Wednesday, December 6, 2023
spot_img

Nga đề nghị thoả thuận cấm can thiệp nội bộ lẫn nhau, Mỹ từ chối

Washington (The Hill) – Với mùa tranh cử giữa kỳ năm 2018 đang đến gần, Moscow đã đưa ra đề nghị không can thiệp sâu rộng vào nội bộ lẫn nhau với Hoa Kỳ, theo các viên chức Mỹ tiết lộ với BuzzFeed News, và chính phủ Trump đã từ chối.

Nga lần đầu tiên đưa ra lời đề nghị này vào tháng 7 khi một viên chức ngoại giao hàng đầu của ông Putin đã đến Washington với một đề nghị trên tay nhằm giải quyết mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Mỹ, đó là: Nga có thể can thiệp vào bầu cử giữa kỳ 2018.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Serei Ryabkov vào ngày 17 tháng 7 vừa qua đã đến Washington, và đã có cuộc hội kiến với người đồng nhiệm Hoa Kỳ Tom Shannon – nhân vật nắm quyền lực thứ ba ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Theo ba viên chức chính phủ, trong đó có một người tham dự cuộc họp, ông Ryabkov đã chuyển cho phía Mỹ một văn kiện có đề nghị táo bạo: Một thoả thuận sâu rộng giữa Moscow và Washington, trong đó cấm chính phủ hai bên can thiệp vào chính trị nội bộ của nhau. Sau khi thẩm định văn kiện, phía Mỹ đã trả lời dứt khoát. “Chúng tôi đáp: Cám ơn rất nhiều nhưng hiện giờ chưa phải là lúc dành cho vấn đề này,”  viên chức cao cấp Ngoại giao cho BuzzFeed News hay.

Vào thời điểm đó, bầu cử giữa kỳ còn 16 tháng nữa, nhưng Washington chỉ mới bắt đầu hiểu về mức độ tham gia của Nga vào bầu cử năm 2016, trong đó có những thông điệp gây tranh cãi, và nỗ lực xâm nhập vào dữ liệu ghi danh bầu cử ở 21 tiểu bang. Các chuyên viên an ninh mạng trực tuyến đều cho rằng, Hoa Kỳ không có sự chuẩn bị chu đáo trong việc phòng vệ chống lại những nỗ lực phối hợp từ Moscow nhằm gây ảnh hưởng bầu cử Mỹ.

Viên chức Hoa Kỳ miêu tả đề nghị của Nga giống như hiệp ước được Tổng thống Franklin Roosevelt ký với Ngoại trưởng Xô Viết Nga Maxim Litvinov vào năm 1933 nhằm chấm dứt 16 năm Mỹ không công nhận Liên bang Xô Viết Nga để đổi lại cam kết không can thiệp vào chính trị Mỹ.

Photo Credit: The Hill

Theo BuzzFeed News, quyết định tránh xa đề nghị cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề. Dấu hiệu Nga can thiệp vào bầu cử ở các nước khác ngày các nhiều, như những cáo buộc ở Tây Ban Nha hay các nền dân chủ phương Tây khác. Các chuyên viên an ninh bầu cử đặc biệt quan ngại đến đánh giá của cộng đồng tình báo Mỹ hồi đầu năm rằng, can thiệp vào Mỹ do Kremlin chỉ đạo ngày càng tinh vi hơn.

Tường trình về việc bác bỏ đề nghị được loan vài tháng sau khi cộng đồng tình báo Hoa Kỳ công bố đánh giá rằng, Kremlin sẽ tiếp tục tìm cách xâm nhập và can thiệp vào các cuộc bầu cử Mỹ trong tương lai.

Tổng bí thư Trọng đang ở đâu?

Việc gạt bỏ đề nghị diễn ra chẳng bao lâu trước trước khi Quốc hội Hoa Kỳ gây áp lực buộc Tổng thống thông qua dự luật chế tài Nga, và chưa đầy hai tháng sau khi Phó Tổng trưởng Tư pháp Rod Rosenstein bổ nhiệm ông Robert Mueller làm công tố viên đặc biệt, lãnh đạo cuộc điều tra liên bang về mối quan hệ giữa các cộng sự vận động tranh cử của ông Trump và Nga trước tình hình Moscow can thiệp vào bầu cử Mỹ năm ngoái.

Hương Giang (Theo The Hill)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img