New York Daily News – Cô Miwa Sado là nhân viên đài truyền hình đã làm thêm 159 giờ trong một tháng, cô đã chết vì trụy tim sau đó.
Cô là nhân viên của đài truyền hình NHK, khi đó cô 31 tuổi. Tháng 7 năm 2013, cô chỉ nghỉ 2 ngày, trong khi cô thường làm việc 80 giờ/tuần. Nguyên nhân cái chết của cô là do karoshi, một thuật ngữ tiếng Nhật có nghĩa là “chết vì làm việc quá sức”.
Theo Guardian, cái chết của cô Sado được xem như một ví dụ về tiêu chuẩn làm việc của nước này dẫn đến số người chết đáng báo động. Năm ngoái, một nhân viên trẻ của công ty quảng cáo đã chết vì karoshi. Và vào năm 2015, Matsuri Takahashi, 24 tuổi, đã tự tử vì căng thẳng công việc. Cô này đã làm thêm hơn 100 giờ trong những tháng trước khi cô tự tử vào ngày Giáng Sinh.
Cô Takahashi viết trên các phương tiện truyền thông xã hội: “Tôi muốn chết. Tôi bị tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần.”
Sau cái chết của cô, Thủ tướng Nhật Bản – ông Shinzo Abe và chính phủ đã đề xuất lệnh chỉ cho phép làm thêm tối đa là 100 giờ/tháng và xử phạt các công ty vi phạm. Vào năm 2014, một cuộc thăm dò về giấc ngủ cho thấy lực lượng lao động ở Nhật Bản chỉ ngủ 6 giờ 22 phút mỗi đêm trong những ngày làm việc – thấp hơn các quốc gia khác.

Một văn bản chính thức của chính phủ Nhật Bản ban hành năm ngoái, trung bình có khoảng một trong năm công nhân có nguy cơ tử vong vì làm việc quá sức. Từ đầu năm đến tháng Ba, có hơn 2,000 công dân đã tử sát vì căng thẳng do công việc và hàng chục người khác đã chết vì đau tim và đột quỵ do làm việc quá sức, tờ Guardian đưa tin.
Công ty của Sado nói rằng họ không lên tiếng về cái chết của cô vì tôn trọng gia đình cô. Nhóm của cô cho biết cái chết của cô xảy ra ba trong khoảng thời gian thời việc căng thẳng để đưa tin bầu cử.
Một quan chức cao cấp của NHK – ông Masahiko Tamauchi nói với tờ Guardian rằng: “Cái chết của cô Sado phản ánh một vấn nạn trong xã hội của chúng tôi, bao gồm hệ thống lao động và cách đưa tin về bầu cử.”
Ba mẹ của cô Sado phát biểu trong một tuyên bố của NHK: “Thậm chí đến ngày hôm nay, khi con bé mất được bốn năm, chúng tôi vẫn không thể chấp nhận được sự thật này. Chúng tôi hy vọng nỗi bất hạnh của gia đình mình sẽ không bị lãng phí.”
Nam Phố