm cơ sở để tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Tòa còn phán rằng vùng (đá nổi) biển nói trên nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines, chứ không có chồng chéo gì với chủ quyền Trung Cộng cả”. Toà Trọng Tài còn phán rằng Trung Cộng đã vi phạm chủ quyền của Phi do xâm phạm vào ngư trường cùng thăm dò dầu khí cũng như tự tiện xây đảo nhân tạo trong vùng lãnh hải của Philippines.

2- Tại sao đây là vấn đề hệ trọng?

Kiểm soát Biển Đông hiện nay đang trở thành một vấn đề tranh cãi và bùng nổ dử dội nhất trong vấn đề ngoại giao tại vùng đông Á Châu do Trung Cộng đang khẳng định chủ quyền trên vùng biển rất rộng chiếm hết 3.5 triệu km vuông vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, Đài loan, Malaysia, Brunei, Philippines.

Washington hiện càng lúc càng can dự vào sâu hơn, để hổ trợ các nước này đối phó với Trung Cộng và hiện đang có những cuộc tuần tra bằng quân sự tại đây.

Dù chỉ có một mình Phi đệ nạp đơn kiện, vấn đề này sẽ ảnh hưởng cho tất cả các nước liên quan khi phán quyết này tấn công vào một loạt các điều sai trái vào con đường chín khúc của Trung Cộng vạch lên lấn sâu xuống hết hải phận Biển Đông. Phán quyết của toà còn tuyên bố rằng hầu hết diện tích vùng biển này là biển quốc tế không thuộc chủ quyền của nước nào.

Thế giới hiện nay đều tin rằng Biển Đông đang có một trữ lượng dầu khí rất lớn, cùng là một hải lộ quan yếu có giá trị hàng hoá 4.5 ngàn tỷ Mỹ kim (3.4 Trillion Euros). Đây cũng là một ngư trường khổng lồ và một nửa hải trình buôn bán thế giới đều ngang qua đây. Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình từng thề “kiên quyết bảo vệ” quyền lợi quốc gia trong vùng này.

3 Phán quyết đã ‘xoá sổ” tất cả tuyên bố chủ quyền lãnh thổ “lâu đời” của Trung Cộng

Có nhiều vấn đề dẫn đến phán quyết. Ngoại trưởng Trung Cộng từng gọi điện thoại cho ngoại trưởng của Mỹ là John Kerry tuần qua cảnh cáo Mỹ vi phạm chủ quyền của Trung Cộng. Bắc Kinh đã thực hiện thêm nhiều cuộc tập huấn quân sự trong vùng, đặc biệt còn dùng thêm ít nhất là hai khu trục hạm có hoả tiễn hướng dẫn và một đại khu trục hạm mang theo hoả tiễn.

Bonnie Glaser, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS) về Sức Mạnh của Trung Hoa, là thành phần đầu não tại Washington cho biết, phán quyết của toà một là nêu vấn đề hai là phủ nhận “đường chín đoạn” sẽ không vô hiệu hoá tất cả tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh về biển, đảo tại Biển Đông. theo lời bà, “[nhưng] phán quyết sẽ thực sự hạn chế được số diện tích biển mà Trung Cộng có thể có thể có đúng với công pháp.”

4 Ai là người ra phán quyết này?

Philippines đệ nạp đơn kiện từ năm 2013 lên 5 thẩm phán thường trực của toà trọng tài tại The Hague, biện luận rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đã vi phạm đến Công Ước LHQ.

Bắc Kinh đã phủ nhận thẩm quyền xét xử của toà về vụ án này, còn cố làm mất uy tín của toà bằng cách vu cáo toà đã thiên vị với bằng chứng cho rằng sau lưng toà còn có bàn tay của Nhật một đối thủ tranh chấp trong vùng với Bắc Kinh.

5 Những gì đang xảy ra lúc này?

Trung Cộng trong mấy tháng nay đã gia tăng nhièu hoạt động tại Biển Đông để củng cố sẵn nhiều lực lượng tại đây. Tàu hút cát của Bắc Kinh ra sức đắp thêm nhiều cát vào các rặng san hô, biến chúng thành đảo. Sau đó Bắc Kinh cho quân đội ra trấn đóng tại các đảo nhân tạo này, cùng lúc thiết lập nhiều vị trí hoả tiễn, đường băng, các doanh trại và nhiều cơ sở an ninh khác.

Toà đưa ra vấn đề rằng các đảo nhân tạo và vùng đất khai hoang kia không thể được công nhận là “đảo” thực sự chiếu theo luật quốc tế, chỉ có các đảo thực sự mới có quyền hưởng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mà thôi. Theo Philippines, những thứ mà Trung Cộng vừa xây kia nên xem chúng là ‘những mõm đá’ mà thôi.

Công Ước QT về Luật Biển -UNCLOS- quy định cho vùng đặc quyền 200 hải lý (EEZ). Nhưng Trung Cộng đã tự tuyên bố chủ quyền hết 90% diện tích Biển Đông gấp rất nhiều lần một quy định EEZ nào nếu có.

Phi tuyên bố vùng biển Tây Phi thuộc quyền kiểm soát của Phi. Manila vừa qua đã cùng một cựu thù trước đây là Nhật tập trận chung lại chấp thuận cho Mỹ một nước chiếm Phi làm thuộc địa trưóc đây được hạ cánh chiến đấu cơ trên đảo quốc này…

Bản dich Đinh Hoa Lư (Guardians)
Còn tiếp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img