Thursday, March 28, 2024

Nhà báo bị gài bẫy vì phanh phui tài sản khổng lồ của giám đốc công an

Vietnam – Ngày 26/6, Công an thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Duy Phong (32 tuổi)-Trưởng ban Bạn đọc của báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Ông Phong là người đã phanh phui ra một loại tài sản khổng lồ của Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường (em trai bà Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà) Phạm Sỹ Quý và Giám đốc công an tỉnh Yên Bái Đặng Trần Chiêu.

Sự việc được diễn tiến như sau: Giữa tháng 6/2017, trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho đăng một loạt bài viết liên quan đến quần thể biệt thự của Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường Phạm Sỹ Quý. Khu biệt thự này được xây dựng trên lô đất rừng có diện tích 13,000m2, người đứng tên là bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Quý). Lô đất này đã được ông Quý phù phép biến đất rừng thành đất thổ cư và xây nhà chỉ trong vòng thời gian rất ngắn. Ông Phạm Sỹ Quý là người bị Bộ Nội vụ chính quyền CSVN cho vào danh sách người được bổ nhiệm không đúng quy định. Người ký quyết định bổ nhiệm chính là chị ruột của ông, bà Phạm Thị Thanh Trà vào thời kỳ bà này còn là Chủ tịch tỉnh Yên Bái.

Hình ảnh vụ bắt giữ nhà báo Lê Duy Phong do công an thành phố Yên Bái cung cấp. Ảnh: NLD

Tiếp đến, báo Giáo dục Việt Nam còn cho phanh phui thêm tòa biệt phủ của Giám đốc công an tỉnh Yên Bái Đặng Trần Chiêu. Dư luận cho rằng, tất cả những tài sản nói trên có được từ việc tham nhũng mà ra.

Cả những vụ phanh phui nói trên đều được điều tra bởi phóng viên Lê Duy Phong của báo Giáo dục Việt Nam.

Được biết, tỉnh Yên Bái nằm trong danh sách bổ nhiệm người nhà làm quan mà Trung ương đảng CSVN đã liệt kê.

Ngày 22/6/2017, ông Lê Duy Phong nhận lời mời của Công-một người bạn học chung thời đại học, hiện đang là phóng viên của Đài truyền hình tỉnh Yên Bái. Người này rủ lên thành phố Yên Bái chơi. Sau đó, giữa hai người có hẹn nhau đến nhà hàng Oanh Hiển để gặp mặt. Tại đó, Công có mời thêm một doanh nhân, người trước đây đã từng làm công an nhưng đã nghỉ hưu và chuyển sang kinh doanh.

Sau khi đã uống nhiều rượu, doanh nhân liên tục nhét 50 triệu đồng vào túi quần của Lê Duy Phong. Lập tức công an thành phố Yên Bái xuất hiện và bắt giam Phong vì tội tống tiền.

Ngày 25/6/2017, 4 ngày sau khi Lê Duy Phong bị công an thành phố Yên Bái bắt giam, trên Internet xuất hiện một bản tường trình kể lại quá trình nhà báo này bị gài bẫy. Người này là cô nữ sinh đi cùng với Lê Duy Phong từ Hà Nội lên Yên Bái, có mặt tại bàn nhậu và chứng kiến quá trình gài bẫy.

Trong bản tường trình, cô nữ sinh cho biết, trong quá trình ngồi ăn uống, Công liên tục ép rượu anh Phong. Sau đó, Công còn mời doanh nhân Hoàng Trung Thực (sinh năm 1960) là người mà Lê Duy Phong chưa bao giờ gặp trước đó. Chưa hết, trong lúc ăn uống, Công liên tục đi ra ngoài để gọi điện thoại và lúc công an ập vào bắt Lê Duy Phong, Công cũng ra ngoài để gọi điện thoại.

Ông Nguyễn Tiến Bình-Tổng biên tập báo Giáo dục Việt Nam cho biết, sau khi loạt bài về tài sản khổng lồ của quan chức tỉnh Yên Bái được đăng lên, có một số người lạ mặt đã tiếp xúc và đề nghị phải gỡ bài xuống. Tuy nhiên, ông này kiên quyết từ chối.

Khi nói về bản tường trình bằng giấy viết tay xuất hiện trên Internet, chị Nguyễn Quỳnh Nga, vợ của nhà báo Lê Duy Phong xác nhận bản tường trình là của cô nữ sinh đi cùng chồng mình. Vì lý do an toàn, cô nữ sinh này không xuất hiện.

Ngay sau khi nhà báo Lê Duy Phong bị công an thành phố Yên Bái bắt, dư luận đã nghi ngờ đây là hành động trả thù vì những bài viết chống tham nhũng của anh. Làn sóng phản đối càng tăng thêm khi bản tường trình viết bằng tay của cô nữ sinh đi cùng Lê Duy Phong được đăng tải trên mạng.

Tuy nhiên, bất chấp những phản đối, công an thành phố Yên Bái vẫn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Lê Duy Phong 4 tháng để điều tra.

Trên Facebook của mình, ông Nguyễn Sỹ Dũng-phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội CSVN cho rằng, để bảo đảm tính khách quan, việc điều tra liên quan đến nhà báo bị bắt tại Yên Bái phải giao cho Bộ Công an thụ lý. Vì ông Lê Duy Phong là người đã phanh phui một loạt tài sản của quan chức Yên Bái, việc để công an thành phố này điều tra sẽ không bảo đảm được tính công minh.

Khi được hỏi về việc Yên Bái có chuyển hồ sơ vụ nhà báo tống tiền doanh nghiệp lên Bộ công an hay không, Giám đốc công an tỉnh là Đặng Trần Chiêu nói:

“Cái này bạn thông cảm, tôi không nói được trên điện thoại, hai nữa cái này nó là lĩnh vực cơ quan điều tra, tôi làm công tác quản lý chứ không làm công tác điều tra. Vụ việc này không phải ở cấp tỉnh mà đang ở cấp thành phố”.

Thiếu tướng CSVN Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái. Ảnh: Đời Sống

Được biết, ông Đặng Trần Chiêu trước đây là Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, rồi sau đó trở thành Giám đốc công an tỉnh. Chức Trưởng phòng cảnh sát giao thông phải tốn rất nhiều tiền mới có thể ngồi vào đó. Đương nhiên, chiếc ghế ấy cũng sẽ mang lại cho ông Chiêu rất nhiều tiền.

Nguoi Quan Sat

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img