Thursday, March 28, 2024

Người Mỹ tại Phi hồi hộp khi Duterte thù ghét Hoa Kỳ

Cali Today News – Dọc theo bờ Vịnh Subic có một cái quán bar do một cựu chiến binh Mỹ làm chủ. Bên trong người ta bàn tán chuyện trò. Dù người ta thấy rất nhiều chiếc mũ hay cà phê mang hình ảnh Donald Trump thế mà chủ đề chính của câu chuyện không liên quan chi đến cuộc bầu cử Mỹ sắp tới đây cả.

Người ta bàn tán xôn xao về căng thẳng giữa TT Duterte và Hoa Thịnh Đốn do Duterte hiện đang ve vãn gần với Trung Cộng. Khách hàng trong bar này phần đông là người Mỹ. Ai cũng lộ vẻ lo âu phần đông họ cư trú trong thị trấn cạnh vịnh Subic một căn cứ Hải Quân to lớn của Mỹ trước đây.

Thượng sĩ hồi hưu Thuỷ Quân Lục Chiến Jack Walker lộ vẻ ưu tư:

“Cái lo nhất là có ngày ông ta dựng đầu chúng ta dậy và đuổi hết chúng ta. Ai là người Mỹ cút khỏi thành phố. Chúng ta phải lìa bỏ bạn bè thân yêu lại phía sau mà đi thôi.”

Hơn một thế kỷ, hai nước Phi Luật Tân và Hoa Kỳ cùng có chung một lịch sử từ chính sách thực dân cho đến chiến tranh, loạn lạc. Cùng gắn bó liên hệ với nhau sâu đậm về kinh tế và viện trợ. Ba tháng lên cầm quyền của Duterte nay thay đổi toàn bộ.

Qua một loạt tuyên bố đầy hiềm khích, Duterte đã nhục mạ TT Hoa Kỳ Barack Obama và đại sứ Mỹ tại Manila khi cuộc chiến ma tuý của ông bị chỉ trích. Với cuộc chiến này ông ta đã giết hết hơn 2000 nghi phạm hút và bán ma tuý. Ông ta còn nói Obama ‘hãy cút đi’ như là cách ông ta ám chỉ cắt đứt quan hệ với Hoa Thịnh Đốn.

Sau nhiều tuần ‘chửi Mỹ’, Duterte lại nói Phi Luật Tân vẫn còn duy trì các hiệp ước và liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Những câu nói như thế càng làm cho người Mỹ và các doanh nghiệp Mỹ tại Phi Luật Tân thêm bồn chồn cho cái tương lai ‘phấp phỏng’, chẳng gì chắc chắn.

Ebb Hinchliffe, chánh văn phòng Thương Mại Mỹ có lối suy nghĩ trên. Ông ta còn cho hay:

“Mỗi lần ông ta mở miệng nói những điều không tốt về Mỹ là một lần đánh mạnh vào tâm lý trong tôi…đứng về mặt kinh doanh mà nói, thật sự nó là một điều xấu không giúp ích gì.”

Ông cho biết mấy tuần nay có ba phái đoàn đại diện cho kỹ thuật, tài chánh và các công ty chế xuất định đi Phi nay đã huỷ bỏ không đi Phi nữa.

Ít nhất có hai công ty Mỹ nay đã chuyển hướng đầu tư kinh doanh tại VN với lý do “lời nói ông tổng thống Phi này chống Mỹ dữ dằn quá”. Tuy nhiên, ông Hinhchliffe không cho biết tên công ty nào và chẳng thêm chi tiết nào khác.

Mỹ cai trị Phi từ năm 1898, thời gian Mỹ hất được sự đô hộ của Tây Ban Nha. Năm 1946, Mỹ chính thức công nhận độc lập cho Phi.

Có 4 triệu người gốc Phi luật Tân xưa sinh sống tại Hoa Kỳ, là một cộng đồng thiểu số đông nhất tại Mỹ. Hiện tại có tới 220,000 công dân Mỹ sống tại Phi đa số là cựu chiến binh. Theo Bộ Ngoại Giao Mỹ ước lượng, hàng năm có tới 650 ngàn du khách Mỹ viếng Phi.

Dựa theo thăm dò của Pew Research Centre năm ngoái, đa số người dân Phi luật Tân đều ủng hộ và là một quốc gia ủng hộ Mỹ mạnh nhất trên thế giới.

Tuy nhiên bên cạnh sự tương giao về vấn đề lịch sử, phong trào quốc gia của Phi lại luôn chống Mỹ. Thế là năm 1991 chính phủ Phi bắt Hoa Thịnh Đốn phải rời Vịnh Subic và Căn Cứ Không quân Clark gần kế cận.

Nhưng căng thẳng tranh chấp với Trung Cộng về lãnh thổ tại Biển Đông khiến Phi phải cần Mỹ để ký Thoả Ước Tăng Cường Phòng Thủ EDCA vào năm 2014. Hiệp ước này lại hứa hẹn cho Mỹ hiện diện trở lại tại Phi cùng gia tăng quân sự cùng chiến hạm và phi cơ trong lãnh vực nhân đạo và hoạt động an ninh hàng hải.

Giờ đây, Duterte lại tuyên bố cần “xem lại thoả ước” trên và quả quyết rằng Phi (một quốc gia nhận quân viện Mỹ thứ ba sau Tây Hồi (Pakistan ) và A Phú Hãn) có thể tự hành động không cần giúp đỡ của Mỹ nữa?

Thế đấy, ông ta đã lên đường kinh lý Trung Cộng vào thứ Ba hôm nay. Đại diện cho cuộc thăm viếng của quốc gia đây là chuyến công du để thay đổi đồng minh trong vùng.

Giờ thì các giới chức trong chính phủ Phi đang gắng công ‘tô vẻ’ thêm cho lời nói của Duterte”

“Tổng thống Duterte ra đi để tìm cách củng cố tinh thần độc lập tự cường cho dân tộc Phi Luật Tân. Đây không do tinh thần chống Mỹ mà do tinh thẩn dân tộc mà thành”

Khi một phóng viên Reuter ghé quán bar Dynamite dick, không khí nó ảm đạm làm sao!

Đại Tá TQLC hồi hưu có tên là Edward Pooley, ông sống tại Phi ngót 30 năm nay, tâm sự: “lời nói của Duterte làm “tim ông đau nhói’. Tuy vậy đứng về phía lâu dài, ông vẫn còn giữ niềm lạc quan về quan hệ hai nước.”

Ông lo lắng:

“Chúng tôi hoạt động từ thiện rất nhiều và người dân rất hoan nghênh chúng tôi. Đừng bỏ chúng tôi.”

Rolen Paulino, thị trưởng một thành phố 220 ngàn dân cho hay, dân thành phố ông luôn “ủng hộ MỸ” nhưng riêng ông ta thì thích lối ngoại giao của Duterte. Ông ta mong Nga và Tàu đến đây và bắt dân phải thích hợp với hai nước này?

Trái lại, đa số cộng đồng doanh nghiệp đều cho rằng lời nói của Duterte thật đáng hổ thẹn, ông ta có thể nói cho có nói chứ chẳng hề dám đem ra hành động.

Các doanh nghiệp sản xuất và gia công nhu liệu (BPO) đang hi vọng tăng thêm 9% tổng sản lượng vẫn giữ vẻ lạc quan tăng trưởng tại Phi hiện nay.

Chúng ta có thể lấy câu nói của Danilo Reyes, một quản trị viên của công ty Genpact, một công ty BPO của Mỹ lớn nhất tại Phi:

“Nói chung lại, bao lâu nay có nhiều nghi vấn về tuyên bố của Duterte, thật ra ông ta nói để nói thôi, chứ không dám hành động thực tế đâu. Bởi thế chúng tôi vẫn an tâm mở rộng kinh doanh.”

Karen Lema and Ronn Bautista/Yahoo

bản dịch Đinh Hoa Lư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img