Friday, March 29, 2024

Nhà máy 3,000 tỷ xây xong rồi bỏ hoang

tu 1
Nhà máy giấy đang được kêu để bán thanh lý. Ảnh: Nghean24h

Cali Today News – Con rơi của ông cố Thủ tướng CSVN Võ Văn Kiệt lấy 3,000 tỷ tiền thuế của dân xây dựng nhà máy bột giấy. Sau hơn 10 năm, nhà máy nhiều lần vận hành nhưng đều thất bại, nhà máy được rao bán thanh lý, bán phế liệu nhưng không ai mua.

Xuất thân là một công ty chuyên xây dựng các công trình giao thông, nhưng lại là con rơi của ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt nên đã được Bộ Tài chính bảo lãnh cho vay để xây dựng nhà máy Bột giấy Phương Nam. Nhà máy này do công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phát triển công nghiệp và vận tải do ông Phan Thanh Nam làm Tổng Giám đốc.

Ông Nam sinh năm 1952, có bằng tiến sỹ và là con rơi của ông Võ Văn Kiệt. Theo tiểu sử của ông Kiệt, vào năm 1951, ông ra Bắc và tại đó, ông đã ăn nằm với một người phụ nữ Bắc sanh ra ông Phan Thanh Nam.

Với xuất thân của mình, ông Nam dễ dàng được chính quyền CSVN ưu ái. Ông được Bộ Tài chính bảo lãnh để vay của ngân hàng 1,487 tỷ đồng để đầu tư vào nhà máy giấy. Năm 2006, nhà máy được khởi công, đặt tại huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) là nơi trồng rất nhiều đay- nguyên liệu để làm giấy. Vào thời điểm này, nhà máy hô hào sẽ làm ra sản phẩm giấy tốt nhất Việt Nam, tương đương với phẩm chất Âu châu.

Ngoài việc được Bộ Tài chính bảo lãnh để vay vốn, nhà máy còn được chính quyền địa phương ưu ái. Chính quyền tỉnh Long An đã kêu gọi nông dân các huyện trong khu vực Đồng Tháp Mười thay đổi canh tác, chuyển sang chuyên canh trồng đay để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy. Theo phía chính quyền cho biết, họ đã huy động được khoảng 9,000ha chuyên trồng đay cho nhà máy.

Đến năm 2007, nhà máy lại được nâng tổng mức đầu tư lên dến 2,286 tỷ đồng. Đến năm 2009 nhà máy được chuyển từ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phát triển công nghiệp và vận tải sang cho Tổng công ty giấy Việt Nam. Lúc này, số vốn đầu tư đã đội lên 3,000 tỷ đồng. Cùng với đó, ban bệ lãnh đạo nhà máy ra sức mua các loại thiết bị máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài về.

Phía lãnh đạo nhà máy hết sức “năng nổ” trong việc tiêu tiền cho việc mua máy móc. Đây là khoản mà lãnh đạo có thể trục lợi, đút tiền vào túi thông qua những khoản hợp đồng.

tu 2
Nhà máy giai đoạn đang được xây dựng. Ảnh: Báo Đầu Tư

Tuy nhiên, trái với khoản “năng nổ”, nhiệt thành trong việc mua máy móc, thiết bị, trong rất nhiều lần nhà máy chẳng thể vận hành được. Trong nhiều lần chạy thử, cả hệ thống luôn bị tắc nghẽn.

Trong khi đó, con số 9,000ha đay của người nông dân chỉ được nhà máy thu mua khoảng 450ha, nghĩa là chỉ bằng 5% diện tích của cả vùng với số lượng khoảng 11,000 tấn được thu mua để phục vụ sản xuất.

Nhà máy không thể vận hành nên chẳng thể cho ra được loại sản phẩm “tốt nhất Việt Nam và sánh ngang với Âu châu” nên đành mời các chuyên gia nước ngoài về cứu giúp. Các chuyên gia từ cơ khí đến công nghệ khắp nơi trên thế giới được mời về, tốn rất nhiều tiền nhưng khi nhìn vào hệ thống nhà máy họ đều lắc đầu, cho biết không còn có thể khôi phục.

Từ đó đến nay, 11,000 tấn đay nguyên liệu làm giấy bị hư hỏng, người dân vùng Đồng Tháp Mười cũng không dám nghe lời chính quyền trồng đay. Số nông dân thiệt hại do nghe lời Cộng sản phải tự gánh chịu.

Như đã thành thông lệ, “con cháu các cụ”, nhất là các công thần của chế độ sau khi thoải mái phung phí, tiêu xài tiền thuế của dân sẽ được vô can. Từ năm 2009 cho đến nay, mặc dù thất bại của nhà máy giấy là thấy rõ nhưng chẳng thấy cơ quan nào quy trách nhiệm để xử phạt ông Phan Thanh Nam. Trong khi, nhà máy giấy chỉ còn cách bán sắt thép, phế liệu nhưng vẫn không tìm ra được người để thanh lý.

Người Quan Sát

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img