Hồng Kông (AP) — Ngân Hàng Thế Giới đã nâng sự dự báo phát triển của các nền kinh tế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương hôm thứ Tư. Nhưng cảnh báo có những rủi ro trong sự gia tăng các luật lệ đi đôi với sự phát triển kinh tế .
Trong bản cập nhật về triển vọng kinh tế hàng năm, ngân hàng dự báo mức tăng trưởng kinh tế là 6,4% của các khu vực này trong năm nay, sau đó giảm xuống 6,2% vào năm 2018. Ngân Hàng Thế Giới cho biết họ đã điều chỉnh sự dự báo để phản ảnh sự tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế trong năm nay ở Trung Quốc – được coi là nền kinh tế lớn nhất Châu Á – trước khi suy thoái dần trong năm tới.

Trong dự báo trước đó vào tháng 4, ngân hàng cho vay tại Washington, D.C. tiên đoán tăng trưởng 6,2% vào năm 2017 và 6,1% cho năm 2018. Bản tường trình này bao gồm 15 quốc gia có cả Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Phi Luật Tân.
Trong khi triển vọng kinh tế, thương mại có phần tích cực tốt, ngân hàng này cho biết việc duy trì sự tăng trưởng có thể làm tổn hại nền thương mại thế giới với các đề xuất thay đổi của Hiệp Định Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) nhằm hạn chế, hoặc cản trở nhập khẩu. NAFTA cũng tăng sự tiếp cận thị trường Anh Quốc một cách không chắc chắn trong lúc các cuộc đàm phán của Brexit đang được tiến hành.(Brexix : sự thương thảo cho hiệp định thương mại giữa Anh và các nước trong khối Âu Châu)
Bản tường trình cho biết “Hơn nữa, sự căng thẳng địa lý chính trị trong khu vực đang gia tăng và có thể leo thang thành xung đột vũ trang, liên quan đến lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn để đáp ứng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo của quốc gia này.” Một số cường quốc trên thế giới đang thúc giục các biện pháp khắc nghiệt hơn, có thể bao gồm cả hành động quân sự, để ngăn Bình Nhưỡng phát triển năng lực hạt nhân
Ngân Hàng Thế Giới công bố: “Việc leo thang các tranh chấp này có thể gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng.”
Bản tường trình cho biết, vị thế của quan trọng của Đông Châu Á trong nguồn lưu thông hàng hải toàn cầu và sự cung ứng các ngành sản xuất có thể bị gián đoạn bởi những căng thẳng của các quốc gia trong vùng tranh chấp Biển Đông. Thêm nữa sự đe dọa vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn đang lan rộng có thể làm gián đoạn các luồng thương mại và hoạt động kinh tế. Cộng vào xu hướng các nhà đầu tư toàn cầu sẽ rút tiền trong thời khủng hoảng chính trị có thể gây áp lực lên tỷ lệ, tăng lãi suất trên thế giới. Giá hàng hóa cũng có thể tăng lên do lo sợ về sự gián đoạn nguồn cung cấp.
Ngọc Thạch (AP)